Ngành công nghiệp streaming bùng nổ: Vì sao chúng ta lại thích xem livestream hơn chơi game?


Đã từ lâu, trò chơi điện tử đã trở thành một ''món ăn tinh thần'' của nhiều thế hệ trên toàn thế giới, từ sự phát triển chóng mặt về lượng người chơi, hiện nay các báo cáo lại chỉ ra thói quen người dùng đang có xu hướng dịch chuyển từ chơi sang xem người khác chơi game nhiều hơn
Với sự phát triển về ngành công nghiệp live-stream, cùng với thói quen người dùng hiện nay lại thích xem chơi game nhiều hơn đã khiến nhiều người kiếm sống bằng cách phát trực tuyến hoặc đăng video chơi game của mình.
Theo nghiên cứu mới, game thủ hiện dành nhiều thời gian hơn để xem các tựa game yêu thích của họ trên nhiều nền tảng khác nhau hơn là thực sự trải nghiệm những tựa game đó. Cùng Sforum tìm hiểu về sự chuyển biến sở thích này của các ''game thủ'' ở dưới bài viết này nhé.
Trung bình một game thủ dành tận 8.5 tiếng mỗi tuần
Hàng tỷ tiếng đồng hồ là tổng thời lượng được xem trên YouTube và Twitch mỗi năm và con số đó đang tăng lên theo thời gian. Theo báo cáo mới của Midia Research, việc xem người khác chơi game đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Báo cáo phát hiện ra rằng game thủ thường dành 7,4 giờ mỗi tuần để chơi game, ít hơn một giờ so với 8,5 giờ họ dành để xem video liên quan đến trò chơi. Dữ liệu dựa trên khảo sát những người ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, Canada, Đức, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc và Brazil.
Midia cho biết những phát hiện này làm nổi bật tiềm năng chưa được khai thác của các nhà phát hành trò chơi trong việc đưa nội dung video vào hệ sinh thái của riêng họ. Báo cáo cho biết thêm rằng 24% người chơi console/PC và 48% người mua các vật phẩm in-game đều theo dõi tất tần tật về những nội dung liên quan đến tựa game đó ít nhất một tháng một lần, trong đó nhóm sau được coi là game thủ chi tiêu nhiều.

Báo cáo cũng tin rằng xu hướng này đang tạo nên nguồn doanh thu đầy tiềm năng mà các nhà phát triển trò chơi đang cố gắng thu hút, đặc biệt là khi nói đến quảng cáo trên các nền tảng video của bên thứ ba.
Midia viết rằng các nhà phát hành và phân phối trò chơi nên phát triển nền tảng nội dung trò chơi của riêng họ để cạnh tranh với YouTube và Twitch. Nó cho thấy việc đưa nội dung video vào trò chơi hoặc thư viện trò chơi sở hữu sẽ mở ra các nguồn doanh thu mới vào thời điểm thị trường trò chơi đang trì trệ, theo công ty.
Vì sao chúng ta lại thích coi người khác chơi game?
Tính tương tác đa nền tảng, đa quốc gia, đa ''màu sắc''
Một trong những điểm mà mình rất thích khi tham gia vào những buổi stream là tính tương tác tưởng xa nhưng lại vô cùng gần gũi. Ví dụ như những buổi stream của anh Độ Mixi, có thể thấy là anh dành phần lớn thời lượng của mình để giải đáp và đưa ra lời khuyên cho những bạn viewer như một người anh dựa trên kinh nghiệm sống của bản thân, cũng như là những câu chuyện về cuộc sống gia đình của anh cũng rất hữu ích.

Ngoài ra thì việc vừa coi chơi game, vừa chứng kiến những pha donate ''huyền thoại'' cũng khiến cho buổi xem của ta thêm phần thú vị nữa chứ, chưa kể là những comment tranh luận trên kênh chat cũng là một điểm nhấn của một số kênh streamer hài hước hiện nay.
Hơn nữa, việc nhiều streamer hiện nay có riêng một ''tổ đội'' để chơi game cùng cũng khiến cho người xem thích thú hơn, việc ''đấu đá'' đầy vui nhộn cũng khiến cho anh em ta nhớ về thời điểm còn trẻ, nơi mà ta còn hẹn bạn hẹn bè để đi net chơi game, cùng cười về một sự vật, sự việc nào đó.

