Trang chủThị trường
Lại nói về chuẩn sạc USB-C: Lợi hại thế nào mà ngay cả iPhone cũng sắp phải chuyển qua dùng?
Lại nói về chuẩn sạc USB-C: Lợi hại thế nào mà ngay cả iPhone cũng sắp phải chuyển qua dùng?

Lại nói về chuẩn sạc USB-C: Lợi hại thế nào mà ngay cả iPhone cũng sắp phải chuyển qua dùng?

Lại nói về chuẩn sạc USB-C: Lợi hại thế nào mà ngay cả iPhone cũng sắp phải chuyển qua dùng?

Nguyễn Charlie
Ngày đăng: 28/08/2023-Cập nhật: 28/08/2023
gg news

Chuẩn sạc USB-C đã và đang trở thành chuẩn cung cấp năng lượng và kết nối chung của hầu hết các thiết bị điện tử thời điểm hiện tại, chẳng hạn như điện thoại, máy tính bảnglaptop.

Tại sao lại nói USB-C chưa thực sự hoàn thiện, vì thực tế nó vẫn đang còn nhiều bất cập, đặc biệt về tính đồng bộ, ngay thứ mà USB-C được đánh giá cao hơn những chuẩn sạc khác. Chẳng hạn, chiếc HTC U12+ ra mắt vào năm 2018 cùng dùng cổng Type-C nhưng lại chẳng thể sử dụng nó để kết nối với tai nghe có dây như cách mà Samsung hay Huawei mang lại.

USB-C đã thay đổi cuộc sống chúng ta rất nhiều so với thời gian sử dụng chuẩn sạc độc quyền

Dù vậy, USB-C cũng đã là cải tiến tuyệt vời đối với cộng đồng công nghệ sau hàng loạt rắc rối mà các chuẩn kết nối độc quyền mang lại. Trở về những năm 2000, những chiếc Nokia với chuẩn sạc “đầu nhỏ”, “đầu lớn” hay “chân dài” đã gây cho người dùng không ít khó khăn để phân biệt và tìm được bộ sạc phù hợp những lúc khẩn cấp. Thậm chí, điện thoại Ericsson SH888 còn đi cùng với một chuẩn kết nối không giống ai khiến người dùng phải đau đầu khi tìm mua phụ kiện sạc này.

Vì vậy, ngay khi chuẩn DC ra đời, hay sau này là các phiên bản nâng cấp như mini-USB và micro-USB, cũng đã giúp cho người dùng rút gọn được đáng kể trải nghiệm sử dụng. Và cho đến khi USB-C ra đời, trở thành chuẩn kết nối phổ biến nhất trên toàn cầu và mang lại nhiều tiện lợi cho người dùng.

USB-C đã thay đổi chóng mặt trải nghiệm thiết bị di động

Nếu bạn vẫn chưa thấy những thay đổi này ảnh hưởng thế nào đến với đời sống của chúng ta thì hãy nhìn vào ví dụ sau. Mình sử dụng rất nhiều thiết bị như Galaxy S23 Ultra, OnePlus 10 Pro, Galaxy S8 Plus, Galaxy Tab S7 Plus, Pixel Buds Pro, Galaxy Buds và thậm chí là Pixelbook đã ra mắt từ rất lâu trước đó. Nếu các hãng đều sử dụng các chuẩn kết nối riêng biệt thì chắc hẳn bàn làm việc của chúng ta bị bao phủ hoàn toàn bằng các sợi cáp sạc để đáp ứng hết toàn bộ các kết nối này.

Một adapter có thể giải quyết mọi thứ

Nhưng thật may mắn, toàn bộ các chiếc điện thoại và máy tính bảng kể trên đều sử dụng chung chuẩn kết nối với USB-C cho khả năng tương thích tốt nhất khi bạn chỉ dùng một sợi dây cắm duy nhất. Việc cần làm là tìm kiếm một sợi dây thật chất lượng cùng adapter sạc có nhiều cổng để hỗ trợ các kết nối và số lượng cần thiết là đủ.

