Chuyện gì đã xảy ra với Skype, ứng dụng gọi điện đình đám một thời tại Việt Nam đang bị lãng quên?


Cách đây khoảng một thập kỷ trước, Skype nổi lên như một ứng dụng đình đám giúp gọi điện dễ dàng nhưng sau cùng, ứng đụng này đã bị lãng quên.
Cách đây khoảng chục năm về trước, Skype là một ứng dụng nổi bật và khá 'hot' ở Việt Nam. Ứng dụng trò chuyện video và làm việc nhóm này nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Vào khoảng tháng 3 năm 2011, khi đang đạt đỉnh cao của sự phát triển, nền tảng này đã thu hút tới 30 triệu người dùng đồng thời trực tuyến, đây là một con số khổng lồ thời bấy giờ.
Huy hoàng rồi vụt tắt
Có thể thấy, Skype đã đi trước thời đại so với Zoom - ứng dụng mới nổi thời Covid-19. Cứ ngỡ rằng trong thời kỳ giản cách xã hội, Skype mới là ứng dụng số 1 để giúp người dùng có thể làm việc trực tuyến nhưng thay vào đó, ứng dụng này gần như không có chỗ đứng. Thay vào đó lại là Zoom và một số ứng dụng gọi điện video trực tuyến khác.
Theo một nghiên cứu vào thời điểm dich Covid-19 năm 2021, chỉ riêng tại Anh Quốc, Teams đã chiếm lấy 20% lượng người sử dụng để làm việc. Trong khi Zoom đã chiếm lĩnh 55% so với tổng số lượng người sử dụng ứng dụng gọi điện video. Trái lại, Skype chỉ còn tụt xuống mức thấp là 7%. Tại Mỹ, lượng người sử dụng Skype chỉ có 4%, trong khi Zoom đã đạt đến con số 60%.
Vào hồi tháng 5 năm 2011, Microsoft đã chi ra số tiền khổng lồ lên đến 8.5 tỷ đô la để mua lại Skype. Động thái này đã khiến nhiều người kỳ vọng Microsoft sẽ nâng tầm Skype lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, sau khi sở hữu nền tảng này, Microsoft đã bắt đầu thay đổi giao diện, tạo sự mới mẻ và hấp dẫn, nhưng lại không chú trọng vào việc nâng cấp chất lượng cuộc gọi video, cũng như tính năng đặc trưng mà từ lâu đã là biểu tượng của Skype. Ứng dụng dần bị đánh giá thấp, thu về nhiều phản hồi tiêu cực, khiến xếp hạng trung bình trên cửa hàng ứng dụng của Skype sụt giảm từ 3.5 sao xuống chỉ còn 1.5 sao.
Om Malik - đối tác tại công ty đầu tư True Ventures, đã chia sẻ rằng ông đã từ bỏ Skype bởi nó trở nên phức tạp, giao diện không tối ưu và hiệu suất khá kém. Trong khi đó, các dịch vụ khác như Zoom đã nhanh chóng bổ sung các tính năng liên quan và nâng cao chất lượng cuộc gọi. Thậm chí cả Microsoft cũng đã thừa nhận sự bất ổn của Skype.
Và rồi gần như biến mất hoàn toàn
Vào tháng 11 năm 2016, Microsoft giới thiệu Teams, một ứng dụng chuyên về làm việc nhóm tích hợp với cuộc gọi video. Rồi vào tháng 9 năm 2017, Microsoft thông báo nền tảng Skype sẽ sớm bị thay thế bởi Teams. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu về hệ thống cuộc gọi video để giao tiếp trong công việc đã tăng mạnh. Mọi người đã tìm đến Zoom, vì nó cung cấp đúng những tính năng mà họ cần và bỏ qua Skype, nền tảng mà theo như lời Microsoft sẽ bị khai tử trong tương lai.
Xem thêm: Phi vụ Microsoft mua Activision Blizzard tiếp tục bị 'thọc gậy bánh xe'
Zoom đã phát triển với tốc độ chóng mặt, không yêu cầu cài đặt phức tạp và khả năng kết nối mượt mà và không gặp trở ngại nào. Đây là những yếu tố quan trọng đã giúp Zoom vươn lên thành công, trong khi Skype không thể đảm bảo được những điều này. Và như thế, sự sụp đổ của Skype là một minh chứng cho sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường. Từ một tượng đài, Skype đã chìm vào quên lãng, để lại câu hỏi về tương lai của những nền tảng công nghệ khác.
Thị trường và công nghệ ngày càng biến đổi nhanh chóng, tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt. Các thương hiệu công nghệ hàng đầu cần có khả năng nhạy bén và linh hoạt để nắm bắt xu hướng mới. Việc không thể tiếp tục theo kịp sẽ dẫn đến việc bị tụt hậu và đánh mất vị thế trên thị trường. Đã có nhiều ví dụ về các công ty từng đứng đầu nhưng sau đó bị thất bại do không thể thích nghi với sự thay đổi.
Để tồn tại và phát triển, các thương hiệu cần không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đồng thời lắng nghe phản hồi của khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Điều này đòi hỏi sự sẵn sàng thay đổi và tạo ra sự đổi mới liên tục. Khả năng thích ứng nhanh và tạo ra giá trị thật sự cho khách hàng sẽ giúp các thương hiệu công nghệ duy trì và củng cố vị thế hàng đầu của họ trên thị trường cạnh tranh ngày nay.
- Xem thêm bài viết chuyên mục Khám phá
[Product_Listing categoryid='380' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/laptop.html' title='Tham khảo loạt Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']

Bình luận (0)