Trang chủThị trường
Còn ai nhớ Mobiistar? Hãng điện thoại Việt giá rẻ biến mất không lời từ biệt
Còn ai nhớ Mobiistar? Hãng điện thoại Việt giá rẻ biến mất không lời từ biệt

Còn ai nhớ Mobiistar? Hãng điện thoại Việt giá rẻ biến mất không lời từ biệt

Còn ai nhớ Mobiistar? Hãng điện thoại Việt giá rẻ biến mất không lời từ biệt

Sforum CTV, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Sforum CTV
Ngày đăng: 13/02/2023-Cập nhật: 16/02/2023
gg news
Bạn còn nhớ đến Mobiistar? Thương hiệu điện thoại Việt gạo cội và 'chịu chơi' cạnh tranh sòng phẳng với các hãng nước ngoài từ thời feature phone cục gạch cho đến smartphone màn hình cảm ứng, thậm chí từng 'đem chuông đi đánh xứ người' ở thị trường Ấn Độ. Đáng buồn thay, Mobiistar sau ngần ấy năm vẫn dậm chân ở đúng vị thế xưa cũ và cuối cùng phải ra đi trong thầm lặng.

Khác với Vsmart - hãng smartphone Việt được xem là sáng giá và là đầu tàu tiên phong trong việc đem lại giá trị lớn cho thị trường trong nước thì Mobiistar lại là một tay chơi chịu theo kịp thời thế, bền bỉ và lì đòn nhưng lại thiếu sự đột phá như 'người em' đi sau. Hay có thể nói, Mobiistar là ngôi sao 'le lói trong nhiều năm', còn Vsmart thì 'huy hoàng rồi vụt tắt'. Dẫu thế nào đi chăng nữa, sự mất hút đột ngột của Mobiistar cũng đã là một điều tiếc nuối lớn đối với thị trường smartphone Việt, đánh dấu cho sự thoái trào của smartphone OEM thương hiệu Việt.

CEO và đồng sáng lập Mobiistar - Hiện đang làm CEO cho chuỗi đồ uống nổi tiếng

Mobiistar - Cái tên gạo cội trong làng điện thoại

Nếu bạn chưa biết, Mobiistar là thương hiệu điện thoại có 'thâm niên' trong thị trường smartphone trong nước lâu hơn cả những thương hiệu 'hot' hiện nay như Xiaomi (chính thức gia nhập thị trường Việt vào 2017) hay OPPO (2013). Mobiistar đã bắt đầu làm điện thoại di động từ năm 2009 với phân khúc sản phẩm điện thoại phân khúc giá rẻ, hãng đã bắt đầu với những chiếc điện thoại bàn phím và song hành cùng với đó là những chiếc smartphone ở phân khúc giá rẻ. Thuở mới 'debut', Mobiistar đã làm rất tốt với những chiếc điện thoại giá rẻ 2 sim 2 sóng, hay tại thời điểm đó còn được xem dưới danh nghĩa máy 'cỏ' mới có 2 sim và thường bị nhầm lẫn với thương hiệu Trung Quốc.

Mobiistar đã có từ thời những chiếc điện thoại

Hãng cũng đã dồn lực sang thị trường smartphone tầm thấp bên cạnh những chiếc feature phone. Tuy nhiên, mọi thứ dường như đã khó khăn hơn cho hãng khi các ông lớn như Nokia, LG, Samsung, Sony,... đã và đang tấn công vào thị trường smartphone cấp thấp, cụ thể như dòng Xperia Tipo, LG Optimus L3, Samsung Champ Neo,... việc cạnh tranh quá mức với các ông lớn khiến cho Mobiistar dần nằm ở vị thế 'dưới cơ' so với các hãng nước ngoài. Vấn đề chính dẫn đến trường hợp này có lẽ là quan ngại về chất lượng máy và câu chuyện làm thương hiệu.

Về vấn đề chất lượng, Mobiistar hay các hãng điện thoại Việt bấy giờ nói chung đều không đem lại được cảm giác 'tiền ít mà hít được đồ thơm' như những chiếc smartphone bây giờ. Ở thời đó, mua máy đồng nghĩa với việc sở hữu một chiếc điện thoại ọp ẹp, thiết kế công nghiệp và đặc biệt chắc chắn kém bền. Cảm giác máy mang hơi hướng 'Trung Quốc' là điều không thể tránh khỏi khi sử dụng những chiếc điện thoại của Mobiistar. Cũng không trách được khi hãng thực sự đã đặt hàng thiết bị theo hình thức ODM từ Trung Quốc.

