Trang chủThủ thuật
Tết Khmer 2023 vào ngày nào? Được diễn ra mấy ngày?
Tết Khmer 2023 vào ngày nào? Được diễn ra mấy ngày?

Tết Khmer 2023 vào ngày nào? Được diễn ra mấy ngày?

Tết Khmer 2023 vào ngày nào? Được diễn ra mấy ngày?

Trang Hà
Ngày đăng: 09/04/2023-Cập nhật: 10/04/2023
gg news

Thông thường ở Việt Nam, Tết nguyên đán sẽ diễn ra vào ngày 1/1 âm lịch, tuy nhiên người Khmer lại không đón Tết theo lịch chung này của cả nước. Người Khmer có Tết cổ truyền riêng của họ. Để hiểu rõ hơn về Tết Khmer năm 2023 vào ngày nào? diễn ra mấy ngày, các bạn hãy cùng Sforum tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tết Khmer là gì?

Tết Khmer (hay còn gọi là Chaul Chnam Thmay (hoặc Chôl Chnăm Thmây) là một lễ hội năm mới truyền thống của người Khmer. 'Chaul' có nghĩa là 'Vào' và 'Chnam Thmay' có nghĩa là 'Năm Mới'. Lễ hội thường diễn ra vào giữa tháng 4 và bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống và các trò chơi dân gian.

Tết Khmer là gì?

Chaul Chnam Thmay là lễ hội lớn nhất hàng năm của nhân dân Campuchia và hơn 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khmer gốc Việt. Lễ hội có những nét tương đồng với lễ hội Bunpimay của Lào, lễ hội Songkran của Thái Lan và lễ hội Thingyan của Myanmar.

Tết Khmer 2023 vào ngày nào?

Tết Khmer 2023 được tổ chức kéo dài vào ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 dương lịch. Tết Khmer 2023 dựa trên Phật lịch tiêu chuẩn, và Tết Chol Chnam Thmay 2023 theo lịch âm dương của Campuchia sẽ là năm 2567. Theo truyền thống, tết người Khmer không theo lịch âm dương của Campuchia sử dụng, mà là vào một ngày đã chọn trong lịch vạn niên, nhằm đảm bảo các lễ kỷ niệm hàng năm diễn ra vào cùng một thời điểm.

Theo tập tục tập quán, Tết người Khmer kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày. Trong khoảng thời gian đó, các công việc đều được dừng lại để mọi người có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Đây cũng là dịp con cháu ở xa trở về để sum họp cùng gia đình.

Tết khmer 2023 vào ngày nào

Tết Khmer diễn ra mấy ngày?

Theo lịch sử, Tết Khmer kéo dài 10 - 15 ngày vì đây là lễ hội lớn nhất trong năm và đánh dấu sự khởi đầu của một mùa vụ mới. Nhưng với xu hướng đơn giản hóa lễ hội, lễ hội rút xuống chỉ còn 3 ngày (không kể những ngày chuẩn bị trước đó).

Tết Khmer diễn ra mấy ngày

Ba ngày này được tính theo lịch Khmer Campuchia. Chịu ảnh hưởng của kiến thức thiên văn học từ Ấn Độ, người Khmer sử dụng hai phương pháp để tính đầu năm: “Chôl” dựa trên sự chuyển động của mặt trăng và được đánh dấu bằng 12 biểu tượng hoàng đạo trong một chu kỳ. 'Chnăm' dựa trên sự chuyển động của mặt trời. “Chôl” được tính vào tháng 4 dương lịch, còn “Chnăm” thay đổi tùy theo ngày trăng tròn hay trăng khuyết.

Đêm giao thừa

Việc đón Tết của người Khmer dựa trên sự xuất hiện của Nữ thần Mặt trăng, một trong bảy người con gái của thần Maha Prum, người đến để thay thế vị thần cũ và ban phước lành cho người dân trong năm mới.

đêm giao thừa ngày tết Khmer

A Cha, một nhà sư rất được kính trọng, thực hiện một nghi lễ trong các ngôi đền và thông báo rằng năm mới đã đến với mọi người.

Vào đêm giao thừa, lễ vật được đặt trên bàn thờ ở những nơi nổi bật nhất để chào đón các linh hồn và tổ tiên. Lễ vật thường gồm năm ngọn nến, năm nén hương, năm bát xôi, một cặp dừa, hai ly nước, hoa tươi và 11 loại trái cây khác nhau. Các thành viên trong gia đình ngồi thành kính trước bàn thờ, cúi đầu khấn vái, mong năm tới được phúc lành.

Ngày thứ nhất: Chôl Sangkran Thmây

Trong ngày đầu năm Tết Khmer hoạt động quan trọng nhất đối với người Khmer là Lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran). Mọi người chuẩn bị tắm gội, trang phục quần áo, đội cỗ lên chùa. Vào giờ tốt, lễ rước được diễn ra, bất kể sáng hay chiều.

Tết Khmer Chôl Sangkran Thmây

Đại lịch sẽ được đặt trong khay sơn son thếp vàng và khiêng kiệu đi vòng quanh chính điện 3 vòng trang trọng, vừa là chào mừng năm mới vừa là chờ điềm báo tốt hay xấu cho năm mới, tùy vào việc rước kiệu có hoàn thiện hay không, sau đó vào chính điện làm lễ và mọi người vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới.

Ý nghĩa của lễ rước đại lịch của người Khmer tương tự lễ đón giao thừa trong Tết Nguyên đán của người Việt với mục đích tiễn những điều xui xẻo trong năm cũ và cầu mong những điều mới mẻ, may mắn, tốt lành trong năm mới.

Ngày thứ hai: Wonbơf

Trong ngày thứ hai Tết Khmer (Wonbơf) diễn ra hai lễ là dâng cơm và đắp núi cát.

Tết Khmer Wonbơf

Với ngày thường, lễ dâng cơm thì các vị sư, sãi mang bình bát đi vào các phum sóc người Khmer khất thực vào buổi sáng. Còn với Tết Chol Chnam Thmay thì người Khmer trong phum sóc sẽ mang cơm đến tận chùa dâng cho các vị sư sãi và nghe tụng niệm kinh Phật.

Tết Khmer diễn ra mấy ngày

Lễ đắp núi cát được tổ chức vào chiều ngày thứ hai của Tết người Khmer, nhằm bày tỏ công sức, lòng thành của những người tham gia đắp núi cát. Mỗi hạt cát được đắp lên thành núi sẽ giúp giải thoát được một kẻ có tội ở trần gian. Chính vì vậy, người Khmer rất nhiệt tình đắp núi cát, cầu mong Đức Phật ban phước lành.

Hiện nay, việc đắp núi cát chỉ được tổ chức trong thời điểm chùa đang xây dựng, cát được người dân mang đến sẽ dùng vào việc xây dựng chùa. Cũng có những chùa thay núi cát thành đắp núi gạo, núi lúa. Số lúa gạo được dùng để cung cấp lương thực cho các sư sãi hoặc dân nghèo.

Ngày thứ ba: Lơng Săk

Vào ngày thứ ba của Tết Khmer, người dân Khmer tham gia Lễ tắm tượng Phật và Lễ cầu siêu.

Tết Khmer Lơng Săk

Vào buổi chiều lễ tắm tượng Phật được diễn ra. Phật được đặt vào thau lớn có hoa tươi, các vị sư sãi dùng cành hoa nhúng vào nước thơm để tắm tượng Phật. Khi làm lễ tắm tượng Phật ở chùa xong, về đến nhà, người Khmer tiếp tục tiến hành lễ tắm tượng Phật ở gia đình. Mục đích của nghi lễ này là bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật, rửa trôi những điều không may trong năm cũ và đón điều may mắn trong năm mới.

Tết Khmer Lơng Săk

Sau khi tiến hành xong lễ tắm tượng Phật, tắm sư sãi, người dân tập trung cùng các vị Acha tại khu vực tháp đựng hài cốt để cầu siêu cho linh hồn cho các nhà sư và người thân của mình được siêu thoát. Đây cũng chính là nghi lễ cuối cùng kết thúc Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer.

Một số bài nhạc cho ngày Tết Khmer

Nhạc Tết Khmer

Tết Chol Chnam Thmay là Tết cổ truyền của người dân Khmer, nên làm đặc sắc hơn văn hoá của dân tộc mình, người dân Khmer cũng có nhiều các bài hát thể hiện được văn hóa riêng của mình. Cùng Sforum điểm qua một số các bài nhạc Tết Khmer và link nghe nhạc nhé.

  • Pen Pchum Pen: https://www.youtube.com/watch?v=y_EF-bpV6fY
  • Rom Vong: link nghe nhạc hiện đang cập nhật
  • Pak Pong Vong: link nghe nhạc hiện đang cập nhật
  • Peut peut: https://www.youtube.com/watch?v=tqwBKSoEYao
  • Cari Mama Muda: https://www.youtube.com/watch?v=-4MbXQ_8Gm0
  • Rodov Pleang Tleak: https://www.youtube.com/watch?v=mq_4E_DRbEs
  • Roam chhnam tiet me daoy tha n nue thang: https://www.youtube.com/watch?v=ejLoD0pZP18
  • Luok Ko Yun: https://www.youtube.com/watch?v=KN69120bhbc
  • Thomeet: https://www.youtube.com/watch?v=6EuqvIxr2yQ
  • Chhb troam: https://www.youtube.com/watch?v=Z4UwBsYnPOs
  • Kroma Khmer: https://open.spotify.com/track/5qsoyK6eT47U2F4ISn5PkC
  • Somros Neary Khmer - Meng Keo Pichenda: https://www.youtube.com/watch?v=sbGMCE9YA8w

Sforum hy vọng, với những thông tin được chia sẻ về Tết khmer vào ngày nào? diễn ra trong mấy ngày? sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa Tết Khmer, cũng như nét văn hoá của người dân tộc Khmer. Các bạn hãy tiếp tục ủng hộ và theo dõi trong bài viết tiếp theo để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.

5/5
(0 lượt đánh giá)

Tôi là Huyền Trang, chuyên viên Marketing sáng tạo xây dựng ý tưởng. Chịu trách nhiệm chính tạo ra những bài viết phù hợp, thiết thực nhất hữu ích cho người dùng. Với sứ mệnh cải thiện mang đến những giá trị tốt nhất đến với người dùng, tôi và Sforum đang nỗ lực cải tiến và phát triển nội dung được chọn lọc nhất để tạo hành trình trải nghiệm và hướng lối người dùng tới những thông tin bổ ích nhất. Hãy follow tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin và được giải đáp chi tiết tận tình nhé.