Trang chủThủ thuật
So sánh chi tiết 32 bit và 64 bit: Nên chọn loại nào?
So sánh chi tiết 32 bit và 64 bit: Nên chọn loại nào?

So sánh chi tiết 32 bit và 64 bit: Nên chọn loại nào?

So sánh chi tiết 32 bit và 64 bit: Nên chọn loại nào?

Nguyên Hằng, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Nguyên Hằng
Ngày đăng: 15/05/2025-Cập nhật: 15/05/2025
gg news

32 bit và 64 bit là thuật ngữ thường xuyên xuất hiện khi nói về bộ vi xử lý CPU và hệ điều hành máy tính.

Hiểu rõ hai thuật ngữ này không chỉ giúp bạn lựa chọn hệ điều hành phù hợp mà còn tối ưu hiệu suất làm việc và khả năng sử dụng phần mềm. Bài viết sau đây, Sforum sẽ giải thích chi tiết về 32 bit và 64 bit, so sánh ưu nhược điểm, cách kiểm tra máy tính đang dùng loại nào và giải đáp những câu hỏi thường gặp.

32 bit và 64 bit là gì?

32 bit và 64 bit là thuật ngữ chỉ số lượng bit mà bộ xử lý hoặc hệ thống có thể truyền tải hoặc xử lý song song trong một lần, tạo thành một đơn vị dữ liệu. Một thanh ghi 32 bit có khả năng lưu trữ 2^32 giá trị khác nhau, tương đương hơn 4,2 tỷ giá trị.

Trong khi đó, thanh ghi 64 bit có thể lưu trữ 2^64 giá trị, tức khoảng 18.446.744.073.709.551.616 giá trị riêng biệt, cho phép xử lý lượng dữ liệu và địa chỉ bộ nhớ lớn hơn rất nhiều so với 32 bit

32 bit và 64 bit là gì?

Điểm khác biệt giữa 32 bit và 64 bit

Khi nói đến hệ điều hành và bộ xử lý máy tính, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ 32 bit và 64 bit. Vậy sự khác biệt giữa 32 bit và 64 bit là gì và nó ảnh hưởng đến hiệu suất máy tính của bạn như thế nào? Hãy cùng khám phá những điểm khác biệt quan trọng này trong nội dung dưới đây:

Tiêu chí

32 bit

64 bit

Độ rộng thanh ghi CPU

32 bit

64 bit

Dung lượng RAM tối đa 

Khoảng 3.2 - 4 GB

Hỗ trợ lên đến hàng terabyte 

Hiệu suất xử lý dữ liệu

Xử lý dữ liệu theo khối 32 bit

Xử lý dữ liệu theo khối 64 bit, nhanh hơn và hiệu quả hơn

Tương thích phần mềm

Chạy tốt các phần mềm 32 bit

Hỗ trợ chạy phần mềm 64 bit và tương thích ngược với phần mềm 32 bit

Thư mục lưu trữ ứng dụng

Chỉ có thư mục Program Files

Có 2 thư mục: Program Files (64 bit) và Program Files (x86 - 32 bit)

Hỗ trợ bảo mật

Ít tính năng bảo mật nâng cao

Tích hợp nhiều tính năng bảo mật hơn như Kernel Patch Protection

Yêu cầu phần cứng

CPU hỗ trợ kiến trúc 32 bit

CPU phải hỗ trợ kiến trúc 64 bit

Bạn đang tìm kiếm máy tính với cấu hình mạnh mẽ, hỗ trợ 32 bit hoặc 64 bit để xử lý các tác vụ? Tham khảo ngay một số dòng máy dưới đây

[Product_Listing categoryid="380" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop.html" title="Danh sách Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Ưu nhược điểm của 32 bit và 64 bit

Khi lựa chọn hệ điều hành hoặc phần mềm, bạn có thể bắt gặp các thuật ngữ 32 bit và 64 bit. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì và mỗi loại có những ưu nhược điểm ra sao? Nội dung sau sẽ đi sâu vào phân tích ưu nhược điểm của 32 bit và 64 bit, giúp bạn hiểu rõ hơn về hai kiến trúc này.

  32 bit 64 bit
Ưu điểm
  • Tương thích tốt với các phần mềm và thiết bị cũ.
  • Yêu cầu phần cứng thấp hơn, phù hợp với máy tính đời cũ.
  • Dễ dàng cài đặt và sử dụng cho các tác vụ cơ bản.
  • Hỗ trợ dung lượng RAM lớn lên đến hàng terabyte, phù hợp với các ứng dụng nặng như đồ họa, xử lý video, game.
  • Tăng hiệu suất xử lý, đặc biệt với các phần mềm chuyên sâu.
  • Bảo mật tốt hơn nhờ có các tính năng bảo mật nâng cao.
  • Tương thích ngược với phần mềm 32 bit.
Nhược điểm
  • Giới hạn dung lượng RAM tối đa khoảng 3.2 - 4 GB, vì thế không tận dụng hết khi dung lượng RAM lớn hơn.
  • Hiệu suất xử lý thấp hơn so với 64 bit.
  • Ít tính năng bảo mật nâng cao.
  • Một số phần mềm hoặc driver cũ có thể không tương thích.
  • Yêu cầu CPU và phần cứng hỗ trợ 64 bit.
  • Có thể tốn nhiều tài nguyên hơn so với 32 bit trên máy yếu.

