Trang chủMẹo vặtThủ thuật
Bánh chưng hay bánh trưng là đúng? Từ nào mới chính xác?
Bánh chưng hay bánh trưng là đúng? Từ nào mới chính xác?

Bánh chưng hay bánh trưng là đúng? Từ nào mới chính xác?

Bánh chưng hay bánh trưng là đúng? Từ nào mới chính xác?

Thảo Uyên, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thảo Uyên
Ngày đăng: 20/08/2024-Cập nhật: 20/08/2024
gg news

Dù là một món ăn Việt Nam truyền thống, thế nhưng cách viết bánh chưng hay bánh trưng là đúng chính tả vẫn có một số người chưa biết. Do cách phát âm có phần hơi giống nhau nên việc xác định hình thức viết đúng của từ vẫn gây ra nhiều sự nhầm lẫn. Để biết chính xác cách viết bánh trưng hay bánh chưng là đúng, mời bạn đọc tiếp nội dung dưới nhé!

Bánh chưng hay bánh trưng từ nào đúng?

Trước khi đi vào giải thích bánh trưng hay chưng là đúng thì chúng ta cần biết nguồn gốc mà từ này xuất hiện. Theo truyền thuyết ngày xưa, đây là tên gọi của một loại bánh truyền thống ngày Tết mà khi viết ra giấy thì từ đúng theo chính tả của nó là “bánh chưng”. Ngoài ra, “bánh chưng” cũng được liệt kê trong từ điển của tiếng Việt để mọi người sử dụng. Trong khi đó, “bánh trưng” lại được xem là vô nghĩa và không nằm trong từ điển Việt Nam.

Bánh chưng hay bánh trưng
Bánh chưng hay bánh trưng được viết đúng? - Đáp án là “bánh chưng”

Phong tục làm bánh chưng vào năm mới

Sở dĩ cách viết bánh chưng hay bánh trưng đúng chính tả vẫn còn nhiều người chưa biết là do loại bánh này thường được nhắc đến bằng văn nói nhiều hơn văn viết. Ở Việt Nam, các gia đình thường tụ họp với nhau vào mỗi dịp Tết để cùng nấu bánh chưng và dâng lên tổ tiên như một sự biết ơn sâu sắc. Tương truyền rằng phong tục này bắt nguồn từ thời vua Hùng Vương đến nay và được xem là một nét văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Phong tục làm bánh chưng

Trong thời đại tiên tiến như hiện nay, thay vì dùng hình thức nấu bánh chưng trên bếp lửa truyền thống. Bạn có thể sử dụng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian. Áp suất cao của dòng nồi này giúp hiện tượng truyền nhiệt từ nồi đến thực phẩm đạt độ hiệu quả cao. Thời gian nấu bánh chưng theo đó có thể rút ngắn đến một nửa so với phương pháp truyền thống mà vẫn đảm bảo màu sắc đẹp, mùi vị ngon và giá trị dinh dưỡng cao.

[Product_Listing categoryid="1789" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/do-gia-dung/noi-ap-suat.html" title="Danh sách nồi áp suất đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Nguồn gốc của bánh chưng

Như đã chia sẻ ở trên, việc xác định bánh trưng hay bánh chưng là đúng chính tả được dựa vào nguồn gốc xuất hiện theo một câu truyện truyền thuyết. Truyện kể về một mùa xuân năm nọ, vị vua Hùng thứ đời thứ 6 muốn tổ chức một cuộc thi để tìm người nối ngôi. Vua đã ra lệnh cho các hoàng tử phải dâng lên vua những sản vật đặc biệt.

Nguồn gốc của bánh chưng

Lang Liêu vốn là một vị hoàng tử nghèo, vô tình được báo mộng cách nấu món bánh chưng và bánh giầy theo hình dáng vuông và tròn, tượng trưng cho Đất Trời. Theo đó, bánh chưng được nấu với thành phần chính là hạt gạo thân quen, nhân bên trong là thịt và đậu xanh, lớp lá dong gói bên ngoài đẹp mắt. Chiếc bánh với hương vị thơm ngon cùng ý nghĩa đặc biệt đã khiến vua cha vô cùng thích thú và quyết định nối ngôi lại cho chàng.