Máy luôn mang

Không chỉ thế, ở thời đó hễ nhắc đến Mobiistar, dẫu là cái tên thương hiệu Việt nhưng thực chất đã từng có rất nhiều lầm tưởng thuở đó rằng đây là điện thoại hãng đến từ Trung Quốc, đặc biệt trong hoàn cảnh thông tin chưa lan truyền phổ biến và chuyên môn bán điện thoại thời đó chưa rõ ràng. Có thể do sự thiếu thốn trong Marketing vào thời điểm đó, nên việc truyền thông cho Mobiistar là một điện thoại thương hiệu Việt và có chất lượng cao là một việc khá khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh không có thông tin về năng lực sản xuất của hãng. Thế nên việc thương hiệu vừa ra mắt đã bị gắn mác đồ giá rẻ nhưng kém bền đã dẫn đến nhiều hệ luỵ về sau.

Có phát triển và thay đổi, nhưng còn thiếu sót

Dẫu có những khởi đầu chông chênh và không mấy khả quan trong thị trường nhưng Mobiistar đã luôn có những bước đổi mới và chuyển mình để chứng tỏ cho sự cố gắng không ngừng nghỉ của hãng. Dù chỉ là ODM, hãng luôn nghiêm túc đầu tư vào lắp ráp những chiếc smartphone giá rẻ nhưng mang những công nghệ mới nhất tại thời điểm đó, chẳng hạn như màn hình lớn, camera kép,... Tuy nhiên, dẫu có sự nỗ lực nhưng vẫn có những thứ cản bước Mobiistar vươn lên thành hãng smartphone 'quốc dân' trong lòng người Việt Nam.

Mobiistar chưa thể trở thành thương hiệu smartphone

Đầu tiên, để nói về tầm nhìn, Mobiistar đã từng có tầm nhìn cung cấp và phổ cập smartphone giá rẻ cho mọi gia đình Việt. Tuy hay, nhưng tầm nhìn này lại khiến cho hãng bị gói gọn trong phân khúc giá rẻ; ngoài ra nền kinh tế nói chung của Việt Nam vẫn tăng đều dẫn đến chi tiêu của các hộ gia đình tăng theo, hệ quả là chi tiêu cho smartphone phần nào cũng đã tăng khi hiện nay các mẫu bán chạy hàng đầu đều là các dòng máy cao cấp, hoặc chi ít cũng tầm trung. Do đó xét theo tính lâu dài, bền vững, việc đem đến smartphone giá rẻ cho mọi gia đình việc không phù hợp cho sự phát triển lâu dài của Mobiistar, có thể thấy thông qua sự mất dạng của hãng.

Tiếp đến, Mobiistar dẫu là những chiếc máy ODM được đặt từ các nhà sản xuất nhưng họ vẫn có thể tạo ra được chất riêng cho các mẫu điện thoại thông qua sự đặc biệt về phần mềm để tạo nên bản sắc riêng, nhưng họ đã không làm được điều đó. Giao diện tuỳ biến không có gì nổi trội và dĩ nhiên thiết kế không nổi trội, na ná các điện thoại đầu bảng, cụ thể là 'nhái iPhone' khiến cho máy Mobiistar dù là phân khúc giá nào vẫn không thể địch nổi những thương hiệu có bản sắc riêng. Đó là lý do dù có 'xuất ngoại' sang Ấn Độ thì Mobiistar cũng không gây được ấn tượng lớn cho thị trường nước bạn, bởi không hề có bản sắc.

Mobiistar

Dù có chung sản phẩm ở phân khúc giá rẻ, cận trung như Xiaomi, Huawei, OPPO,... Các nhà sản xuất này đã làm rất tốt trong công cuộc gầy dựng các yếu tố thương hiệu. Nhớ đến OPPO, đây là hãng đầu tàu dám vào thị trường Việt Nam lúc mà người dùng vẫn còn rất ác cảm với các hãng Trung Hoa. Nhờ vào các biện pháp gầy dựng và phủ sóng thương hiệu, màu xanh lá, OPPO, Sơn Tùng MTP, sạc nhanh,... Tất cả những thứ này đã kiến tạo nên thương hiệu được rất nhiều Việt lựa chọn mặc cho ác cảm trước đó.

