Cẩm nang build PC - Phần 6: Làm thế nào để mua được một thùng máy (case) hoàn hảo cho dàn PC của bạn?


Không giống như các linh kiện máy tính khác bên trong nó, thùng máy (case) hết sức đa dạng về kích cỡ, hình dáng, chất liệu, giá cả,… Việc biết được đâu là chiếc thùng máy bạn cần có thể rất dễ dàng, nhưng cũng có thể rắc rối. Lựa chọn một chiếc thùng máy phù hợp với dàn PC mà bạn sắp lắp ráp có thể không dễ dàng. Mời bạn cùng Sforum “ngâm cứu” các hướng dẫn build PC gaming trong bài viết này để mua được chiếc thùng máy hoàn hảo mà bạn sẽ dùng trong nhiều năm sắp tới. Đây là điều đầu tiên bạn cần xác định, trước tất cả các thông tin khác. Các chiếc vỏ case ngày nay thường được sản xuất theo ba chuẩn từ to đến nhỏ là full tower, mid tower và mini-ITX. Các thùng full tower và mid tower có thể chứa được các bo mạch chủ chuẩn ATX (chuẩn phổ biến nhất hiện tại) cũng như bo mạch micro-ATX nhỏ gọn hơn nhưng bị cắt giảm nhiều kết nối. [caption id='attachment_578703' align='aligncenter' width='900'] Các thùng full tower thực sự khổng lồ - cao hơn, rộng hơn và dài hơn, nên sẽ phù hợp với những ai muốn build một PC với bo mạch chủ chuẩn Extended ATX lớn hơn hẳn. Nó cũng có đủ chỗ cho một binh đoàn ổ cứng, 3 - 4 card đồ họa “to, dài, nạc”, tản nhiệt nước, nhiều quạt. Mini-ITX là các thùng máy rất nhỏ, được thiết kế cho chuẩn bo mạch chủ riêng của nó là mini-ITX. Một số có thể nhỏ tới mức bạn không thể lắp được card đồ họa bình thường hay thậm chí là tản nhiệt CPU vào trong các thùng máy này, do đó hãy xem xét kỹ thông số và kích thước của chúng trước khi bạn quyết định mua. Những thùng máy ọp ẹp được sản xuất bởi các công ty không tên tuổi thường rất rẻ, và đôi khi đi kèm cả nguồn điện. Tuy nhiên chúng tôi không khuyên bạn mua và sử dụng chúng – nguồn đểu có thể giết cả dàn PC của bạn theo đúng nghĩa đen, trong khi thùng máy rẻ tiền có thể không được gia công chính xác, khiến việc lắp ráp kinh kiện gặp khó khăn hoặc gây trầy xước, hư hỏng. Do đó, bạn nên xem xét một thùng máy vào khoảng 700 ngàn đến 1 triệu đồng, dù có thể khá cao nhưng chúng thực sự xứng đáng. Các sản phẩm này được làm bằng kim loại dày, chắc chắn và có thể được trang bị sẵn nhiều vị trí lắp quạt, có kích thước lớn để bạn thoải mái nâng cấp trong tương lai. Số lượng tên tuổi lớn tham gia vào phân khúc này cũng rất nhiều nên bạn không lo thiếu lựa chọn. Khi chi hơn 4 triệu đồng cho một thùng máy, bạn đã vào phân khúc cao cấp. Các sản phẩm trong phân khúc này có thể có giá đến… vài chục triệu đồng, và không còn đơn thuần là thùng máy mà còn là một món hàng công nghệ “đỉnh”. Các loại vật liệu được sử dụng cũng cao cấp hơn, và rất nhiều trong số chúng được sản xuất theo chuẩn full tower. https://www.youtube.com/watch?v=H9gSxedVQvo Chiếc thùng máy mà bạn chọn mua hôm nay sẽ gắn bó với bạn một thời gian dài – đôi khi là cả chục năm bởi không như linh kiện bên trong, thùng máy rất bền và không cần phải “nâng cấp” thường xuyên. Ngay cả khi mua hàng online, bạn vẫn có thể dễ dàng tìm thấy hình ảnh của chúng từ mọi góc độ, giúp bạn biết trước được sản phẩm mình sắp mua sẽ trông như thế nào. Tuy nhiên nếu có thể, hãy trực tiếp đến cửa hàng để được tận tay sờ mó chúng trước khi ra quyết định mua sắm. Ở trên, chúng tôi đã nhắc tới những tính năng phụ trợ mà nhà sản xuất đưa vào thùng máy của mình để thu hút khách