Bằng B2 lái xe gì? Hồ sơ thi bằng lái xe B2 mới nhất


Tất cả người lái phương tiện tham gia giao thông đều phải có bằng lái xe. Mỗi loại bằng cho phép lái các loại phương tiện nhất định, theo quy định của Bộ giao thông vận tải. Vậy bằng B2 lái xe gì, ai có thể học và thi B2? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về loại bằng này trong bài viết hôm nay nhé.
Người có bằng B2 lái xe gì?
Hiện nay, có rất nhiều người biết đến B2 là bằng để lái xe ô tô. Nhưng cụ thể, theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các phương tiện sau:
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3.500 kg (tức dưới 3.5 tấn).
- Các loại phương tiện được quy định cho bằng lái xe hạng B1.
Trong đó, bằng lái xe hạng B1 cho phép tài xế điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người tối đa đến 9 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ ngồi cho tài xế).
- Ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg (tức dưới 3.5 tấn).
- Máy kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3.500 kg (tức dưới 3.5 tấn).
Trên các tuyến đường giao thông hiện nay, các loại xe 4, 5, 7, 9 chỗ và ô tô tải chuyên dụng chiếm phần lớn. Vì vậy, số lượng người hành nghề lái xe sở hữu bằng B2 là rất nhiều.
Điều kiện đối với người học bằng lái xe B2
Sau khi tìm hiểu bằng B2 lái xe gì, bạn cần biết các điều kiện để học và thi bằng. Cụ thể, tại điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người học lái xe B2 cần đạt các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
- Đủ tuổi, sức khỏe và trình độ văn hóa theo quy định của Luật giao thông (tính đến ngày dự sát hạch lái xe).
Trong đó:
Người học và thi bằng đủ 18 tuổi trở lên được lái:
- Xe mô tô hai bánh hoặc 3 bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên và các dòng xe có công suất tương tự.
- Xe ô tô chở người đến tối đa 9 chỗ ngồi (tính luôn chỗ ngồi của tài xế).
- Xe ô tô tải hoặc máy kéo có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg (3.5 tấn).
Người học và thi bằng đủ 21 tuổi trở lên được lái:
- Xe ô tô tải hoặc máy kéo từ 3.500 kg (3.5 tấn) trở lên.
- Máy kéo rơ moóc hạng bằng B2.
Đối với người học nâng hạng:
- Có thể học trước nhưng chỉ được dự thi sát hạch nếu đủ tuổi theo quy định của BGTVT.
- Học nâng hạng từ B1 lên B2 thì cần có thời gian lái xe từ 1 năm trở lên và lái được ít nhất 12.000km an toàn.
Hồ sơ và thủ tục học bằng lái B2 mới nhất
Sau khi đạt điều kiện thi bằng B2 thì người dân phải tham gia khóa đào tạo và vượt qua kỳ thi thi sát hạch. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị hồ sơ và thủ tục học và thi bằng theo quy định mới nhất:
Hồ sơ học bằng B2
Theo quy định tại điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người học lái xe lần đầu cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ (1) gồm những tài liệu sau đây và nộp trực tiếp đến cơ sở đào tạo lái xe:
- Đơn đề nghị học chương trình đạo tạo và sát hạch để cấp phép lái xe (Theo mẫu quy định).
- Bản sao giấy CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn đối với công dân Việt Nam.
- Bản sao Hộ chiếu còn hạn đối với người Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài.
- Bản sao Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng và thẻ tạm trú (hoặc thường trú hoặc chứng minh thư công vụ hoặc chứng minh thư ngoại giao), đối với cư dân nước ngoài.
- Giấy khám sức khỏe được cấp bởi cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định.
Chú ý:
Đối với người học lái xe nâng hạng thì ngoài các tài liệu trên, cần chuẩn bị thêm:
- Bản kê khai thời gian hành nghề lái xe và số quãng đường lái xe an toàn (km). Người đăng ký và nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với nội dung đã kê khai.
Thời gian đào tạo bằng B2
Tổng thời gian đào tạo là 588 giờ, trong đó có 168 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành lái xe. Đối với người học nâng hạng (B1 lên B2) thì tổng giờ đào tạo là 94 giờ, gồm thực hành 50 giờ và lý thuyết 44 giờ.
Trong quá trình học, người tham gia có các môn kiểm tra gồm:
- Kiểm tra tất cả môn học trong quá trình đào tạo: Trong đó, với Môn cấu tạo, sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải, người tham gia có thể tự học, sau đó được kiểm tra bởi cơ sở/trung tâm đào tạo.
- Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp và chứng chỉ đào tạo sau khi hoàn thành các giờ lý thuyết và thực hành: gồm môn Pháp luật giao thông đường bộ và môn Thực hành lái xe (gồm bài thi tiến lùi theo hình chữ chi, thi lái xe trên đường, …).
Hồ sơ thi sát hạch B2
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, cơ sở đào tạo lái xe lập 1 bộ hồ sơ để học viên dự thi sát hạch B2 và gửi đến Sở giao thông vận tải.
Đối với người thi B2 lần đầu, hồ sơ dự thi gồm có:
- Hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (1).
- Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo của người dự sát hạch B2.
- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe (có tên người dự thi sát hạch).
Đối với người thi sát hạch do bị mất bằng B2:
- Hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (1).
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe hạng B2 (Theo mẫu quy định).
- Hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (bản chính).
Chi phí học lái xe bằng B2
Bằng B2 lái xe gì? Học bằng B2 bao nhiêu tiền và phải trả những khoản khí nào? Chi phí học bằng sẽ khác nhau tùy vào cơ sở/trung tâm đào tạo lái xe. Tuy nhiên, sau đây là mức phí trung bình cho các khoản, gồm lệ phí đăng ký hồ sơ, phí đào tạo (lý thuyết và thực hành), phí khám sức khỏe, và một vài chi phí phát sinh khác:
Phí đăng ký hồ sơ học B2 | 4.800.000 - 5.000.000 VNĐ/người |
Phí đào tạo lý thuyết | Thường được tính trực tiếp vào lệ phí hồ sơ luôn. |
Phí đào tạo thực hành | 200.000 - 250.000 VNĐ/giờ= Tổng phí dự kiến:2.000.000 - 4.000.000 VNĐ/người |
Phí khám sức khỏe | 300.000 - 700.000 VNĐ/người |
Phí học xe chip (thi thử bằng xe thuê gắn chíp) | 300.000 - 350.000 VNĐ/giờCần thuê: 2-3 giờ. |
Chi phí khác (đăng ký hồ sơ sát hạch, bãi tập, xăng xe, …) | 1.000.000 - 2.000.000 VNĐ |
Tổng phí học B2 | 8.700.000 - 12.000.000 VNĐ |
Chú ý: Bảng học phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, phí có thể thay đổi tùy vào thời điểm học và tùy vào cơ sở/trung tâm đào tạo lái xe.
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bước tiếp theo là tham gia kỳ sát hạch theo quy định. Khi đó, người dự thi phải nộp các khoản phí khác, gồm phí thi sát hạch lý thuyết, phí sát hạch thực hành và phí sát hạch trên đường:
Phí sát hạch lý thuyết | 90.000 VNĐ/lần |
Phí sát hạch thực hành | 300.000 VNĐ/lần |
Phí sát hạch trên đường công cộng | 60.000 VNĐ/lần |
Bên cạnh đó, nếu học viên vượt qua sát hạch và trúng tuyển thì phải nộp lệ phí cấp bằng B2:
- Phí cấp bằng: 135.000 VNĐ/lần.
- Thời gian cấp bằng: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành kỳ thi sát hạch B2.
Thời hạn sử dụng bằng lái B2 là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của bằng lái B2 là 10 năm, kể từ ngày cấp bằng. Trong trường hợp hết hạn, người điều khiển phương tiện cần đến cơ sở đào tạo lái xe để dự sát hạch lại và cấp bằng mới.
Tóm lại, bài viết này giúp bạn biết được bằng B2 lái xe gì theo luật mới nhất và các thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị để học và thi bằng. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về loại bằng này nhé.

Bình luận (0)