Cách kiểm tra máy tính đang dùng 32 bit hay 64 bit

Bạn đang muốn biết chiếc máy tính của mình đang chạy hệ điều hành 32-bit và 64-bit để cài đặt phần mềm tương thích? Việc này khá đơn giản và có nhiều cách để kiểm tra. Hãy cùng tìm hiểu các bước chi tiết để xác định phiên bản hệ điều hành của bạn, từ đó giúp bạn lựa chọn phần mềm phù hợp và tối ưu hiệu suất máy tính.

Kiểm tra trên Windows

Bạn có thể kiểm tra phiên bản Windows đang sử dụng là Windows 32 bit hay 64 bit theo các cách sau:

Cách 1: Sử dụng System Information

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

kiểm tra 32 bit và 64 bit bằng Windows cách 1 - bước 1

Bước 2: Gõ dxdiag rồi nhấn Enter để mở công cụ DirectX Diagnostic Tool.

kiểm tra 32 bit và 64 bit bằng Windows cách 1 - bước 2

Bước 3: Trong tab System, tìm mục Operating System để xem phiên bản Windows đang dùng.

kiểm tra 32 bit và 64 bit bằng Windows cách 1 - bước 3

Cách 2: Sử dụng Settings.

Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng This PC hoặc Computer trên màn hình desktop, chọn Properties.

Bước 2: Tại mục System type trong mục System, bạn sẽ thấy thông tin phiên bản hệ điều hành.

kiểm tra 32 bit và 64 bit bằng Windows cách 2 - bước 2

  • Nếu bạn thấy dòng chữ "x86-based PC", máy tính của bạn đang chạy hệ điều hành 32 bit.
  • Nếu bạn thấy dòng chữ "x64-based PC", máy tính của bạn đang chạy hệ điều hành 64 bit.

Kiểm tra trên macOS

Trên macOS, hầu hết các máy hiện nay đều chạy hệ điều hành 64 bit. Tuy nhiên để kiểm tra chính xác, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Apple ở góc trên bên trái màn hình.

kiểm tra 32 bit và 64 bit bằng macOS - bước 1

Bước 2: Chọn About This Mac.

kiểm tra 32 bit và 64 bit bằng macOS - bước 2

Bước 3: Nhấn chọn System Report.

kiểm tra 32 bit và 64 bit bằng macOS - bước 3

Bước 4: Trong phần Hardware Overview, tìm mục Processor Name

kiểm tra 32 bit và 64 bit bằng macOS - bước 4

Bước 5: Xem số bit ứng với Processor Name ở bảng bên dưới

Intel Core Solo

32 bit

Intel Core Duo

32 bit

Intel Core 2 Duo

64 bit

Core i3

64 bit

Core i5

64 bit

Core i7

64 bit

Intel quad core xeon

64 bit

Dual core intel xeon

64 bit

Qual core intel xeon

64 bit

Việc lựa chọn giữa hệ điều hành và phần cứng 32 bit và 64 bit phụ thuộc nhiều vào cấu hình máy tính và nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn sở hữu máy tính hiện đại với CPU hỗ trợ 64 bit và dung lượng RAM lớn hơn 4GB, hệ điều hành 64 bit sẽ là lựa chọn tối ưu và ngược lại. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về 32 bit và 64 bit để có quyết định phù hợp nhất cho thiết bị của mình.

Xem thêm các bài viết liên quan chuyên mục : Máy tính - Laptop - Tablet

Câu hỏi thường gặp

Khi nào nên dùng 32 bit và 64 bit?

Nên dùng 64 bit khi bạn có máy tính có CPU hỗ trợ 64 bit, sử dụng dung lượng RAM trên 4GB hoặc cài đặt các phần mềm nặng như đồ họa, chỉnh sửa video, game.
Nên dùng 32 bit khi máy tính của bạn cấu hình thấp, CPU chỉ hỗ trợ 32 bit hoặc bạn cần chạy các phần mềm, driver cũ không tương thích với 64 bit.

Máy 64 bit có chạy được phần mềm 32 bit không?

Máy tính 64 bit hoàn toàn có thể chạy được phần mềm 32 bit nhờ vào cơ chế tương thích ngược được tích hợp trong hệ điều hành Windows. Cụ thể, Windows 64 bit sử dụng một lớp giả lập gọi là WOW64 để mô phỏng môi trường 32 bit. Cho phép các ứng dụng 32 bit chạy mượt mà trên hệ thống 64 bit mà không cần người dùng phải làm thêm thao tác phức tạp nào.
 

Có nên cài Windows 64 bit trên máy cũ không?

Bạn nên cài Windows 64 bit trên máy cũ nếu máy tính của bạn có CPU hỗ trợ kiến trúc 64 bit và dung lượng RAM từ 4GB trở lên. Vì Windows 64 bit có hiệu suất và tính bảo mật tốt hơn so với bản 32 bit. Tuy nhiên, nếu máy tính quá cũ, CPU chỉ hỗ trợ 32 bit hoặc bạn dùng nhiều phần mềm, driver cũ không tương thích 64 bit thì nên cân nhắc giữ lại bản 32 bit để đảm bảo tính ổn định và tương thích phần mềm.
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Châm ngôn sống: "Cuộc sống không phải là chờ đợi cơn bão qua đi, mà là học cách nhảy múa dưới mưa." Thay vì chỉ chờ đợi những khó khăn qua đi, chúng ta nên tìm cách tận hưởng và vượt qua thử thách trong cuộc sống.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo