Top 5 vị tướng Liên Quân chỉ dễ chơi trên lý thuyết, thực tế thì lại quá phũ phàng


Nhiều game thủ mới chơi Liên Quân Mobile sẽ thường có xu hướng học cách chơi trên Youtube, Tik Tok,... và sẽ thấy những video triệu like của các pha xử lý đỉnh cao, highlight cân ba cân bốn, việc này vô tình đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng những vị tướng Liên Quân đó dễ chơi, dễ combo và dễ thực hành.
Chính vì sai lầm trong lối suy nghĩ này đã khiến nhiều người nhận về những 'cái tát' trời đánh khi leo rank. Sự thật không như lý thuyết, không ít tướng tưởng dễ chơi nhưng thực hành lại cực kỳ khó. Sau đây là danh sách 5 vị tướng Liên Quân tưởng dễ chơi mà lại chơi không dễ nhé.
Ngộ Không
Ngộ Không là một vị tướng cơ bản, với combo 2-1-3 dễ sử dụng, ra chiêu kèm đánh tay là auto tới được kẻ địch và ăn mạng. Về late game, Xạ Thủ hay Pháp Sư máu mỏng chỉ cần ăn 3 gậy của anh ta là về tế đàn ngay. Khác với những Sát Thủ nổi bật đi Rừng hiện tại như Nakroth, Florentino, Kriknak,... Ngộ Không làm ảo thuật vẫn dễ dàng hơn rất nhiều.
Tuy vậy, cái khó của Ngộ Khỉ chính là làm sao để kéo vị tướng Liên Quân này về late cũng như di chuyển thế nào để gank hợp lý mà không phải nằm lại quá nhiều. Để làm được điều này, vị tướng Liên Quân của chúng ta cần có một lượng đồ cung cấp tỷ lệ chí mạng nhất định, bạn cần farm thật nhiều. Nếu đi Top chỉ cần dọn sạch lính, di chuyển hít kinh nghiệm từ quái rừng hoặc lính Mid là đã giúp anh chàng đủ xanh. Còn nếu đi Rừng thì nên farm kết hợp gank và ăn mục tiêu hợp lý để tăng tiến sức mạnh nhanh chóng. Cái cốt lõi là bạn phải giữ được mạng khi đi hỗ trợ vì Ngộ Không khi nằm lại vài ba mạng sẽ dễ bị thọt so với Rừng kẻ địch.
Một khi đã có đồ, người chơi cần lựa chọn góc núp và thời gian hợp lý để ra combo bắt gọn kẻ địch. Khi di chuyển qua các bụi cỏ, nên cân một nhịp tàng hình nhất định. Một lưu ý nữa là khi bạn combo nhưng cảm thấy xui vì không nổ chí mạng thì nên chạy ngay để tránh bị ao nhây nhé.
Butterfly
Butterfly là một vị tướng Liên Quân dễ lấy highlight bởi khả năng vét mạng từ bộ kỹ năng đặc biệt của cô nàng. Nhiều người bảo rằng combo của Butterfly dễ lắm, chỉ cần bật ulti nhảy vào là được. Tuy vậy, khi thực hành liệu có dễ dàng?
Với những anh em mới chơi, việc tích sẵn nội tại ở lính quái trước khi vào giao tranh là điều dễ hiểu, nhưng bạn không thể tiếp tục nhảy thêm một ulti nữa theo lý thuyết. Ngược lại, các best Butterfly sẽ lợi dụng chất tướng của cô khi có đủ 3 stack nội tại để dùng chiêu cuối 2 lần, đặc biệt khi có lính và quái gần đó cô nàng có thể nhảy liên tục để bắt chủ lực mà không cần Tốc Biến.
Cái khó của Butterfly là cô không phải tướng dễ ra vào giao tranh, không phải muốn vào lúc nào thì vào, rút lúc nào tùy thích như Aoi, Nakroth,... một khi Butterfly đã nhảy ulti thì một là nằm lại đầu tiên, hai là sẽ trở thành kẻ sống sót cuối cùng. Do đó, người chơi cần phải căn được lượng sát thương vừa đủ để sốc nhanh kẻ địch, vừa phải đếm nhịp lính để làm cầu nối tiếp cận mục tiêu cũng như lao vào giao tranh. Điều này không phải ai cũng có thể làm được.
Omen
Omen hiện tại là một Đấu Sĩ đi solo Top hay Trợ Thủ đều cực kỳ ổn. Tuy vậy, ở rank sức mạnh của anh chàng này lại không được đánh giá cao. Lý do lý giải cho điều này là vì nhiều người cho rằng Omen quá dễ chơi, không cần nhiều kỹ năng cao siêu. Tuy vậy, theo đánh giá của mình, để làm chủ được vị tướng này bạn phải cần cả một chiến thuật hợp lý.
Nếu bạn chơi Omen theo kiểu đẩy lính, ôm trụ thì cực kỳ dễ, không có gì quá bận tâm. Tuy nhiên nếu anh em lựa chọn lên giáo án semi hay full damage thì việc có chơi được Omen hay không không chỉ nằm ở kỹ năng mà còn phải là chiến thuật và sự di chuyển.
