Công thức chu vi hình thang và các dạng bài tập ví dụ


Trong hình học, việc nắm rõ công thức tính chu vi hình thang là một trong những kỹ năng cơ bản giúp bạn giải quyết nhanh chóng các bài toán về hình thang. Đặc biệt, cách tính chu vi hình thang cân sẽ giúp bạn làm chủ tốt hơn các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao, nhất là khi gặp hình thang có tính đối xứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nội dung chi tiết, kèm theo bài tập minh họa và mẹo nhớ công thức dễ dàng.
Công thức tính chu vi hình thang
Chu vi của một hình thang chính là tổng độ dài các cạnh của nó. Công thức tính chu vi này áp dụng chung cho mọi hình thang. Song, để tiết kiệm thời gian, ta có thể sử dụng những công thức rút gọn hơn cho các loại hình thang cụ thể. Dưới đây là các công thức tính chu vi bạn có thể tham khảo.
Công thức tính chu vi hình thang thường
Hình thang thường là một tứ giác đặc biệt với hai cạnh đáy song song và bốn góc có tổng số đo bằng 360 độ. Để tính chu vi hình thang, ta cộng độ dài hai đáy và hai cạnh bên lại với nhau. Công thức cụ thể như sau:
- Công thức: P = a + b + c + d
Trong đó:
- P: Chu vi của hình thang
- a và b: Độ dài 2 cạnh đáy
- c và d: Độ dài 2 cạnh bên

Công thức tính chu vi hình thang vuông
Hình thang vuông là dạng hình thang có một góc vuông, tức là có một cạnh bên vuông góc với hai đáy. Công thức tính chu vi hình thang vuông cũng tương tự như hình thang thường, bằng tổng độ dài của bốn cạnh:
- Công thức: P = a + b + c + d
Trong đó:
- P: Chu vi của hình thang vuông
- a, b: Độ dài của 2 cạnh đáy
- c, d: Độ dài của 2 cạnh bên
Công thức tính chu vi hình thang cân
Hình thang cân là một trường hợp đặc biệt của hình thang, trong đó hai cạnh bên có độ dài như nhau. Điều này làm cho công thức để tính chu vi của hình thang cân có phần đặc biệt hơn so với hình thang thường. Công thức tính chu vi như sau:
- Công thức: P = a + b + 2c
Trong đó:
- P: Chu vi của hình thang cân
- a, b: Chiều dài hai cạnh đáy hình thang
- c: Chiều dài cạnh bên hình thang
Để thuận tiện trong việc học và tra cứu cách tính chu vi hình thang cân khi cần, bạn có thể tham khảo các dòng điện thoại chính hãng tại CellphoneS. Với nhiều lựa chọn giá hợp lý, các sản phẩm tại CellphoneS sẽ giúp bạn dễ dàng truy cập thông tin và hỗ trợ tốt hơn cho việc học tập.
[Product_Listing categoryid="3" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile.html" title="Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Các dạng bài tập về tính chu vi hình thang
Để làm quen với cách tính chu vi hình thang, bạn có thể thực hành qua các dạng bài tập dưới đây. Việc làm các bài tập sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về công thức tính chu vi hình thang và cách áp dụng nó. Hãy cùng Sforum tìm hiểu một số dạng bài về hình hình thang bạn nhé!
Tính chu vi hình bình thang khi biết độ dài các đáy và cạnh bên
Bài tập này yêu cầu bạn tìm tổng độ dài các cạnh của hình thang khi biết độ dài từng cạnh. Để giải quyết dạng bài tập này, chỉ cần áp dụng công thức tính chu vi như bình thường.
- Ví dụ: Cho hình thang ABCD có độ dài các cạnh là a = 5 cm, b = 7 cm, c = 3 cm và d = 4cm. Tính chu vi của hình thang ABCD trên.
- Giải: Chi vi hình thang ABCD: P = a + b + c + d = 5 + 7 + 3 + 4 = 19 cm

Tính độ dài cạnh bên của hình thang cân khi biết chu vi
Dạng bài tập này phức tạp hơn một chút, yêu cầu bạn tìm độ dài của một cạnh bên khi biết chu vi và độ dài hai đáy của hình thang cân. Để tính, bạn có thể áp dụng công thức tính chu vi của hình thang cân và giải phương trình để tìm cạnh bên.
- Ví dụ: Cho hình thang cân ABCD có chu vi P = 26 cm, đồ dài hai đáy là a = 8 cm và b = 10 cm. Tính độ dài cạnh bên của hình thang cân trên.
- Giải: Sử dụng công thức tính chu vi của hình thang cân P = a + b + 2c
- 26 = 8 + 10 + 2c
- 2c = 26 - 18
- c = 4 cm
Mẹo hay giúp ghi nhớ công thức tính chu vi hình thang
Việc ghi nhớ công thức để tính chu vi cả hình thang có thể trở nên đơn giản hơn khi bạn sử dụng các mẹo nhớ nhanh. Dưới đây là một vài mẹo hay mà bạn có thể áp dụng. Những mẹo này không chỉ giúp bạn nắm rõ công thức mà còn rút ngắn thời gian tính toán khi gặp các dạng bài tập khác nhau.
- Nhớ theo dạng hình: Khi nhìn vào hình thang, bạn có thể hình dung chu vi như tổng chiều dài của tất cả các cạnh tạo thành hình.
- Nhắc nhở bằng quy tắc: Hình thang thường thì cộng cả bốn cạnh, còn hình thang cân thì chỉ cần nhớ cộng hai đáy rồi nhân đôi cạnh bên.
- Ghi nhớ bằng ví dụ thực tiễn: Áp dụng công thức vào các bài tập ví dụ sẽ giúp bạn nhớ nhanh và chính xác hơn.

Bài tập minh họa về tính chu vi hình thang
Để giúp bạn thực hành và hiểu rõ hơn về cách tính chu vi hình thang, Sforum có một số bài minh họa để bạn có thể thực hành. Hãy xem dưới đây là hai bài tập minh họa với lời giải chi tiết để hiểu rõ hơn về các công thức bạn nhé.
Bài tập 1: Cho hình thang ABCD có độ dài các cạnh là a = 6 cm, b = 8 cm, c = 4 cm và d = 5 cm. Tính chu vi của hình thang ABCD trên.
- Giải: Chu vi ABCD: P = a + b + c + d = 6 + 8 + 4 + 5 = 23 cm
Bài tập 2: Cho hình thang cân MNPQ với độ dài hai đáy là a = 10 cm và b = 12 cm, chu vi của hình thang trên là 32 cm. Tính độ dài cạnh bên của hình thang.
- Giải: Sử dụng cách tính chu vi hình thang cân P = a + b + 2c
- 32 = 10 + 12 + 2c
- 2c = 32 - 22
- c = 5 cm

Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm rõ công thức tính chu vi hình thang cân và cách áp dụng nó cho từng dạng bài khác nhau. Với các ví dụ thực tế và mẹo ghi nhớ dễ dàng, cách tính chu vi hình thang cân sẽ không còn là trở ngại trong học tập. Hãy áp dụng thường xuyên những kiến thức này để giải các bài toán liên quan một cách tự tin và hiệu quả hơn. Đừng quên theo dõi Sforum để biết thêm nhiều công thức tính toán cũng như thông tin giáo dục hữu ích bạn nhé!
Xem thêm bài viết ở chuyên mục: Mẹo vặt

Bình luận (0)