Trang chủThị trường
Thị trường smartphone quý 2 toàn cầu lao dốc không phanh, Apple và Samsung vẫn lội ngược dòng
Thị trường smartphone quý 2 toàn cầu lao dốc không phanh, Apple và Samsung vẫn lội ngược dòng

Thị trường smartphone quý 2 toàn cầu lao dốc không phanh, Apple và Samsung vẫn lội ngược dòng

Thị trường smartphone quý 2 toàn cầu lao dốc không phanh, Apple và Samsung vẫn lội ngược dòng

Huỳnh Minh, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Huỳnh Minh
Ngày cập nhật: 09/08/2022
gg news
Do tác động của nhiều yếu tố khách quan, thị trường di động toàn cầu Quý 2/2022 chứng kiến sự sụt giảm đáng kể.

Theo báo cáo của Canalys, doanh số bán điện thoại thông minh đã sụt giảm mạnh trong quý 2. Tổng số lượng bán ra trên toàn cầu chỉ còn khoảng 287 triệu chiếc, giảm 9% so với con số khoảng 316 triệu chiếc của cùng kỳ năm ngoái. Xét về mặt doanh số bán hàng, Samsung vẫn là công ty dẫn đầu, còn Apple đã giành lại vị trí thứ hai từ tay Xiaomi. Trongkhi đó, các công ty Trung Quốc đang phải vật lộn để đối phó với việc nhu cầu ngày càng suy giảm từ phía người tiêu dùng.

Samsung và Apple đã ghi nhận những cải thiện nhỏ về thị phần và doanh số. Doanh số bán hàng của Samsung vào Quý 2 đạt 61.8 triệu chiếc, tăng 6% so với 58 triệu chiếc vào cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, đại diện đến từ Hàn Quốc đang chiếm 21% thị phần smartphone toàn thế giới.

Apple thậm chí còn làm tốt hơn, khi doanh số bán hàng của họ tăng 8%, chiếm 17% thị phần trên toàn thế giới. Nếu như vào Quý 2 năm 2021, Apple bán được 45.7 triệu chiếc thì sang cùng kỳ năm 2022 họ đã tăng doanh số của mình lên 49.5 triệu chiếc. Dường như những tác động của nền kinh tế ít có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của “nhà táo”.

Những thành quả đáng mừng này của hai nhà sản xuất dẫn đầu một phần là nhờ vào những dòng sản phẩm mới ra mắt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Có lẽ, hai gã khổng lồ này đang đi khá đúng hướng cho định hướng phát triển dài hạn của mình.

Tuy nhiên, chính các nhà sản xuất tới từ Trung Quốc mới là tác nhân chính kéo toàn bộ thị trường chìm trong sắc đỏ. Quý 2 năm 2022 đã chứng kiến sự sụt giảm về doanh số đến kỷ lục của các thương hiệu điện thoại Trung Quốc. Có lẽ, đây là thời điểm chúng ta chứng kiến sự đi xuống của thị trường điện thoại giá rẻ Trung Quốc mạnh mẽ nhất sau những ngày tháng bứt phá, giành giật thị trường của những “ông lớn”.

Thê thảm nhất là Xiaomi khi doanh số bán hàng của công ty giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo sau đó là OPPOVIVO với các mức suy giảm lần lượt là 22% và 19%. Theo đó, Xiaomi vào Quý 2 năm 2022 bán được 39.6 triệu sản phẩm, so với 52.8 triệu sản phẩm vào Quý 2 năm 2021.

Nguyên nhân được cho là do Trung Quốc đã có một số đợt phong tỏa trong quý do chính sách zero-covid của chính phủ. Điều này đã làm gián đoạn thị trường điện thoại thông minh của nước này và làm tổn hại đến doanh số của các thương hiệu trong nước, vốn chiếm thị phần lớn trong số đó.

Và thật dễ hiểu khi thị phần của những thương hiệu đến từ Trung Quốc giảm mạnh, thì miếng bánh sẽ được chia cho những “ông lớn” còn lại. Đó là Samsung và Apple, những thương hiệu vẫn luôn nằm top đầu, với các sản phẩm cao cấp và chất lượng cũng như việc tạo lập một thương hiệu tốt nhất.

Tuy nhiên, nhìn chung các thương hiệu đến từ Trung Quốc vẫn đang nắm phần lớn thị phần trên thị trường smartphone toàn thế giới. Tổng thị phần của Xiaomi, OPPO, VIVO là 33%, tức 1 phần 3 toàn thị trường. Những chiếc điện thoại giá rẻ đến từ Trung Quốc vẫn luôn có chỗ đứng trong phân khúc của mình.

Bên cạnh khó khăn về mặt đầu ra sản phẩm, các hãng sản xuất điện thoại nói riêng và ngành sản xuất trên toàn thế giới nói chung trong thời gian vừa qua còn đối mặt với vô vàn những khó khăn khác. Đó là hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới khi Covid-19 trở thành đại dịch trên toàn thế giới. Chúng ta đã thấy các lô hàng nguyên liệu sản xuất chất kho khi các nhà máy không thể vận hành, hệ thống vận chuyển có thời điểm gần như hoàn toàn tê liệt.

Trung Quốc - công xưởng của thế giới, chứng kiến cảnh các thành phố bị phong tỏa, công nhân không thể tới nhà máy để làm việc. Hoặc khi các nhà máy bắt đầu mở cửa trở lại thì không đủ linh kiện, nhân lực,cũng như bị áp lực tài chính ở thời kỳ hậu đại dịch.

Ở thời điểm hiện tại, có thể nói thời gian khó khăn nhất của đại dịch đã qua đi. Khắp nơi trên thế giới người ta đang bắt đầu cuộc sống “bình thường mới”. Các chuỗi cung ứng toàn cầu đang được khởi động trở lại và tập thích ứng với những thảm họa tương tự. Có lẽ, những thảm họa tương tự như Covid-19 trong tương lai sẽ không thể ảnh hưởng quá lớn đến cách nền sản xuất thế giới vận hành như chúng ta đã từng chứng kiến.

Các nhà phân tích dự đoán rằng việc thiếu hụt chuỗi cung ứng sẽ không còn là vấn đề cấp bách đối với toàn bộ ngành sản xuất điện thoại smartphone. Nguyên nhân là các đơn đặt hàng linh kiện đang có dấu hiệu suy giảm. Thay vào đó, các nhà sản xuất đang lo ngại về tình trạng dư nguồn cung.

Tình hình trên cả thị trường linh kiện và thị trường tiêu thụ đang đòi hỏi nhiều động thái hơn từ các công ty để thích ứng và lập kế hoạch cho phù hợp. Đó có thể là các biện pháp như tiết kiệm thêm chi phí sản xuất và cho ra mắt các sản phẩm có khả năng cạnh tranh có trong nửa cuối năm.

Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất về tình hình ở Ukraine và Đài Loan rất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Dành cho những ai ít quan tâm, Đài Loan là nơi đặt trụ sở của nhà máy TSMC - một trong những nhà máy sản xuất chip bán dẫn hàng đầu trên thế giới. Việc căng thẳng về chính trị - quân sự ở khu vực này có thể kéo theo những tác động tiêu cực đến thị trường chip bán dẫn và do đó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thị trường công nghệ nói chung và thị trường smartphone nói riêng.

Có lẽ, chưa bao giờ chúng ta cảm nhận thấy các yếu tố địa chính trị trên toàn thế giới tác động mạnh đến cuộc sống như thời gian này. Từ xăng dầu đến các mặt hàng gia dụng tăng giá, mỗi người trong chúng ta cần phải suy nghĩ tính toán nhiều hơn trong chi tiêu. Có lẽ, việc đầu tư cho một chiếc điện thoại mới lúc này với nhiều người không còn là ưu tiên trong ngắn hạn khi chiếc smartphone trong tay vẫn đang đáp ứng tốt những nhu cầu cơ bản hàng ngày.

Dự báo cho nửa cuối năm 2022, nhu cầu thị trường vẫn còn chưa thật sự mạnh, mặc dù sắp tới là mùa ra mắt sản phẩm mới theo thường niên từ các nhà sản xuất. Một số lý do có thể kể tới là điều kiện kinh doanh đầy thách thức khi đồng đô la Mỹ tăng giá, các vấn đề địa chính trị trên toàn thế giới và lạm phát cao trên toàn thế giới.

Hi vọng rằng, với tình hình kinh tế nói chung và thị trường smartphone nói riêng ảm đạm như hiện nay, các chính phủ sẽ có động thái đáng kể nào đó để kích cầu và cứu vớt các công ty của mình khỏi sự suy thoái sâu. Bởi suy cho cùng, đầu tư cho phát triển công nghệ luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trong thời đại công nghiệp 4.0.

Thị trường smartphone, không nằm ngoài hơi thở chung của nền kinh tế thế giới - nơi đang phải đối mặt với cơn khủng hoảng do tác động của nhiều yếu tố khách quan. Vào thời điểm nhạy cảm này, cả người dùng và nhà sản xuất đều sẽ phải có những nước đi thận trọng trong việc đầu tư và chi tiêu của mình. Ở phía góc độ người tiêu dùng, chúng ta trông đợi điều gì? Chúng ta có quyền mong đợi về sự ra mắt của những sản phẩm không quá dư thừa về tính năng và phù hợp với túi tiền trong thời bão giá.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Hướng tới những bài viết tối giản, xúc tích và chất lượng để dễ tiếp cận độc giả

Bình luận (0)

sforum facebook group logo