Thậm chí, điều này cũng giải quyết được vấn đề với nhiều thiết bị liên quan khác. Chẳng hạn, nhiều mẫu loa bluetooth giờ đây đã chuyển sang sử dụng nguồn cắm để nạp năng lượng là chuẩn USB-C, giúp cho người dùng không cần quá lo lắng về tìm kiếm dây sạc hay bị mất bộ sạc đi kèm với thiết bị. Ngay cả bộ phát Bluetooth AirFly Pro hay camera hành động Insta360 X3 cũng đã hỗ trợ USB-C để mang lại trải nghiệm đồng bộ nhất có thể.

Các thiết bị phụ kiện như máy phát bluetooth hay sạc dự phòng cũng đã chuyển sang sử dụng USB-C

Nếu thường xuyên phải di chuyển ngoài đường hoặc có những chuyến đi xa, những viên pin sạc dự phòng chắc chắn không thể thiếu trong balo của bạn. Và hãy thử nghĩ mỗi hãng pin dự phòng đều sử dụng những chuẩn sạc khác nhau, điều này thật kinh khủng. Sẽ rất tồi tệ khi bạn muốn sạc lại các thiết bị mình đang sử dụng, nó không chỉ chiếm diện tích mà còn rắc rối để tìm thấy chuẩn sạc đúng cho viên pin của mình.

Mọi chuyện sẽ chưa dừng lại nữa nếu như bạn thuôc team mê 'xê dịch' xuyên quốc gia. Sẽ khá khó chịu khi phải đi qua hải quan và bị lục tung mọi thứ trong hành lý. Lúc đó với hàng loạt cọng dây cáp sạc sẽ khiến bạn phải cất giữ lại mất thời gian và không kém phần mệt mỏi.

Tuyệt vời hơn khi chỉ dùng một cọng cáp để sạc các thiết bị trong suốt chuyến du lịch

Từ khi chuyển qua sử dụng USB-C trên cả chiếc iPad Air 5 và chiếc laptop thì mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đối với bản thân mình. Không còn tốn quá nhiều thời gian để sắp xếp mọi thứ, cũng không cần phải mang theo quá nhiều đồ đạc khi ra đường mà chỉ cần một chiếc adapter sạc với nhiều cổng nguồn cùng 1-2 sợi dây USB-C phòng trường hợp cần sạc 2 thiết bị cùng lúc.

Thậm chí chiếc ultrabook của mình đang sử dụng còn có khả năng sạc nhanh qua USB-C với chuẩn công nghệ Power Delivery. Nghĩa là mình chỉ cần đem theo adapter có hỗ trợ lên đến 65W hoặc hơn thế nữa, kèm một sợi dây dẫn đủ công suất là có thể trải nghiệm thoải mái mà không khác gì việc mang theo bộ sạc riêng. Còn chưa kể đến, cổng USB-C này trên một số mẫu laptop cũng hỗ trợ khả năng sạc ngược lại cho điện thoại hay các thiết bị điện tử khác.

Thậm chí còn có cả sạc dự phòng USB-C cho Watch

USB-C không chỉ xuất hiện bên trên smartphone hay máy tính bảng

Ngày nay, công nghệ không chỉ xuất hiện bên trong các thiết bị điện tử nữa mà những thiết bị gia dụng khác trong gia đình có sử dụng điện và pin cũng gần như lần lượt được nâng cấp với nhiều tính năng hiện đại. Đầu tiên, có thể kể đến các đồ dùng như máy sấy tóc cỡ nhỏ, máy hút bụi, máy massage hay máy cắt lông quần áo,... Hầu hết những thương hiệu mà mình quen dùng đều đã tích hợp cổng USB-C trên sản phẩm của họ. Giờ đây, sau khi mua về và đập hộp, người dùng không cần quá quan tâm đến những phụ kiện sạc bên trong và có thể sạc chung với các dây cáp và bộ sạc đã sở hữu trước đó.

Các thiết bị gia dụng khác cũng đã dần chuyển sang USB-C

Thậm chí, việc USB-C xuất hiện còn thay đổi rất mạnh mẽ đến trải nghiệm đồ gia dụng trong nhà, đặc biệt là các thiết bị nhà bếp. Rất lấy làm tiếc khi các thiết bị nặng công suất vẫn chưa dùng được USB-C do yêu cầu độ ổn định cùng công suất nguồn lớn lên đến 1000W hoặc thậm chí hơn thế nữa. Nhưng dù sao thì cổng USB-C đã cho thấy sự thống nhất hóa với với hàng loạt sản phẩm trong gia đình.

Một hôm nọ, mình có mua một vài thiết bị với công nghệ phục vụ cho khu vực nhà sau của mình. Một chiếc bếp điện cỡ nhỏ, một nồi lẩu thông minh và một chiếc ấm đun nước với công suất chỉ 240W. Tất cả đều có thể được sắp đặt bên trong 2 chiếc Adapter với công suất tốt đa hơn 120W. Trong đó chiếc ấm đun nước được sử dụng riêng với Adapter của hãng, còn lại mình để có thể đấu nối với cổng USB-C, nếu bạn muốn tiết kiệm không gian hơn nữa vẫn có thể dùng một dây mà hơi cực để liên tục tháo rời.

USB-C là phát kiến rất tuyệt vời cho việc thống nhất hóa đồ điện gia dụng

Rời xa USB-C là 'bão tố'

Cổng USB-C tuyệt vời là thế nhưng đáng buồn, chiếc điện thoại chính mà mình đang sử dụng là iPhone 13 Pro Max lại sử dụng chuẩn kết nối Lightning đã ra mắt cách đây 10 năm về trước, lần đầu tiên xuất hiện trên thế hệ iPhone 5. Chưa cần bàn đến khả năng truy xuất dữ liệu hay tốc độ truyền file, chỉ riêng tốc độ sạc đã đủ làm mình chưa hài lòng hoặc có thể Apple đã 'keo kiệt' khi không nâng cấp công suất sạc đủ nhanh cho các thiết bị iPhone.

Thêm nữa, trước kia khi mình sử dụng iMac với Magic Keyboard và Magic Trackpad cũng gặp không ít khó khăn khi cần sạc lại thiết bị. Mình tốn nhiều thời gian để tìm một vài sợi cáp Lightning hiếm hoi trong nhà, sau đó cắm điện và bắt đầu chờ đợi thiết bị nạp đầy năng lượng. Vì những thiết bị này có thể hoạt động nhiều ngày sau mỗi lần sạc nên sau đó mình lại cất chúng đi và tìm lại khi bắt đầu có nhu cầu mới.

iPhone 12 Pro Max vẫn dùng cáp Lightning là điều rất bất tiện

Apple gần đây đã cởi mở hơn khi họ đã thay thế cổng Type-C thay cho Lightning trên nhiều mẫu iPad, MacBook thì vẫn nạp điện bằng cổng MagSafe nhưng bù lại chúng ta có nhiều cổng Thunderbolt USB-C để truyền dữ liệu tốc độ cao. Bên cạnh đó, theo nhiều nguồn tin rò rỉ, gần như 90% khả năng những chiếc iPhone thế hệ kế tiếp cũng sẽ chuyển sang sử dụng USB-C. Đây là tín hiệu rất khả quan và sẽ giúp cuộc sống của chúng ta trở nên gọn gàng hơn rất nhiều khi hầu hết tất cả thiết bị điện tử đều dùng chung một chuẩn sạc duy nhất.

Đáng tiếc, vẫn còn không ít thiết bị buộc lòng bạn phải chấp nhận với nguồn DC truyền thống do chúng cần công suất quá lớn để hoạt động. Chẳng hạn như nồi cơm điện thông minh, ấm đun nước, máy lọc không khí, bàn chải điện,... Nhưng cũng không quá khó chịu vì các thiết bị này hầu như cần cắm điện liên tục và cũng chẳng cần di chuyển quá nhiều.

