Với Steam Deck, Valve đã học được gì từ những thành công và thất bại trong quá khứ?


- Hot!!! Tải ngay 2 tựa game hay đang miễn phí trên Epic Games
- Hướng dẫn đội hình Chiến binh OLAF – Ánh sáng ĐTCL mùa 5.5
Steam Deck được gì sau thành công và thất bại trước đó
Những ai rành công nghệ và theo dõi sát sao chuyện làng game hẳn đều biết rằng Steam Deck không phải là sản phẩm phần cứng đầu tiên của Valve. Trước đây, họ đã tung ra hai kính VR, một tay cầm chơi game, một series các máy Steam Machine và chiếc hộp Steam Link. Trong số này có thiết bị thành công, cũng có thiết bị thất bại. Sforum tin rằng Valve đã rút được những bài học kinh nghiệm quý giá từ những sản phẩm này. Hãy để bài viết này nói cho bạn biết lý do tại sao.
Steam Machine không gặp thời
Cuộc phiêu lưu vào thế giới phần cứng của Valve bắt đầu vào khoảng năm 2013, khi họ công bố Steam Machine và bắt đầu gửi các máy mẫu đến một nhóm beta tester được chọn trước. Chiếc máy này chạy hệ điều hành SteamOS được phát triển dựa trên Linux và hứa hẹn đem lại trải nghiệm chơi game rất tiện lợi cho game thủ. Những phản hồi từ các đợt thử nghiệm trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2014 khiến Valve quyết định hoãn ngày phát hành của Steam Machine sang tháng 11/2015.
Thất bại của Steam Link
Công dụng của Steam Link phần nào trùng lặp với Steam Machine: nó có khả năng kết nối dàn PC chơi game của bạn với màn hình TV thông qua kết nối mạng trong nhà bạn. Thiết bị này có giá rất rẻ, và cho phép game thủ PC có thể thưởng thức những tựa game hot của mình một cách tự do hơn, ít bị gò bó vào màn hình máy tính – điều mà ngày càng nhiều game thủ tìm kiếm khi chơi game.
Steam Controller 'em rất tốt, anh rất tiếc'
Ra mắt đồng loạt với Steam Machines, chiếc tay cầm chơi game Steam Controller là một sản phẩm trông khá tốt. Nó được thiết kế để game thủ có thể chơi game PC trên TV trong phòng khách một cách thoải mái, với hai vùng cảm ứng lớn và nhạy bén. Những game thủ PC nhìn vào nó có thể sẽ nghĩ rằng đây là một tay cầm tương tự như của Xbox hay PlayStation, chỉ khác về ngoại hình.
Nhưng thực sự chúng khác biệt nhiều hơn thế. Với những game thủ sẵn sàng bỏ thời gian học cách sử dụng, Steam Controller có thể là chiếc tay cầm số một mà họ không bao giờ muốn rời bỏ (trừ khi chơi FPS) nhờ khả năng tùy biến cực mạnh và các profile được cộng đồng chia sẻ cho các tựa game khác nhau.
Tuy nhiên thiết kế quá độc đáo của nó khiến nhiều game thủ khác bỡ ngỡ và không thể làm quen, chẳng hạn sự vắng mặt của cụm phím điều hướng vật lý dẫn đến việc nó bị bỏ xó chỉ sau vài lần dùng thử. Một điểm trừ khác cũng thường xuyên được nhắc tới là khi cầm Steam Controller trên tay, người ta có cảm giác nó khá… rẻ tiền và ọp ẹp, thiếu vững chãi.
Những vấn đề này khiến Steam Controller không thể tiếp cận đủ nhiều người dùng và cuối cùng Valve phải xả hàng, ngừng sản xuất Steam Controller vào năm 2019. Quả là một điều đáng tiếc, nhưng thất bại này đã giúp Valve thiết kế cụm phím điều khiển trông thân thuộc hơn trên Steam Deck.