hàng. Sforum sẽ liệt kê danh sách các tính năng phổ biến nhất dưới đây để bạn biết mình có thể nhận được gì khi mua thùng máy khủng nhé. Khoang chứa ổ cứng: Dù NVMe đang phổ biến hơn khiến nhu cầu về số khoang ổ cứng giảm đi, chúng vẫn là cần thiết cho những ai có nhu cầu lưu trữ lớn. Thiết kế không cần công cụ: Ngày xưa thì hễ động vào thùng máy là bắt buộc phải có tua vít, nhưng giờ đây rất nhiều linh kiện và thùng máy có thể được tháo lắp chỉ bằng tay. Quản lý cáp: Các thùng máy tốt sẽ có khoang riêng để bạn đi dây điện và cáp bên trong, hoặc ít nhất là lỗ để cột dây rút gom gọn cáp điện, giúp cải thiện khả năng lưu thông không khí và hiệu suất tản nhiệt. Cổng kết nối mặt trước: Nếu bạn có rất nhiều thiết bị di động và gaming gear, có thêm cổng kết nối ở mặt trước là điều rất hữu dụng. Số quạt: Thùng máy có thể lắp càng nhiều quạt thì tản nhiệt càng hiệu quả. Ít nhất bạn cần hai quạt – một hút ở mặt trước và một đẩy ở mặt sau – để giúp không khí lưu thông. Lọc bụi: Nếu bạn hút thuốc hay sống ở nơi nhiều khói bụi, một thùng máy được trang bị các tấm lọc bụi là cần thiết để giúp máy hoạt động mát mẻ hơn. Hỗ trợ tản nhiệt nước: Thùng máy mini-ITX thường không hỗ trợ tản nhiệt nước, thùng mid tower có thể lắp được radiator 240mm, còn nếu muốn dùng radiator 360mm thì bạn nên xem xét mua full tower (hoặc một thùng mid tower cực lớn). Khe riêng cho card đồ họa: Thường xuất hiện trên các thùng máy cao cấp, nó giúp card đồ họa của bạn trở thành tâm điểm sự chú ý khi được tách rời hẳn khỏi mainboard, nhưng có thể bạn sẽ cần một số linh kiện đặc biệt (thường được cung cấp sẵn trong thùng máy). Mặt hông trong suốt: Có thể được làm bằng nhựa rẻ tiền hoặc kính cường lực đắt đỏ, mặt hông trong suốt sẽ giúp bạn khoe được nội thất xịn bên trong. Cách âm: Các thùng máy chất lượng cao có khả năng cách âm tốt hơn, đủ sức ngăn tiếng ù ù khi quạt trên linh kiện phải quay nhanh do bạn làm tác vụ nặng. Tuy nhiên vật liệu cách âm cũng sẽ làm linh kiện bên trong nóng hơn nếu không đủ quạt. Trên đây là những điểu mà bạn cần lưu ý khi lựa chọn một thùng máy phù hợp cho bộ PC của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ có ích với bạn. [Product_Listing categoryid='934' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/may-tinh-de-ban/pc-gaming.html' title='Danh sách PC Gaming đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']Với thùng máy, kích cỡ rất quan trọng
Mid tower (trái) và full tower (phải).[/caption] Kích thước chính xác của từng thùng máy lại khác nhau tùy vào thiết kế của nhà sản xuất. Ở thời điểm hiện tại, một thùng mid tower (kích thước vào khoảng 50cm x 50cm x 25cm) là loại phổ biến nhất và có thể chứa được cả mainboard, 1-2 card đồ họa lớn, 4-6 ổ cứng và cả tản nhiệt CPU nữa.
Giá cả của một thùng máy
Khi bạn chịu chi hơn một chút, tầm giá dưới 4 triệu đồng đem lại cực kỳ nhiều lựa chọn cả về thiết kế bên trong và mẫu mã bên ngoài. Như thường lệ, bạn cần xem xét kích thước bên trong để biết liệu card đồ họa khủng của mình có lắp vừa hay không, nhưng cũng nên chú ý đến các tính năng phụ trợ vì đây là tầm giá mà các nhà sản xuất thi nhau bổ sung chúng vào thùng máy, ví dụ khoang riêng cho ổ cứng cùng nguồn PC và hàng loạt quạt tản nhiệt, vị trí lắp radiator cho tản nhiệt nước,…
Tốt gỗ chưa đủ, cần tốt cả nước sơn!
Những tính năng đáng chú ý
Tạm kết:

Bình luận (0)