Trang chủThủ thuậtMáy tính - Laptop - Tablet
Tìm hiểu mạng máy tính là gì và những hiểu biết cơ bản về mạng máy tính
Tìm hiểu mạng máy tính là gì và những hiểu biết cơ bản về mạng máy tính

Tìm hiểu mạng máy tính là gì và những hiểu biết cơ bản về mạng máy tính

Tìm hiểu mạng máy tính là gì và những hiểu biết cơ bản về mạng máy tính

Hoàng Thư, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Hoàng Thư
Ngày đăng: 21/01/2025-Cập nhật: 21/01/2025
gg news

Cùng với sự phát triển của công nghệ, chuyển đổi số đang là một xu hướng cho tất cả các hoạt động từ kinh doanh đến giáo dục, giải trí. Để thực hiện được điều đó, một hệ thống mạng máy tính là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giải thích chi tiết hơn về các thông tin cơ bản của mạng máy tính. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính (tối thiểu là 2 máy tính trong cùng một hệ thống) được kết nối với nhau qua các đường truyền vật lý theo một cấu trúc nhất định.

Chức năng của mạng máy tính là giúp các hoạt động trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên giữa các máy tính trong hệ thống dễ dàng hơn mà không cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ bên ngoài như: USB, thẻ nhớ, đĩa CD...

Tìm hiểu khái niệm mạng máy tính

Để hiểu hơn về cách hoạt động của mạng một cách chi tiết với nhiều thông số kỹ thuật, bạn có thể truy cập vào các website chuyên ngành về máy tính, mạng 5G. Hiện nay chỉ với một chiếc smartphone bạn có thể học hỏi rất nhiều điều. Mua ngay các dòng điện thoại đang có giá “tốt” sau: 

[Product_Listing categoryid="606" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile/realme.html" title="Các dòng điện thoại Realme đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Các thành phần của mạng máy tính gồm:

Một hệ thống mạng máy tính hoàn chỉnh sẽ bao gồm những phần sau: Các thiết bị đầu cuối, môi trường truyền dẫn, thiết bị kết nối vật lý và phần mềm kết nối.

  • Các thiết bị đầu cuối: Máy tính, điện thoại, máy in, máy quét, máy ảnh... đều là các thiết bị đầu cuối trong hệ thống mạng máy tính. Những thiết bị này sẽ được kết nối với nhau qua các thiết bị kết nối hoặc môi trường truyền dẫn.
  • Môi trường truyền dẫn: Đây là những thiết bị kết nối không dây ví dụ: bộ phát sóng, bộ truyền tín hiệu, sóng điện từ... được dùng để trao đổi dữ liệu.
  • Thiết bị kết nối vật lý là những thiết bị như dây nối, modun, switch... được kết nối trực tiếp từ thiết bị đầu cuối này sang thiết bị đầu cuối khác.
  • Phần mềm kết nối: Tương tự như môi trường truyền dẫn thì phần mềm kết nối là những chương trình, ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị đầu cuối và có chức năng chia sẻ dữ liệu qua các đường truyền không dây.

Các thành phần của mạng máy tính

Lợi ích của mạng máy tính

Mạng đóng vai trò cốt lõi trong việc kết nối con người, thiết bị và dữ liệu, giúp thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện đại. Vậy lợi ích của kết nối mạng máy tính diện rộng cơ bản?

  • Kết nối nhanh chóng: Nhờ mạng, chúng ta có thể chia sẻ dữ liệu, thông tin hoặc liên lạc với nhau chỉ trong vài giây.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Thay vì trao đổi thông tin trực tiếp, mạng máy tính diện rộng giúp giảm thiểu thời gian và chi phí bằng cách sử dụng email, hội nghị trực tuyến hoặc chia sẻ tập tin.
  • Tăng cường hiệu suất làm việc: Mạng giúp tự động hóa nhiều quy trình, hỗ trợ làm việc nhóm và lưu trữ dữ liệu tập trung.

Cách thức hoạt động của mạng máy tính

Mạng hoạt động dựa trên việc truyền tải dữ liệu từ một thiết bị (máy gửi) đến thiết bị khác (máy nhận) thông qua các giao thức mạng. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng trong cơ chế hoạt động của mạng:

Mạng máy tính được cấu tạo từ ba nhóm chính:

  • Máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị thông minh khác là thiết bị đầu cuối cần có để tạo nên hệ thống mạng. Thiết bị trung gian: Router, switch là những yếu tố quan trọng giúp quản lý và phân phối dữ liệu trong mạng.
  • Để truyền tải thông tin ta cần đường truyền: Sử dụng dây cáp hoặc sóng vô tuyến Đảm bảo dữ liệu được truyền đi chính xác và an toàn với TCP/IP.
  • Quy trình truyền dữ liệu: Dữ liệu được chia thành các gói nhỏ, truyền qua mạng và được tái hợp tại điểm đến.

Phân biệt các loại mạng máy tính hiện nay

Có 4 loại mạng máy tính phổ biến hiện nay đó là: LAN, MAN, WAN và PAN. Sau đây, chúng mình sẽ chia sẻ cụ thể từng loại mạng.

LAN

Mạng LAN hay còn gọi là mạng cục bộ là hệ thống gồm hai hoặc nhiều máy tính kết nối với nhau nhưng trong phạm vi hẹp như nhà, công ty, trường học, xí nghiệp.... Ta có thể kết nối các máy tính với nhau trong mạng bằng dây nối hoặc sử dụng cổng kết nối không dây.