Bên cạnh việc tương tác đơn thuần trên không gian mạng, với sự phát triển của toàn cầu hóa hiện nay, anh em ta đã được chứng kiến những màn collab ngoài đời rất thú vị trong những năm gần đây. Trên stream nước ngoài thì ta có thể thấy được trên những content từ cặp đôi "Rush Hour" Kai Cenat và Ray, ngoài ra thì streamer này cũng đã có những buổi stream thú vị khi collab với John Cena, Kevin Hart,... chẳng hạn.
Thế hệ game thủ đã dần... già?
Đối với mình thì một trong những lý do lớn khiến cho ngành công nghiệp live-stream game hiện nay lại bùng nổ đến thế là do phần lớn có một số lượng lớn người chơi đã đến tuổi trưởng thành.

Nhắc đến điều này thì có thể nhiều anh em sẽ ''nhột'', nhưng mà không ngoa khi nói rằng thế hệ 9x và đầu 2k đã tạo ra được một sự bùng nổ về mặt số lượng người chơi game trong khoảng thời gian đầu mạng Internet mới bắt đầu được phổ cập.
Đặc biệt là tại Việt Nam, nếu ta quay về khoảng 15 năm trước, có lẽ đâu đâu ta cũng sẽ bắt gặp những hàng quán internet cafe với đông đảo người chơi game, nào là Dota, Counter-strike, Đế chế,...

Bẵng đi một thời gian, thế hệ ấy cũng đã phải trưởng thành, 9x bây giờ cũng đã đầu ba, còn những ''đứa trẻ'' đầu 2k thì giờ cũng đã và đang học những chương trình đại học khó nhằn, một số lớn còn đang phải làm việc part-time hay thực tập để mơ về một tương lai đầm ấm. Và thế, thời gian chính là một "đặc quyền" mà không phải ai cũng dư dả được.
Thế nên, việc xem cái streamer chơi game vào mỗi tối khi vừa tan ca chính là những thời gian quý giá mà những ''cậu bé'' làm để duy trì đam mê của mình, dù ta không còn đủ thời gian để ''cày'' game, không còn nhiều thời gian để tụ họp bạn bè ngoài quán net, thì chí ít việc xem người khác chơi game cùng những người bạn của họ chí ít cũng mang lại niềm vui lớn vào cuối ngày.
Đa dạng content, cá tính đến từ nhiều streamer nổi trội
Thực sự nhiều nhiều cái tên streamer top đầu hiện nay đều gây dựng được nhóm khán giả quen thuộc của họ vào mỗi tối, một số thì đam mê người chơi giỏi tại tựa game yêu thích của họ, một số thì yêu thích sự đa dạng về mặt nội dung, nhưng chung quy, mỗi một streamer nổi tiếng hiện nay đều mang tới một ''màu sắc'' rất riêng biệt.

Nhắc đến đây thì mình cũng muốn tôn vinh Speed và CaseOh - streamer và content creator của năm 2024 tại lễ trao giải The Game Awards, chung quy là cả hai người có tính cách vô cùng hài hước. Nếu như Speed có tính cách khá ''tăng động'', hài hước với lượt xem stream bùng nổ nhờ content đi thăm nhiều đất nước, trong đó có Việt Nam. Còn stream CaseOh khá hài nhờ vào content để cho kênh chat... khịa mình "béo".
Tại Việt Nam thì có lẽ ta đã quá quen thuộc với những cái tên như anh Độ Mixi, Dũng CT, Thầy Giáo Ba, Bomman,... hay những cái tên trẻ như Dev Nguyễn, Rambo,... luôn biết cách để khiến cho các thính giả của mình có được những trận cười đau cả ruột. Dù đó là sự dí dỏm, ngây ngô hay cố tình pha trò, thực sự thì thế hệ trẻ chúng ta đang xem stream như cách ông bà, cha mẹ ta coi hài kịch vậy đó, thực sự là một món ăn tinh thần xả stress mỗi tối!
Các streamer game hiện nay đa số đều có kỹ năng rất tốt
Ngoài tính cách di dỏm, thì phần đông streamer hiện nay đều có một kỹ năng chơi game rất tốt, phần lớn là nhờ vào việc đây chính là công việc của họ, nên ngoài việc pha trò ra thì nhiều streamer hiện nay cũng rất nghiêm túc trong việc tìm hiểu và trao dồi kỹ năng cho trò chơi của mình.