Điều này còn diễn ra đối với các linh kiện như Magic Mouse hay Magic Keyboard

Riêng bàn chải điện thì một số thương hiệu đã dần chuyển sang sử dụng cổng USB-C thay vì micro-USB như trước kia, vậy nên kkhi mẫu mình đang dùng hỏng thì chỉ cần nâng cấp lên mẫu mới là xong. Ngoài ra, còn một thiết bị nữa là máy ảnh, mình đang sử dụng Nikon D4s vẫn còn đang dùng pin rời, điểm tiện lợi là mình có thể đổi pin nhanh chóng để chụp liên tục trong những set chụp quá lâu. Nhưng nếu chúng cũng được trang bị những cổng sạc USB-C tốc độ cao thì thật tiện lợi, vì bạn sẽ không cần tháo pin hay mang theo những bộ adapter sạc riêng biệt chỉ dùng cho máy ảnh.

Hạn chế mà USB-C mang lại, cũng bất tiện đấy

Điều đầu tiên, không phải cáp USB-C nào cũng như nhau. Đôi khi có các thiết bị sử dụng cáp USB-C to USB-A điều này khiến bạn không thể khỏi nhầm lẫn khi lựa chọn adapter sạc. Thật may là ngày nay có kha khá các hãng sản xuất đã trang bị đầy đủ các cổng từ USB-C cho đến USB-A trên các sản phẩm đa cổng của họ.

Còn một điều nữa cũng liên quan đến những sợi cáp USB-A to USB-C, chuẩn sạc riêng của các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc. Công nghệ sạc nhanh ngày nay đã rất phát triển và đạt đến trình độ rất cao cấp. Tuy nhiên, công nghệ sạc nhanh độc quyền lại đi kèm với các chuẩn kết nối kỳ lạ và bạn sẽ không thể kích hoạt sạc nhanh trên các thiết bị như OnePlus 10 Pro nếu chỉ dùng cáp USB-C thông thường.

Nhưng USB-C mỗi hãng mỗi khác nên phải chấp nhận là điều đương nhiên

Thêm một điều nữa, điều này đã xuất hiện từ các kết nối micro-USB là các chuẩn kết nối của cổng USB-C không hoàn toàn giống nhau. Có thể kể đến như việc một số cổng USB-C nhưng được hỗ trợ Thunderbolt 4.0 cho khả năng xuất hình với màn hình lên đến 8K hoặc thậm chí là sạc nhanh trên 100W theo chuẩn PD, PD 2.0. Nhưng lại cũng là cổng USB-C đó nhưng lại chỉ là kết nối USB 3.0 hay USB 3.1, việc bạn có thể làm duy nhất là truyền dữ liệu và sạc điện nếu cổng sạc có hỗ trợ.

Nếu không am hiểu về công nghệ, bạn sẽ không biết toàn bộ về các công dụng của USB-C

Vậy nên, nếu không quá am hiểu về công nghệ, người dùng sẽ gặp khó khăn để nắm được hết các công dụng mà từng cổng USB-C mang lại và không khỏi bối rối khi cần dùng tác vụ mà mình mong muốn trong khi sợi dây cáp đang có lại không đáp ứng được điều này.

Tóm lại

Chuẩn USB-C đã thay đổi cuộc sống con người rất nhiều khi ngày càng phổ biến hơn trên điện thoại. Điều này giúp mang lại sự tiện nghi và thoải mái cho người dùng khi sở hữu nhiều thiết bị công nghệ bên mình. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có những hạn chế khi dùng cổng USB-C và vẫn còn rất nhiều những thiết bị chưa hỗ trợ chuẩn sạc này, nhưng nhìn chung thì đây là tiêu chuẩn tốt nhất mà chúng ta có tại thời điểm hiện tại và mong muốn tất cả thiết bị điện tử đều được đồng bộ với cổng sạc này.

Xem thêm:[Product_Listing categoryid='3' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile.html' title='Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
5/5
(0 lượt đánh giá)

Mình tên thật là Khang Nguyễn, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết bài công nghệ cùng nghiên cứu những tin tức công nghệ liên quan, những bài viết sau này hy vọng sẽ liên tục đạt được nhiều đề tài hay và view cao nhất.