Mạng máy tính LAN

MAN

Cũng như mạng LAN, mạng MAN cũng cho phép kết nối và chia sẻ máy tính từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, mạng MAN được áp dụng trên phạm vi rộng hơn như một địa phương, một thành phố... Ta có thể hiểu hệ thống mạng MAN bao gồm hai hoặc nhiều hệ thống mạng LAN gộp lại.

Mạng máy tính MAN

WAN

WAN hiện nay là hệ thống mạng lớn nhất được sử dụng cho việc kết nối mạng máy tính toàn cầu. Phạm vi mạng WAN thường là một quốc gia hoặc một châu lục, thậm chí là toàn cầu (mạng Internet là mạng WAN lớn nhất hiện nay).

Mạng máy tính WAN

GAN

Tương tự mạng WAN, mạng GAN cũng là mạng chia sẻ máy tính giữa các châu lục với nhau. Hệ thống mạng GAN được vận hành nhờ sự chia sẻ bởi vệ tinh toàn cầu hoặc viễn thông.

Trên đây là 4 loại mạng phổ biến được chia theo phạm vi sử dụng. Ngoài 4 loại mạng trên thì còn có nhiều phân loại mạng máy tính khác như: Intranet, Extranet, Internet...

Mạng máy tính GAN

Các mô hình mạng máy tính phổ biến nhất

Sau khi hiểu lợi ích của kết nối mạng diện rộng cơ bản, cách thức vận hành cũng như xu hướng, bạn nên biết về mô hình phổ biến của chúng. Mỗi mô hình mạng phục vụ cho những đối tượng khác nhau với đặc điểm riêng biệt:

Mạng hình sao

Mạng hình sao là mô hình mà các thiết bị đầu cuối (máy tính, máy in) được kết nối trực tiếp với một thiết bị trung tâm, thường là switch hoặc router. Kết nối mạng máy tính theo mô hình này có ưu điểm lớn ở khả năng quản lý dễ dàng: Nếu một thiết bị hoặc kết nối bị lỗi, các thiết bị khác trong mạng vẫn hoạt động bình thường. 

Mạng tuyến tính

Mạng tuyến tính, hay còn gọi là mạng đường thẳng, sử dụng một cáp chính làm xương sống để kết nối tất cả các thiết bị trong mạng. Dữ liệu sẽ được truyền qua từng thiết bị theo trình tự cho đến khi đến đích. Điểm mạnh của mô hình này nằm ở chi phí thấp và cấu trúc đơn giản, dễ dàng triển khai. Mô hình này thường được áp dụng trong các hệ thống mạng nhỏ, khác với mạng máy tính diện rộng và không đòi hỏi nhiều sự phức tạp.

Mạng hình vòng

Ưu điểm nổi bật của mạng hình vòng là khả năng truyền dữ liệu hiệu quả và không cần thiết bị trung tâm. Ví dụ, trong mạng hình vòng, các thiết bị được kết nối thành một vòng khép kín, dữ liệu sẽ di chuyển theo một chiều cố định qua từng thiết bị cho đến khi đạt đến điểm đích. 

Mô hình này giúp tối ưu hóa hiệu quả truyền tải nhưng cũng có thể gặp vấn đề nếu một thiết bị trong vòng bị lỗi. Đây là lý do mô hình này ít phổ biến hơn so với các mô hình khác, nhưng vẫn được sử dụng trong một số hệ thống công nghiệp.

Mạng kết hợp

Mạng kết hợp là sự pha trộn giữa các mô hình như hình sao, tuyến tính và vòng. Điều này cho phép mạng kết hợp tận dụng ưu điểm của từng mô hình để đáp ứng nhu cầu phức tạp của hệ thống lớn. 

Ví dụ, một phần mạng có thể được thiết kế theo mô hình hình sao để đảm bảo tính linh hoạt, trong khi phần khác sử dụng mô hình vòng để tăng hiệu suất truyền tải. Mạng máy tính cơ bản theo mô hình kết hợp có ưu điểm lớn về tính linh hoạt và khả năng mở rộng, nhưng đi kèm với đó là chi phí triển khai cao và yêu cầu quản lý phức tạp. 

Xu hướng phát triển của mạng máy tính hiện đại

Các xu hướng của mạng ngày càng được nâng cấp và thay đổi theo nhu cầu người dùng. Chúng có những đặc tính riêng biệt: 

  • Internet vạn vật (IoT): Ngày càng nhiều thiết bị thông minh kết nối với mạng, từ nhà thông minh đến các hệ thống tự động hóa công nghiệp.
  • Mạng 5G: Công nghệ mạng 5G mang đến tốc độ truy cập nhanh vượt trội và độ trễ cực thấp, mở ra tiềm năng cho các ứng dụng như thực tế ảo (VR) và xe tự hành.
  • Mạng đám mây: Các dịch vụ đám mây giúp lưu trữ và xử lý dữ liệu hiệu quả, giảm tải cho các thiết bị cục bộ.
  • An ninh mạng: Sự gia tăng của các mối đe dọa mạng khiến việc bảo vệ dữ liệu và bảo mật thông tin trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trên đây là bài chia sẻ kiến thức về mạng máy tính là gì và các phân loại của mạng máy tính. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc. Đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Mình tên Hoàng Ngọc Thanh Thư, đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content và nhất là về thủ thuật công nghệ. Hy vọng bài viết của mình sẽ mang lại thật nhiều giá trị bổ ích đến bạn đọc

Bình luận (0)

sforum facebook group logo