Về Mobiistar, cho đến hiện tại, khi nhắc đến Mobiistar có lẽ vẫn còn nhiều người giống mình, biết nhưng cũng không kể ra được dòng máy nào nổi tiếng hay kể cả màu sắc, đặc điểm của thương hiệu. Vì có được tiếp xúc nhiều đâu mà biết, có lẽ Mobiistar nên chịu đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình bên cạnh chi ngân sách cho các hoạt động làm sản phẩm thì mọi chuyện đã khác.

Vsmart kế thừa được những gì Mobiistar còn dang dở

Dẫu Mobiistar không thể nào 'chuyển mình' nhưng hãng cũng đã để lại một bài học quý giá cho hậu bối về chuyện làm thương hiệu. Vsmart sau đó đã học hỏi sai lầm của đàn anh và tập trung hơn trong việc nhấn mạnh thương hiệu, phô diễn nguồn gốc sản phẩm gây ấn tượng và xoá bỏ quan ngại hàng Việt mác tàu. Ngoài ra Vsmart còn đầu tư mạnh vào việc thiết kế giao diện hệ điều hành VOS riêng.

Vsmart - Hậu bối từ những sai lầm của Mobiistar

Cũng một chiến lược bán smartphone giá rẻ, nhưng Vsmart có thể tạo lòng tin cho khách hàng thông qua chính sách bảo hành 18 tháng. Chưa kể đến các công nghệ sáng tạo, R&D mới nhất tại thời điểm đều được Vsmart ra mắt và áp dụng trước cả các hãng lớn như camera ẩn dưới màn hình. Biết tạo điểm nhấn và không làm theo hướng 'nhái' các flagship đầu bảng đã khiến cho Vsmart có vị thế riêng trong thị trường smartphone tầm trung, giá rẻ vốn rất cạnh tranh và khắc nghiệt. Nhưng tiếc thay, lúc Mobiistar lụi tàn, thị trường có Vsmart, nhưng lúc Vsmart lụi tàn lại không có hãng nào thực sự kế thừa.

Khó có chỗ đứng cho một Mobiistar thứ hai

Có thể thấy, hiện nay tại thị trường trong nước các smartphone ODM đã không còn xuất hiện nữa, đặc biệt ở các đại lý lớn như CellphoneS. Hiện nay dù giá có rẻ hay đắt thì đều là điện thoại chính hãng tự nghiên cứu và sản xuất chứ không còn mua máy làm sẵn về gắn logo như xưa. Do đó nếu có ai đó bắt chước Mobiistar làm theo hướng ODM, chắc có lẽ cần phải xem xét lại về tính khả thi của thị trường.

Một Mobiistar thứ hai vẫn sẽ không sống nổi tại thị trường Việt

Ngoài ra, ở thị trường hiện tại không có chỗ cho hãng smartphone không biết làm thương hiệu hiệu quả. Như Mobiistar thì tự làm chính mình mờ nhạt, hay một hãng Việt khác cũng phát ngôn quá đà và mang tính chủ quan cũng không được sự ủng hộ từ người dùng trong nước. Vì thế dù có là hàng nội địa cũng cần phải xây dựng hình ảnh thương hiệu rõ ràng, tạo lòng tin chứ không thể mãi bám víu vào danh xưng 'thương hiệu Việt' để có thể tiếp cận với người Việt nữa.

Tạm kết

Mobiistar là một cái kết buồn nhưng đoán trước được cho thương hiệu Việt nhưng không thể phủ nhận được những sự cố gắng của hãng trong việc đem đến những sản phẩm giá tốt cho người dùng nội địa. Dẫu thất bại và biến mất không một lời từ biệt nhưng Mobiistar đã để lại những bài học quý giá cho thị trường và các hãng đến sau, hãy cùng hy vọng một ngày nào đó có một thương hiệu điện thoại Việt học hỏi được những gì Mobiistar, Vsmart để lại.

[Product_Listing categoryid='3' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile.html' title='Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Trang tin công nghệ Sforum.vn được thành lập từ năm 2012, đến nay đã hơn 10 năm tuổi. Chúng tôi vẫn không luôn ngừng đổi mới và thử nghiệm các chuyên mục, nội dung mới để phục vụ bạn đọc. Hi vọng các thông tin công nghệ, game hay mẹo vặt từ Sforum sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong đời sống cũng như có những phút giây giải trí lành mạnh.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo