Trang chủThủ thuậtTrending
Tết Trung thu Hàn Quốc: Nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục
Tết Trung thu Hàn Quốc: Nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục

Tết Trung thu Hàn Quốc: Nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục

Tết Trung thu Hàn Quốc: Nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục

Gia Uy, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Gia Uy
Ngày đăng: 27/07/2024-Cập nhật: 07/08/2024
gg news

Tết Trung thu Hàn Quốc hay còn gọi là Chuseok là một trong những ngày lễ đặc biệt của quốc gia này. Vậy tết Trung thu của người Hàn Quốc có ý nghĩa như thế nào? Cùng Sforum tìm hiểu về nguồn gốc và những phong tục của tết Trung thu - lễ Chuseok ở Hàn Quốc nhé!

Đôi nét về Tết Trung thu Hàn Quốc

Tết Trung thu Hàn Quốc, được gọi là Chuseok, là một trong những dịp lễ quan trọng nhất tại xứ sở kim chi. Tết Trung thu ở Hàn Quốc diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, thường kéo dài trong ba ngày, bao gồm ngày trước và ngày sau chính lễ. Chuseok không chỉ mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc mà còn là dịp để mọi người nghỉ ngơi và tận hưởng bầu không khí đoàn viên, sum vầy.

Xem thêm: Tết Trung Thu 2024 có được nghỉ không? Vào ngày mấy?

Đôi nét về Tết Trung thu Hàn Quốc

Nguồn gốc Tết Trung thu Hàn Quốc

Tết Trung thu của người Hàn Quốc có nguồn gốc từ thời kỳ cổ đại và liên quan mật thiết đến nền văn hóa nông nghiệp của người Hàn. Một số giả thuyết cho rằng Chuseok bắt nguồn từ lễ hội Gabae trong thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên (Goguryeo, Baekje và Silla).

Theo truyền thuyết, Vua Yuri của triều đại Silla đã tổ chức một cuộc thi dệt vải kéo dài suốt một tháng, và ngày 15 tháng 8 âm lịch được chọn làm ngày công bố kết quả. Đội thua cuộc sẽ phải chuẩn bị tiệc tùng và các trò chơi giải trí cho đội chiến thắng. Từ đó, Chuseok trở thành ngày lễ kỷ niệm mùa màng bội thu và tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên.

Xem thêm: Tết Trung thu có ở những nước nào, khác Việt Nam ra sao?

Nguồn gốc Tết Trung thu Hàn Quốc
Chuseok có liên quan mật thiết đến văn hóa nông nghiệp

Ngoài ra, tết Trung thu Hàn Quốc còn được cho là có nguồn gốc từ các nghi lễ và lễ hội tôn vinh mặt trăng và tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn với những gì thiên nhiên và tổ tiên đã ban tặng. Đây là dịp để người dân Hàn Quốc cầu nguyện cho mùa màng tươi tốt, gia đình ấm no và hòa thuận.

Ý nghĩa Tết Trung thu Hàn Quốc

Tết Trung thu của Hàn Quốc mang nhiều ý nghĩa sâu sắc cả về tinh thần và văn hóa đối với người dân xứ sở kim chi. Những ý nghĩa chính của lễ hội đặc biệt này có thể kể đến:

  • Bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên thông qua những mâm cỗ đầy đủ các món ăn truyền thống.
  • Ăn mừng một mùa màng bội thu, cầu mong cho sự sung túc và thịnh vượng trong năm tới. 
  • Thời điểm các thành viên trong gia đình tụ họp, sum vầy và tận hưởng những khoảnh khắc bên nhau trong ngày tết Trung thu Hàn Quốc

Ý nghĩa Tết Trung thu Hàn Quốc

Những phong tục trong lễ Chuseok ở Hàn Quốc

Các phong tục này đều nhấn mạnh sự tôn kính đối với tổ tiên, sự đoàn tụ gia đình và lòng biết ơn đối với những gì đã được ban tặng. Lễ Chuseok ở Hàn Quốc không chỉ là dịp để mọi người cùng nhau sum họp mà còn là thời gian để gắn kết và làm mới lại các mối quan hệ gia đình.

Charye

Charye là nghi lễ cúng tổ tiên trong gia đình. Vào buổi sáng ngày tết Trung thu Hàn Quốc, các thành viên trong gia đình sẽ tập trung lại để chuẩn bị mâm cúng. Mâm cúng thường bao gồm các món ăn truyền thống như bánh songpyeon, các loại hoa quả, rượu và các món ăn được chế biến từ mùa màng thu hoạch. Sau khi chuẩn bị xong, họ sẽ tiến hành cúng tổ tiên, bày tỏ lòng biết ơn và cầu nguyện cho sự bình an và thịnh vượng.

Beolcho và Seongmyo

Một trong những phong tục trong lễ Chuseok ở Hàn Quốc thường làm đó là Beolcho và Seongmyo. Trong ngày lễ này, Beolcho và Seongmyo thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên.

  • Beolcho: Đây là hoạt động làm sạch và tỉa cỏ quanh mộ tổ tiên. Trước lễ Chuseok, các gia đình thường sẽ đi đến nghĩa trang để chăm sóc mộ phần của tổ tiên, thể hiện sự tôn kính và biết ơn đối với những người đã khuất.
  • Seongmyo: Đây là nghi lễ viếng mộ tổ tiên. Trong dịp Chuseok, các gia đình sẽ đến mộ tổ tiên để thắp hương, cúng bái và bày tỏ lòng tôn kính.
Beolcho và Seongmyo - Tết Trung thu Hàn Quốc
Beolcho và Seongmyo thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên

Chúc Tết và tặng quà

Trong dịp Chuseok, người Hàn Quốc thường trao đổi các món quà Trung thu như một cách để bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng. Các món quà phổ biến bao gồm hoa quả, rượu, bánh kẹo, thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Việc tặng quà không chỉ diễn ra giữa các thành viên trong gia đình mà còn giữa bạn bè, đồng nghiệp và đối tác kinh doanh.

Ngoài những món quà truyền thống, các thiết bị smarthome hiện đại cũng đang trở thành lựa chọn phổ biến. Dưới đây là một số thiết bị smarthome được nhiều người quan tâm:

[Product_Listing categoryid="845" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/nha-thong-minh.html" title="Danh sách các thiết bị Smarthome đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Những hoạt động vui chơi ngày Tết Chuseok

Tết Trung thu của Hàn Quốc không chỉ là dịp để cúng bái tổ tiên mà còn là thời gian để vui chơi và tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống, tạo không khí vui tươi, náo nhiệt. Dưới đây là những hoạt động vui chơi dịp Trung thu phổ biến:

Múa Ganggangsullae

Ganggangsullae là một điệu múa truyền thống của phụ nữ, thường được biểu diễn vào đêm tết Trung thu Hàn Quốc dưới ánh trăng. Phụ nữ mặc hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) nắm tay nhau, tạo thành vòng tròn và múa hát. Điệu múa này không chỉ là một hoạt động vui chơi thể hiện hình ảnh Tết trung thu ấn tượng mà còn mang ý nghĩa cầu mong mùa màng bội thu và thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa mọi người.

Múa Ganggangsullae - Tết Trung thu Hàn Quốc
Điệu múa truyền thống trong ngày lễ Chuseok

Juldarigi

Juldarigi là trò chơi kéo co truyền thống, thường được tổ chức trong các lễ hội và dịp tết Trung thu Hàn Quốc. Người tham gia sẽ chia thành hai đội, nắm chặt sợi dây thừng và cố gắng kéo đội kia qua một ranh giới xác định. Trò chơi này không chỉ mang lại niềm vui và sự phấn khích mà còn thể hiện tinh thần đồng đội và sức mạnh cộng đồng.

Trò đấu vật

Đấu vật Hàn Quốc, còn gọi là ssireum, là một môn thể thao truyền thống phổ biến trong các lễ hội, bao gồm cả Chuseok. Các đấu thủ sẽ quấn quanh eo một sợi dây thừng và cố gắng hạ gục đối thủ bằng cách kéo, đẩy và dùng kỹ thuật để làm đối thủ chạm đất. Người chiến thắng trong các cuộc đấu vật thường được trao giải thưởng như gạo, gia súc hoặc các sản phẩm nông nghiệp khác, tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng.

Món ăn truyền thống trong Tết Trung thu Hàn Quốc

Trong Tết Trung thu Hàn Quốc, hay còn gọi là lễ Chuseok, có nhiều món ăn truyền thống đặc trưng được chuẩn bị để thưởng thức và cúng tổ tiên. Các món ăn này không chỉ là những đặc sản ngon miệng mà còn mang đậm nét văn hóa và truyền thống.

Songpyeon

Songpyeon là loại bánh gạo hình bán nguyệt, nhân đậu đỏ, vừng, hoặc hạt dẻ. Bánh được hấp chín cùng với lá thông để tạo mùi thơm đặc trưng. Songpyeon tượng trưng cho sự sung túc và phồn thịnh trong ngày tết Trung thu của Hàn Quốc.

Hangwa

Hangwa là các loại bánh kẹo truyền thống trong ngày tết Trung thu ở Hàn Quốc, thường được làm từ gạo, mật ong, dầu mè và các loại nguyên liệu tự nhiên khác. Các loại hangwa phổ biến bao gồm yakgwa (bánh gừng), dasik (bánh kẹo làm từ bột gạo và mật ong), và yugwa (bánh gạo chiên giòn).

Hangwa - Tết Trung thu Hàn Quốc
Hangwa là một loại bánh kẹo truyền thống của Hàn

Jeon - Bánh kếp

Jeon là loại bánh kếp mặn được làm từ bột mì hoặc bột gạo, trộn với các loại nguyên liệu như hải sản, thịt, rau củ, và trứng. Một số loại jeon phổ biến trong tết Trung thu của Hàn Quốc là haemul pajeon (bánh kếp hải sản và hành lá) và kimchi jeon (bánh kếp kim chi).

Japchae - Miến xào

Japchae là món miến xào với rau củ, thịt bò, nấm và gia vị. Miến được làm từ bột khoai lang, tạo nên độ dai và giòn đặc trưng. Japchae thường được dùng làm món ăn phụ trong các bữa tiệc và lễ hội.

Baekju - Rượu trắng

Baekju là loại rượu trắng truyền thống của Hàn Quốc, thường được dùng trong các dịp lễ lớn như Chuseok. Rượu có hương vị nhẹ nhàng và thường được uống kèm với các món ăn truyền thống.

Bulgogi - Thịt nướng

Bulgogi là món thịt bò nướng ướp gia vị ngọt, làm từ nước tương, đường, dầu mè, tỏi, và hành. Thịt được nướng chín và thường được ăn kèm với rau sống, tỏi và kimchi. Đây cũng là một trong những món truyền thống trong tết Trung thu của Hàn Quốc.

Bulgogi - Thịt nướng - Tết Trung thu Hàn Quốc

Canh khoai sọ (khoai môn)

Canh khoai sọ là một món canh truyền thống được nấu từ khoai sọ (khoai môn), thịt bò hoặc thịt lợn, và rau củ. Canh có hương vị đậm đà và giàu dinh dưỡng, thường được dùng trong các bữa ăn gia đình trong dịp lễ, đặc biệt là tết Trung thu ở Hàn Quốc.

Lê Hàn Quốc có vị ngọt và mọng nước, thường được sử dụng trong các món tráng miệng hoặc cúng tổ tiên. Lê thường được gọt vỏ và cắt lát để bày lên mâm cúng hoặc dùng làm món ăn nhẹ sau bữa ăn chính trong ngày tết Trung thu Hàn Quốc

Những câu chúc Tết Trung thu ở Hàn Quốc

Bên cạnh những món ăn truyền thống, người dân còn trao nhau những lời chúc trong ngày tết Trung thu Hàn Quốc. Dưới đây là một số câu chúc Tết Trung thu phổ biến ở Hàn Quốc mà bạn có thể sử dụng để chúc mừng người thân, bạn bè, hoặc đồng nghiệp trong dịp lễ Chuseok:

  1. Haengboki gadeukhan Chuseok doeseyo! - Chúc bạn có một Tết Trung thu tràn đầy hạnh phúc!
  2. Pungyoropgo jeulgeoun Hangawi doeseyo! - Chúc bạn có một mùa Trung thu đầy đủ và vui vẻ!
  3. Chuseok jal bonaesigo gajokgwa hamkke haengbokhan sigan bonaeseyo! - Chúc bạn đón Tết Trung thu vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình!
  4. Boreumdalcheoreom pungsonghan Hangawi bonaeseyo! - Chúc bạn có một mùa Trung thu đầy đủ như trăng rằm!
  5. Geonganghago haengbokhan Chuseok bonaeseyo! - Chúc bạn có một Tết Trung thu mạnh khỏe và hạnh phúc!

Những câu chúc Tết Trung thu ở Hàn Quốc

Câu hỏi thường gặp

Ngoài những câu hỏi liên quan đến nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục trong ngày tết Trung thu Hàn Quốc, còn nhiều những thắc mắc khác liên quan đến ngày lễ này. Cùng tìm hiểu thêm những câu hỏi thường gặp liên quan đến ngày lễ Chuseok ở Hàn Quốc nhé

Tết Trung thu ở Hàn Quốc nghỉ mấy ngày?

Người Hàn Quốc thường được nghỉ 3 ngày trong dịp Tết Trung thu, bao gồm ngày trước Tết, ngày Tết và ngày sau Tết. Đôi khi, nếu các ngày nghỉ rơi vào cuối tuần, thời gian nghỉ có thể được kéo dài hơn.

Tết Trung thu Hàn Quốc mặc trang phục gì?

Trong dịp Tết Trung thu, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok để cúng bái tổ tiên và tham gia các hoạt động lễ hội. Hanbok thể hiện nét đẹp văn hóa và sự tôn trọng đối với truyền thống dân tộc.

Tết Trung thu Hàn Quốc mặc trang phục gì?
Người Hàn sẽ mặc hanbok trong dịp lễ nay

Hy vọng bài viết trên của Sforum đã giúp bạn hiểu thêm về Chuseok hay tết Trung thu Hàn Quốc. Bên cạnh đó, tết Trung thu của người Hàn Quốc cũng là cách để người dân bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên, đoàn tụ gia đình và chia sẻ niềm vui. Chính những giá trị tinh này đã giúp cho tết Trung thu - lễ Chuseok ở Hàn Quốc trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân đất nước này.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Bình luận (0)

sforum facebook group logo