Kinh nghiệm từ HTC Vive
Vive là chiếc kính thực tế ảo đầu tiên mà Valve hợp tác cùng HTC để sản xuất. Toàn bộ công nghệ của nó đến từ Valve, và có lẽ họ đã hấp thụ được bài học từ ba thất bại đầu tiên khi tạo ra một chiếc kính mạnh mẽ, chất lượng. Trải nghiệm VR mà VIVE mang lại tốt hơn nhiều so với các kính cùng thời như Oculus, dĩ nhiên là ở mức giá cao hơn.
Dù vậy, một số điểm trừ của các thiết bị trước vẫn còn lại. Việc cài đặt và sử dụng Vive khá rối rắm, trong khi thị trường thực tế ảo không phát triển mạnh mẽ như mong đợi. Nếu game thủ muốn có trải nghiệm tốt nhất có thể, họ sẽ cần phải mua thêm một loạt phụ kiện không hề rẻ, làm đội thêm chi phí của một sản phẩm vốn đã cao. Từ đây, Valve làm ra một Steam Deck 'tất cả trong một' - sau khi đã có Steam Deck, bạn không cần mua thêm thứ gì ngoài thẻ nhớ để lưu trữ game!
Đến thành công của Index
Sau khi có kinh nghiệm với Vive, Steam phát triển một chiếc kính VR mới là Index. Đây là sản phẩm phần cứng thành công nhất của Valve, đến mức nếu bạn nói rằng mình muốn mua một chiếc kính VR “đỉnh của đỉnh”, 100% game thủ sẽ khuyên bạn mua Index. Nó là một sản phẩm chất lượng cao, được thiết kế kỹ lưỡng và sử dụng nhiều kỹ thuật do Valve nghiên cứu nhằm tạo ra một thiết bị chơi game tốt nhất có thể.
Valve Index phát huy thế mạnh về chất lượng của Vive, nhưng tinh giản quá trình cài đặt và đem lại cho game thủ một trải nghiệm VR không một sản phẩm nào khác có thể vượt qua được. Đặc biệt, Valve còn làm ra một siêu phẩm VR là Half-Life Alyx, tựa game khiến cả Index lẫn Vive “cháy hàng” suốt một thời gian dài. Có thể lợi nhuận của chúng không cao bởi VR vẫn là một mảng thị trường nhỏ hẹp, nhưng Valve đã tìm ra được công thức để thành công: phần cứng chất lượng đi kèm với game hấp dẫn.
Steam Deck liệu có thể thành công?
Và giờ đây chúng ta có Steam Deck. Nó có vẻ như đã học được những bài học từ thành công và thất bại của những sản phẩm trước. Nó mức giá 399 USD khá “mềm” với một dàn PC chơi game, cụm phím điều khiển đầy đủ trong khi vẫn có hai pad cảm ứng như trên Steam Controller. Nó cho phép game thủ chiến những tựa game PC của mình ở bất kỳ đâu chứ không còn phụ thuộc vào những bộ máy tính hay TV cồng kềnh nữa.
Chưa hết, Steam Link cũng sẽ có một kho game khủng bố bởi Valve đã dành nhiều năm phát triển Photon, bộ công cụ giúp đại đa số game Windows có thể chạy được trên Linux. Theo số liệu tính đến tháng 6/2020, có hơn 6,500 tựa game Steam chạy được trên Linux nhờ Photon, loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân thất bại của Steam Machine nhiều năm trước.
Vì vậy, cá nhân tác giả cho rằng Steam Deck là một thiết bị có thể thành công, đúng với kỳ vọng của sếp Gabe Newell rằng họ sẽ bán được hàng triệu sản phẩm. Dù không thể phổ biến bằng PC hay laptop gaming, Steam Deck hoàn toàn có thể chinh phục những game thủ vừa muốn chơi game PC chất lượng cao vừa muốn có sự linh hoạt, gọn gàng mà cả laptop cũng không đem lại được.

Bình luận (0)