Ý nghĩa của bánh chưng

Sau khi đã tìm hiểu về cách viết bánh chưng hay bánh trưng là đúng thì mời bạn cùng khám phá xem các tầng ý nghĩa xoay quanh món bánh này. Theo lịch sử phong tục Việt Nam, bánh chưng không chỉ mang trong mình ý nghĩa về văn hóa, mà còn là tín ngưỡng và ẩn chứa triết lý sâu sắc.

Đầu tiên, thành phần chính của bánh chưng là gạo nếp. Trong khi đó, Việt Nam ta lại là một đất nước nổi tiếng với nền văn minh lúa nước lâu đời, sinh sống nhờ hạt gạo. Cũng vì thế, chúng ta vẫn thường nghe người đời truyền tai nhau “hạt gạo là hạt ngọc trời”. Kế tiếp, hình vuông của bánh chưng lại tượng trưng cho Đất, cội nguồn để người dân tôn thờ như một sự bao bọc và chở che.

Hai điều trên đã khiến bánh chưng trở thành một lễ vật vô cùng ý nghĩa về sự biết ơn với thiên nhiên, đất trời và tinh thần uống nước nhớ nguồn. Chính vì thế, khi dâng bánh chưng lên tổ tiên vào các dịp lễ Tết, đây sẽ thể hiện cho ý nguyện về một năm mới tốt đẹp, an lành và thịnh vượng.

Ngoài ra, ba thành phần chính của bánh chưng là gạo nếp (đại diện cho đất), thịt (đại diện cho con người) và lá chuối (đại diện cho trời) là sự kết tinh hòa hợp. Từ đó, giúp cân bằng giữa âm - dương, trời - đất, thiên - nhân. Hình ảnh cả gia đình cùng nhau chuẩn bị và quây quần bên nồi bánh chưng còn thể hiện tinh thần đoàn kết và gắn bó.

Ý nghĩa của bánh chưng
Bánh chưng mang ý nghĩa biết ơn thiên nhiên, uống nước nhớ nguồn

Một số loại bánh chưng mùa Tết

Ngoài việc thắc mắc cách viết bánh chưng hay trưng đúng chính tả thì các loại hiện có của món bánh truyền thống cũng được nhiều người quan tâm. Trải qua nhiều năm gìn giữ và phát huy truyền thống nấu bánh chưng, hiện tại món bánh này đã trở nên phong phú với nhiều loại khác nhau.

  • Bánh chưng xanh: Bánh truyền thống được làm từ gạo nếp, bên trong là lớp nhân nhồi đậu xanh và thịt ba chỉ. Vỏ ngoài gói bằng lá dong, khi hấp nóng màu xanh của lá sẽ tệp vào bánh tạo nên mặt ngoài có màu xanh.
  • Bánh chưng nếp cẩm: Loại bánh được làm từ gạo nếp than (nếp cẩm) có màu tím, biểu trưng cho sự quý phái và cao sang.
  • Bánh chưng ngũ sắc: Bánh có 5 màu tương ứng với sự cân bằng và hài hòa của ngũ hành Thủy - Mộc - Kim - Hỏa - Thổ. Trong đó, gạo nếp nấu bánh được nhuộm màu và chia làm 5 phần khi gói, lục của cốm, vàng của nghệ, đỏ của gấc, tím của nếp cẩm và lam của hoa đậu biết.
một số loại bánh chưng
Bánh chưng ngũ sắc ngày Tết

Như vậy cách viết bánh chưng hay bánh trưng là đúng chính tả đã được Sforum giải đáp chi tiết ở trên. Hy vọng bạn sẽ không phải do dự nên viết bánh trưng hay bánh chưng lên giấy nữa. Trong ngôn ngữ Việt Nam, không ít từ khiến cho mọi người bị nhầm lẫn và viết sai chính tả, bạn có thể để lại thắc mắc bên dưới để được chúng tôi giải đáp thêm. Hãy đón chờ các bài viết bổ ích từ danh mục mẹo vặt từ Sforum để có nhiều kiến thức bổ ích nhé. 

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Bình luận (0)

sforum facebook group logo