Nếu bạn muốn dùng 2 đến 3 Sát Niệm trong giao tranh hay có những pha di chuyển tách lẻ đỉnh cao như trên Tik Tok là không hề đơn giản bởi Omen vốn là tướng kém cơ động, nếu đẩy quá cao mà không để ý bản đồ thu nhỏ thì cực dễ bị đen màn hình, đặc biệt nếu mất Tốc Biến, anh chàng cũng không có gì để tẩu thoát.
Nói đến một Omen full damage, việc dùng đúng chiêu 2, đặc biệt là trong những pha vào giao tranh cần phải đặc biệt chú ý vì nếu chậm hoặc nhanh quá có thể khiến bạn bốc hơi ngay sau đó. Game thủ phải biết là nếu gặp kèo với Zuka, Yena,... thì chúng rất dễ sốc damage chủ lực, còn với Omen chúng ta cần gây sát thương theo thời gian, nên cần phải kéo về late để anh chàng đủ đồ, đủ khỏe. Nếu mở giao tranh không hợp lý, chiêu cuối tung trượt thì coi như anh chàng trở thành phế vật.
Xem thêm: Top 5 tướng Liên Quân chấp mọi thời đại, không bị outmetaMganga
Mọi người sẽ thường nghĩ những Pháp Sư khó chơi nhất hiện nay sẽ là Zata, Liliana, Dirak,... còn Mganga thì quá dễ chơi, đây là một suy nghĩ sai lầm bạn nhé.
Mặc dù combo của vị tướng Liên Quân này khá đơn giản, các bạn chỉ cần xem qua video hướng dẫn là đã có thể bắt tay vào thực hành, tuy vậy, để chơi max ping Mganga thì lại không hề dễ dàng. Ở giải đấu, quân bài này trong tay các tuyển thủ rất lực, thế nhưng chúng ta cầm Mganga đi Mid thì lại như một trò hề. Lý do là gì?
Thứ nhất các tuyển thủ thường cố duy trì từ 3 đến 4 con số trên đầu vị tướng này, điều này giúp anh ta vừa có khả năng hồi phục tốt mà đồng thời khi giật chiêu cuối còn có thể gây damage và tạo lớp giáp ảo cực kỳ dày. Một lưu ý nữa là khi có đủ 5 stack trên đầu, quân bài này sẽ được tăng tốc chạy, điều này cũng giúp anh chàng tự tin hơn trong giao tranh.
Cái khó của Mganga chính là vì anh ta quá tù khi di chuyển, bởi không phải lúc nào bạn cũng có sẵn Tốc Biến hay Tốc Hành, mà nếu game thủ cố gắng lên cao để tích đủ số thì càng dễ bay màu.Mganga không phải ở đội hình nào cũng có thể chơi được. Nếu gặp kèo kẻ địch có quá nhiều tướng cấu rỉa tầm xa hay gây khống chế liên tục, hắn ta sẽ hóa hề ngay bởi bản thân Mganga là tướng cần phải tiếp cận mới gây được damage, tầm chiêu tay cũng vô cùng ngắn.
Tulen
Trên các video Tik Tok, chỉ cần có Lôi Điểu của Tulen là bạn sẽ có ngay Megakill. Sự thật có phải như vậy hay không?Xét khách quan, Arena of Tulen là có thật, sức mạnh của anh chàng này không thể bàn cãi. Tuy vậy, nó như là hai mặt của một tảng băng vậy, vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại.
Đúng là khi Tulen xanh, anh chàng siêu khỏe, siêu lỗi game, chỉ cần một Lôi Điểu là có mạng. Tuy vậy, điều kiện cần mà mình nhắc lại ở đây là khi anh ta xanh, mà quá trình để biến Tulen từ gà con thành quái vật cũng không mấy dễ dàng. Nếu bạn đánh ở thế thắng, Tulen được farm nhiều, ao vàng thì không nói, vị tướng Liên Quân này sẽ rất dễ chơi, chỉ cần ném C1 + giật chiêu cuối là kẻ địch tụt huyết áp ngay.
Ngược lại, nếu đánh trong thế thua, kẻ địch áp sát cả ba đường, anh chàng không thể farm, cũng không có đồ thì sẽ rất phế. Đôi khi sát thương mà Tulen gây ra ở những tình huống này chỉ như muỗi đốt, Lôi Điểu gây ra sát thương cực kỳ mỏng manh. Khác với những tướng như Krixi, Liliana chỉ cần spam chiêu là có mạng thì Tulen lúc này khó có thể combo chết được kẻ địch.
Lời khuyên cho anh em ở những trường hợp này là nên cố cấu rỉa nhiều nhất có thể, và dùng ulti để kết liễu kẻ địch thay vì spam vào đối phương còn full máu. Bên cạnh đó, Tulen cũng rất cần những tình huống di chuyển hợp lý hay tấn công bất ngờ để tìm kiếm mạng hạ gục, đẩy nhanh quá trình trưởng thành của hắn ta.
Xem thêm: Sau cập nhật, 4 vị tướng Liên Quân này bất ngờ 'lột xác' với cách chơi mớiKết luận
Trên đây là 5 vị tướng Liên Quân có bộ kỹ năng được đánh giá là đơn giản, combo dễ chơi trên lý thuyết nhưng thực tế không phải ai cũng có thể chơi được. Bạn đã từng mắc sai lầm khi chơi những quân bài trên chưa? Cho mình biết ý kiến của bạn nhé.
[Product_Listing categoryid='1131' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile/dien-thoai-gaming.html' title='Danh sách điện thoại Gaming đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
Bình luận (0)