Ví dụ như anh Dũng CT chẳng hạn, nhiều người nói là anh Dũng "gà", nhưng để bào chữa cho anh Dũng CT thì một người có thể thích ứng với nhiều tựa game và mang đến cho chúng ta sự cân bằng về kiến thức và khả năng chơi game ổn định đúng là một điểm sáng mà các viewer luôn thích về người streamer này.
Và như mình đã bàn qua về thời gian ít ỏi của đại đa số viewer hiện nay, việc không có thời gian chơi game cũng ít nhiều khiến cho khả năng chơi game của một người bị hao hụt, vì thế nên thay vì phải ''ức chế'' vì mình xử lý lỗi, anh em ta lại thích coi những người chơi kỹ năng cao 'hành gà'' hơn, dù gì thì tất cả chúng ta đều thích dư vị chiến thắng phải không nào?
Các studio trò chơi được khuyến khích sáng tạo nội dung
Midia Research cho biết các nhà phát hành trò chơi nên giảm thiểu tác động của các nhà sản xuất nội dung hiện nay. Thay vào đó, việc hỗ trợ gây dựng một team sản xuất nội dung "cây nhà lá vườn " của riêng họ để cạnh tranh trên các nền tảng Twitch và YouTube sẽ là một hướng đi bền vững và có lợi hơn cho nhà sản xuất game.

"Cơ hội này là tất cả về việc các nhà phát hành nắm bắt được sự tương tác của người tiêu dùng liên quan đến video, tạo ra sự tương tác mới và - quan trọng nhất - mở khóa các nguồn doanh thu mới trên thị trường game", họ giải thích.
Họ lập luận rằng việc đưa nội dung video vào trong trò chơi sẽ "mở ra các nguồn doanh thu mới" và việc không làm như vậy sẽ khiến doanh thu bị vụt mất đi.
"Đã đến lúc các nhà phát hành trò chơi phải nghĩ về việc sản xuất video chơi game như một thứ gì đó vượt ra ngoài phạm vi tiếp thị đơn thuần", nhà phân tích Rhys Elliott của Midia Research Games giải thích. "Bằng cách giành lại sự tương tác với video, các nhà phát hành có tiềm năng mở ra các nguồn doanh thu mới, như quảng cáo và thúc đẩy tăng trưởng".
Báo cáo này được đưa ra khi Twitch và YouTube thống trị các không gian phát trực tuyến và video. Ví dụ, chỉ riêng trong tháng 11, người chơi đã dành hàng triệu giờ để xem thể thao điện tử Liên minh huyền thoại với Chung kết thế giới 2024 là sự kiện thể thao điện tử được xem nhiều nhất từ trước đến nay, đạt đỉnh gần 7 triệu người xem trên toàn thế giới (chưa tính Trung Quốc).

Ngành công nghiệp trò chơi điện tử tạo ra doanh thu khoảng 196 tỷ đô la vào năm 2023, nhiều hơn doanh thu từ phát trực tuyến và phòng vé cộng lại. Dự kiến sẽ tăng thêm 6% vào năm 2024 và đạt 250 tỷ đô la vào năm 2028.
Tạm kết
Nhìn chung, trên đây là những suy nghĩ của mình về lý do vì sao nhiều người thích xem stream hơn chơi game bên cạnh báo cáo từ chính nghiên cứu khoa học về chủ đề này. Có thể thấy, hành vi người chơi game hiện nay đang dần chuyển sang xem nhiều hơn, điều này mang tới những lý giải, cùng với đó là những hướng đi mới cho cả ngành game.
Bạn nghĩ sao về chủ đề này? Liệu bạn có đang xem stream nhiều hơn chơi game? Hãy để lại bình luận ở ngay dưới bài viết này nhé
Nguồn: Techspot
Xem thêm:
- Liều lĩnh stream game Nintendo lậu, streamer đối mặt án phạt gần 200 tỉ đồng
- Xem thêm các bài viết chuyên mục Thị trường
Bạn chưa có laptop gaming dể chơi game hay xem stream? Hãy tham khảo những mẫu laptop chuyên game cực đáng mua, mà còn khuyến mãi dưới đây nhé.
[Product_Listing categoryid="933" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/gaming.html" title="Danh sách Laptop Gaming đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Bình luận (0)