Tổng hợp các lễ hội Bến Tre nổi tiếng nhất 2025


Những lễ hội Bến Tre vừa đặc sắc, vừa có nhiều thứ thể hiện nét đặc trưng của vùng đất này. Nếu là khách du lịch hoặc muốn đi du hí ở xứ dừa thì chắc bạn đang suy nghĩ không biết nên tới lễ hội nào. Nếu vậy thì hãy cùng Sforum điểm qua các lễ hội truyền thống nổi tiếng tại Bến Tre ở dưới đây.
Lễ hội Truyền thống cách mạng
Trong phong trào Đồng Khởi năm 1960, Bến Tre nổi bật với câu chuyện của “đội quân tóc dài” gồm các nữ chiến sĩ thanh niên xung phong. Vì vậy, mỗi năm vào ngày 17/1, tại Khu di tích Đồng Khởi thường tổ chức lễ hội Truyền thống cách mạng. Hội này nhằm tri ân những người phụ nữ đã có công đóng góp hoặc hy sinh trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Lâu dần, hội Đồng Khởi trở thành một trong các lễ hội truyền thống ở Bến Tre.

Hiện nay, lễ hội Đồng Khởi thường có quy mô lớn, trang trọng và thu hút được rất nhiều người ghé tới. Nội dung lễ hội sẽ gồm có sân khấu lớn và những tiết mục văn nghệ tái hiện lại hình ảnh phong trào Đồng Khởi ngày xưa. Đây là một trong các lễ hội Bến Tre được công nhận Di tích quốc gia.
Lễ hội trái cây ngon – an toàn
Khi nói tới Bến Tre, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các chợ hoặc miệt vườn trái cây. Vì vậy, nếu nhắc tới lễ hội thì không thể bỏ qua lễ hội trái cây ngon an toàn ở tỉnh này. Hội này thường được diễn ra vào 5/5 theo lịch âm, trùng với Tết Đoan Ngọ.
Mục đích của ngày hội này là để giới thiệu những loại trái cây thơm ngon, an toàn không chỉ ở Bến Tre mà còn ở nhiều địa phương khác. Những chủ vườn, người trồng trọt có thể đến đây để quảng bá, giới thiệu nông sản của mình cũng như giao lưu với nhau để chia sẻ học hỏi kinh nghiệm trồng trọt. Đặc biệt, nhiều nhà đầu tư cũng ghé đến đây để tìm kiếm các đơn vị trồng trọt, sản xuất trái cây sạch, an toàn cho các kế hoạch kinh doanh lớn.
Để có những bức hình đẹp ở các lễ hội nổi tiếng tại Bến Tre, bạn hãy chuẩn bị một chiếc máy ảnh tốt. Hãy xem ngay các máy chụp hình sau để chọn nhé:
[Product_Listing categoryid="1634" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/may-anh.html" title="Danh sách máy ảnh đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Lễ hội dừa
Khi nhắc tới Bến Tre thì ai cũng sẽ nghĩ tới dừa. Do đó, tất nhiên khi nói tới các lễ hội Bến Tre thì không thể không nói tới lễ hội dừa. Mục đích của sự kiện này nhằm tôn vinh những giá trị của cây dừa đối với người dân Việt. Đây cũng là dịp để người dân Bến Tre giới thiệu về mảnh đất, văn hóa, con người cũng như những sản phẩm của xứ dừa.

Tại lễ hội này có các hoạt động truyền thống như hội ẩm thực, hội áo bà ba, thời trang chủ đề dừa,... Đây là một trong các lễ hội lớn, có quy mô quốc gia, đã được tổ chức nhiều lần và thu hút rất nhiều khách du lịch từ mọi nơi.
Lễ hội Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là người đã sáng tác ra tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên. Mặc dù ông sinh ra ở Gia Định nhưng ông sống phần lớn cuộc đời và mất ở Bến Tre. Khi đến xứ dừa, ông đã có công dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và giúp phát triển vùng này. Do đó, ở Bến Tre đến nay hằng năm vẫn làm lễ hội để tri ân ông.
Mỗi năm, các nhà văn, nhà thơ và những người nghiên cứu lịch sử thường tề tựu về huyện Ba Trì để nghe những câu chuyện, công trạng của Nguyễn Đình Chiểu. Lễ hội này cũng là dịp truyền cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước và sự hào hiệp.
Lễ hội Nghinh Ông
Ở các làng chài thường có lễ hội Nghinh Ông, Ông ở đây là Ông Cá Voi. Dân biển thường tin Ông là thần của biển, sẽ phù hộ cho ngư dân đánh bắt được nhiều cá và đi về an toàn, không bị tai nạn hoặc gặp gió bão trên biển. Lâu dần, đây đã trở thành một nét văn hóa riêng của những khu vực làng chài và được nhà nước công nhận.

Ở Bến Tre có tới 12 điểm thờ Ông Cá Voi nhưng nơi tổ chức lễ Nghinh Ông lớn nhất là ở xã Bình Thắng. Hội thường diễn ra trong hai ngày là 15 và 16 tháng 6 theo lịch âm. Trong lễ hội, phần lễ sẽ có nhiều nghi thức truyền thống. Sau đó sẽ đến phần hội với nhiều hoạt động, trò chơi dân gian sôi nổi.
Lễ hội Kỳ Yên
Kỳ Yên là lễ hội có ở rất nhiều nơi trên nước ta thể hiện tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng. Mục đích của lễ hội này là để tưởng nhớ tới Thành Hoàng, những người đã có công khai khẩn, xây dựng và giữ gìn cho vùng đất. Đồng thời, người dân cũng sẽ cầu nguyện cho thời tiết, mùa màng thuận lợi, đất nước yên bình trong lễ hội này. Lễ này được tổ chức ở rất nhiều đình ở tỉnh Bến Tre.
Mỗi năm, lễ hội Kỳ Yên sẽ được tổ chức hai lần. Thời gian tổ chức lần một là giữa tháng 11, 12 theo lịch âm, gọi là thượng điền. Lần hai sẽ là giữa tháng 3, 4 hoặc 5 theo lịch âm, gọi là hạ điền. Thời gian mỗi lần tổ chức là 3 ngày gồm những nghi thức xoay quanh thờ kính Thành Hoàng.
Trên đây là những lễ hội Bến Tre phổ biến nhất. Nếu có dịp đi du lịch đến xứ dừa, bạn đừng bỏ qua cơ hội tham gia các lễ hội truyền thống nổi tiếng tại Bến Tre ở trên nhé. Còn nếu muốn biết thêm về những lễ hội văn hóa ở các địa phương khác, bạn hãy theo dõi các bài tương tự trên Sforum.

Bình luận (0)