Trang chủĐánh giáĐồ chơi công nghệ
Đánh giá ROG Swift OLED 32 inch PG32UCDP: Màn hình WOLED 4K tốt nhất từ trước đến nay
Đánh giá ROG Swift OLED 32 inch PG32UCDP: Màn hình WOLED 4K tốt nhất từ trước đến nay

Đánh giá ROG Swift OLED 32 inch PG32UCDP: Màn hình WOLED 4K tốt nhất từ trước đến nay

Đánh giá ROG Swift OLED 32 inch PG32UCDP: Màn hình WOLED 4K tốt nhất từ trước đến nay

Thanh Hoàng, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thanh Hoàng
Ngày đăng: 07/08/2024-Cập nhật: 28/10/2024
gg news

Vào đầu năm nay, ASUS đã ra mắt một mẫu màn hình OLED 32 inch 4K là ROG PG32UCDM, sử dụng tấm nền QD-OLED của Samsung. Tiếp nối thành công đó, hãng tiếp tục ra mắt ROG Swift OLED PG32UCDP nhưng trang bị tấm nền WOLED chất lượng cao của LG. Vậy màn hình 32 inch này có gì khác so với “đàn anh” đi trước? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Vừa qua, ASUS đã mang đến cho game thủ một lựa chọn vô cùng hấp dẫn: ROG Swift OLED PG32UCDP. Sử dụng tấm nền WOLED chất lượng cao của LG, nhưng ASUS đã tinh chỉnh và bổ sung thêm nhiều tính năng độc đáo, hứa hẹn sẽ mang đến một trải nghiệm chơi game hoàn toàn mới. Bạn có thể đang băn khoăn vì trước đó, hãng cũng đã cho ra mắt ROG PG32UCDM với kích thước tương tự. Vì vậy, hãy cùng nhau đánh giá và tìm điểm khác biệt của chiếc màn hình ASUS này nhé!

Thiết kế mặt sau của ASUS PG32UCDP độc đáo

PG32UCDP WOLED thừa hưởng thiết kế tối giản nhưng không kém phần sang trọng từ người tiền nhiệm. Mặt trước là màn hình WOLED 32 inch rộng lớn, được bao bọc bởi viền siêu mỏng tạo nên vẻ đẹp hiện đại và sang trọng. Logo ROG phía dưới vừa là điểm nhấn, vừa là nơi đặt các nút điều khiển OSD một cách tinh tế.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

Mặt sau có thiết kế hộp trung tâm chứa các thành phần chính của màn hình 4k với tấm nền OLED mỏng kéo dài ra ngoài.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

ASUS vẫn trung thành với phong cách thiết kế đậm chất gaming quen thuộc, với logo RGB LED lớn, các chi tiết góc cạnh và nhiều lớp hoàn thiện bằng nhựa. Điểm nhấn đặc biệt là logo ROG chiếu sáng ở đáy trụ đỡ, tạo nên hiệu ứng thị giác độc đáo.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

Trụ đỡ của màn hình cũng mang thiết kế đặc trưng của dòng ROG, với chất liệu kim loại vững chắc và khả năng điều chỉnh đa chiều. Tuy nhiên, chất lượng hoàn thiện lại chưa thực sự tương xứng với mức giá cao cấp. Tiếng kêu cót két khi nghiêng màn hình là một điểm trừ đáng kể, gây cảm giác thiếu chắc chắn và ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.

Chất lượng hình ảnh ASUS PG32UCDP không phải dạng vừa

Lớp phủ màn hình, bố cục Subpixel và giảm thiểu Burn In

Với tấm nền WOLED 4K và mật độ điểm ảnh 140 PPI, UCDP mang đến chất lượng hiển thị văn bản sắc nét và vượt trội so với các thế hệ màn hình OLED trước đây. Thiết kế phụ pixel RGWB tối ưu hóa việc hiển thị chữ, giảm thiểu đáng kể hiện tượng mờ nhòe và hầu như không có hiện tượng méo ảnh ngay cả khi phóng to 100%.

Qua bài so sánh chi tiết giữa tấm nền WOLED và QD-OLED. Kết quả cho thấy, QD-OLED có phần nhỉnh hơn về độ sắc nét của văn bản, tuy nhiên, cả hai loại đều có những hạn chế riêng: QD-OLED dễ xuất hiện viền màu, còn WOLED thì có thể bị bóng mờ. Dù vậy, sự khác biệt này không quá đáng kể để ảnh hưởng đến quyết định chọn mua.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

Ưu điểm của lớp phủ mờ và cấu tạo màn hình WOLED là hiệu suất trong môi trường sáng. WOLED vẫn giữ được màu đen sâu trong phòng sáng bằng cách phản chiếu ít ánh sáng xung quanh hơn. Lớp phủ mờ cũng ngăn chặn hiện tượng phản chiếu gương, thay vào đó là khuếch tán ánh sáng, giúp người dùng giảm thiểu xao lãng.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

Nhược điểm của màn hình này là lớp phủ mờ có hạt làm giảm độ sắc nét của màn hình. Trong một số môi trường, sự khuếch tán ánh sáng của lớp phủ mờ cũng có thể làm giảm tỷ lệ tương phản của hình ảnh. Vì vậy, trong môi trường tối ưu ánh sáng, màn hình QD-OLED thường trông rõ ràng hơn và hình ảnh nổi bật hơn.

Việc chọn giữa lớp phủ mờ hay bóng tùy thuộc vào cách bạn sử dụng màn hình và môi trường sử dụng. Nếu bạn thích màn hình bóng, hãy chọn QD-OLED, nhưng nếu cần lớp phủ mờ phù hợp với nhu cầu trong phòng sáng, thì 4K WOLED này là một lựa chọn tốt.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

Giống như các màn hình OLED khác, UCDP cũng tiềm ẩn nguy cơ bị burn-in nếu sử dụng trong thời gian dài với nội dung tĩnh. Vì vậy, mình không khuyến khích người dùng sử dụng màn hình này cho những tác vụ văn phòng đòi hỏi hiển thị nội dung cố định trong thời gian dài. Tuy nhiên, đối với những người chủ yếu sử dụng màn hình để giải trí, điều này không phải là vấn đề.

Bạn cũng không cần quá lo lắng, vì ASUS đã có chính sách bảo hành burn-in với cam kết bảo hành 3 năm được đăng rõ ràng trên trang web chính thức. Chính vì vậy, người dùng có thể yên tâm hơn khi mua sản phẩm.

Thời gian phản hồi

Ở chế độ 4K 240Hz, thời gian phản hồi của màn hình rất xuất sắc với khoảng 0,3ms mang lại độ rõ nét của chuyển động. Khác với những sản phẩm khác, chiếc màn hình 240hz này của ASUS vẫn cho thời gian phản hồi 0.3ms ở mọi tần số quét. Điều này có nghĩa là, dù bạn có thay đổi cài đặt tần số quét màn hình như thế nào, hình ảnh trên PG32UCDP 32 vẫn luôn sắc nét và mượt mà, mang đến lợi thế vượt trội cho game thủ.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32
Thời gian phản hồi của màn hình khá ấn tượng

Tuy nhiên, khi tần số quét của màn hình giảm còn 60Hz, độ sắc nét của hình ảnh vẫn bị ảnh hưởng đôi chút. Nhưng đây là điều tất yếu và không ảnh hưởng quá nhiều đến người dùng.

Cấu hình và độ chính xác HDR

ASUS PG32UCDP là một lựa chọn hoàn hảo cho trải nghiệm HDR nhờ công nghệ OLED. Với khả năng tự phát sáng của từng pixel, OLED mang đến màu đen tuyệt đối, độ tương phản tốt và khả năng hiển thị chi tiết ở cả vùng sáng và tối. Điều này giúp hình ảnh trở nên sống động và chân thực hơn bao giờ hết, đặc biệt với nội dung HDR.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

OLED mang đến trải nghiệm HDR tuyệt vời với màu đen sâu thẳm và độ tương phản cao. Tuy nhiên, điểm hạn chế của công nghệ này là độ sáng tối đa khi hiển thị toàn màn hình còn hạn chế. Điều này có thể làm giảm trải nghiệm xem trong những cảnh có nhiều ánh sáng. 

Ngược lại, LCD lại có ưu điểm về độ sáng cao, nhưng lại không thể mang đến màu đen sâu và độ tương phản như OLED. Do đó, việc lựa chọn giữa OLED và LCD phụ thuộc vào nhu cầu và ưu tiên của từng người dùng.

ASUS PG32UCDP cung cấp nhiều tùy chọn cấu hình HDR, tuy nhiên, mỗi cấu hình đều có những hạn chế riêng. Cấu hình mặc định gặp vấn đề về độ sáng không đồng đều, trong khi cấu hình DisplayHDR 400 True Black lại thiếu độ sáng tối đa. Để có trải nghiệm HDR tốt nhất, người dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng và có thể cần phải tinh chỉnh cài đặt để phù hợp với nhu cầu của mình.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32
So sánh sự khác nhau giữa 2 chế độ HDR

Nhìn chung, ASUS PG32UCDP sở hữu tiềm năng rất lớn để trở thành một màn hình HDR hàng đầu. Tuy nhiên, việc hiệu chỉnh hiện tại còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hiện tượng tăng sáng quá mức ở các vùng sáng. Nếu được tinh chỉnh tốt hơn, UCDP hoàn toàn có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh như QD-OLED.

Độ sáng HDR

ASUS PG32UCDP đã thể hiện khả năng đạt độ sáng cao ấn tượng trong các thử nghiệm. Cả hai cấu hình Console HDR đều đạt gần 800 nits ở độ sáng cửa sổ 10%, vượt trội so với QD-OLED. Đặc biệt, ở độ sáng 2%, UCDP đạt mức 1.200 nits, cao hơn khoảng 20% so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này cho thấy UCDP rất phù hợp với nội dung HDR có độ tương phản cao, giúp người dùng trải nghiệm hình ảnh sống động và chân thực hơn.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

Tuy nhiên, như mình nói ở trên, độ sáng của các chế độ HDR không đồng đều và gặp nhiều vấn đề ở các chế độ nên người dùng sẽ phải cân chỉnh nhiều để phù hợp với nyhu cầu của mình.

Chất lượng màu SDR trên ASUS PG32UCDP

Độ phủ màu

Độ phủ màu của màn hình này khá tương đồng với các mẫu màn hình WOLED khác trên thị trường hiện nay. Cụ thể, màn hình này có khả năng bao phủ 96% gam màu DCI-P3, tương đương với khoảng 72% gam màu Rec. 2020. Mặc dù đây là một con số ấn tượng, nhưng con số này vẫn thấp hơn so với các màn hình QD-OLED hiện đại, vốn có khả năng bao phủ từ 79% đến 80% gam màu Rec. 2020.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32
Màn hình có độ phủ màu khá tốt

Hiệu suất màu mặc định

Các mẫu màn hình UCDP thường có hiệu chuẩn xuất xưởng khá tốt, với độ chính xác màu sắc ấn tượng. Tuy nhiên, khi so sánh với mẫu UCDM, UCDP có độ lệch màu lớn hơn một chút. Cả hai mẫu màn hình này đều có chất lượng hiệu chuẩn tốt hơn so với nhiều mẫu OLED 4K khác trên thị trường.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32
Tuy có hiệu suất màu mặc định khá tốt, nhưng sản phẩm của ASUS vẫn kém một số sản phẩm khác trên thị trường

Một điểm cần lưu ý là màn hình UCDP, giống như nhiều màn hình chơi game khác có gam màu rộng, thường gặp tình trạng quá bão hòa màu khi hiển thị nội dung SDR. Điều này là do không gian màu của màn hình không bị giới hạn khi hiển thị nội dung SDR.

Hiệu suất màu sắc ở chế độ sRGB

Một điểm cộng lớn của ASUS UCDP là chế độ sRGB được mở khóa hoàn toàn. Người dùng có thể tùy chỉnh các cài đặt cân bằng trắng để đạt được độ chính xác màu sắc cao nhất. Ngay cả khi không tinh chỉnh, chế độ sRGB mặc định đã hoạt động rất tốt, với độ lệch màu Delta E thấp và khả năng bám sát gam màu sRGB tuyệt vời. Điều này cho phép người dùng sử dụng màn hình cho các tác vụ đồ họa chuyên nghiệp hoặc các công việc đòi hỏi độ chính xác màu sắc cao.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

So với các mẫu OLED 4K khác trên thị trường, UCDP có hiệu chuẩn màu sắc khá tốt, đặc biệt là ở thang độ xám. Mặc dù chưa đạt đến độ hoàn hảo như ROG PG32UCDM, nhưng ASUS đã có những cải tiến đáng kể so với các sản phẩm trước đó của mình.

Độ sáng, độ tương phản, tính đồng nhất

Độ sáng tối đa của ROG Swift OLED PG32UCDP 32 đạt 254 nits. Mặc dù khá tốt so với nhiều mẫu OLED khác, nhưng vẫn còn khoảng cách lớn so với các tấm nền LCD cao cấp. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm xem trong môi trường sáng hoặc khi thưởng thức nội dung HDR. 

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

Bên cạnh đó, việc thiếu tính năng tự động điều chỉnh độ sáng theo kích thước cửa sổ cũng là một hạn chế đáng kể. Mặc dù độ sáng đồng nhất đã được cải thiện, nhưng vẫn còn một số vùng sáng tối không đều, đặc biệt là ở các góc màn hình. Khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh như Samsung và LG, màn hình này tỏ ra kém cạnh tranh hơn về độ sáng và một số tính năng.

So với các tấm nền LCD truyền thống, góc nhìn của WOLED này rộng hơn đáng kể. Tuy nhiên, khi so sánh với công nghệ QD-OLED, tính đồng nhất màu sắc và khả năng chống burn-in của WOLED vẫn còn một số hạn chế. 

Dual Mode và tính năng độc quyền của ASUS PG32UCDP

Dual Mode: 1080p 480Hz

PG3UDCP có cung cấp tùy chọn 1080p 480Hz thông qua tính năng "Frame Rate Boost", cho phép game thủ tận hưởng hình ảnh chuyển động mượt mà. Mặc dù giảm độ phân giải, chế độ này vẫn giữ nguyên những ưu điểm vốn có của màn hình như thời gian phản hồi cực nhanh, màu sắc sống động và hỗ trợ HDR, mang đến trải nghiệm chơi game xuất sắc cho người dùng.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

Được thiết kế dành riêng cho các game thủ, nên độ sắc nét của văn bản chắc chắn bị giảm đi đôi chút. Nhưng đổi lại, bạn sẽ có được trải nghiệm chơi game mượt mà và phản hồi tức thì, đặc biệt là trong các tựa game như CS2 hay Apex Legends. Với tần số quét cao, bạn sẽ dễ dàng hạ gục đối thủ và giành chiến thắng.

ELMB

Để sản phẩm của mình nổi bật và khác biệt hơn trên thị trường, ASUS đã bổ sung thêm 2 tính năng độc quyền ELMB và Anti-Flicker. Với công nghệ ELMB, người dùng có thể nâng cao chất lượng hình ảnh tương tự 240Hz khi chơi game ở tần số quét 120Hz. Nhờ việc chèn thêm khung hình đen, hình ảnh sẽ trở nên sắc nét hơn và giảm thiểu hiện tượng mờ nhòe.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể sử dụng ELMB ở 120Hz ở cấu hình 4K, 1080p "dual mode" và không hỗ trợ ở cấu hình 1080p 240Hz. Bạn cũng phải hy sinh một số tính năng khác như VRR, HDR,... khi sử dụng chế độ này.

Khi trải nghiệm thực tế, ELMB giúp cải thiện đáng kể độ rõ nét của hình ảnh khi chơi game ở 120Hz, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Do cách thức hoạt động của công nghệ này, hình ảnh vẫn xuất hiện hiện tượng mờ nhẹ so với các màn hình LCD có công nghệ chớp đèn nền. Mặc dù vậy, đây vẫn là một tính năng bổ sung hữu ích, giúp nâng cao trải nghiệm chơi game của người dùng.

Anti-Flicker

Tính năng OLED Anti-Flicker trên màn hình này giúp giảm thiểu đáng kể hiện tượng nhấp nháy, đặc biệt khi chơi game ở các mức khung hình thay đổi liên tục. Bằng cách thu hẹp phạm vi tần số quét VRR, tính năng này giúp ổn định ánh sáng trên màn hình, giảm mỏi mắt cho người dùng. Tuy nhiên, việc thu hẹp phạm vi tần số cũng đồng nghĩa với việc hạn chế sự linh hoạt của màn hình, đặc biệt khi chơi các tựa game đòi hỏi tốc độ khung hình cao.

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32
Sựa thay đổi của tần số quét màn hình với các chế độ của Anti-Flicker

Khi so sánh giữa các chế độ, chế độ trung bình là lựa chọn tối ưu nhất. Chế độ này vừa giúp giảm thiểu hiện tượng nhấp nháy, vừa hỗ trợ đầy đủ công nghệ LFC, mang đến trải nghiệm chơi game mượt mà và ổn định. Mặc dù chế độ cao cũng hỗ trợ LFC, nhưng do hạn chế về khả năng bù khung hình ở một số mức tần số nên mình không khuyến khích bạn sử dụng.

Tạm kết

Nhìn chung, ASUS PG32UCDP là một lựa chọn tuyệt vời cho game thủ chuyên nghiệp. Với tấm nền OLED 4K 32 inch, màn hình này mang đến tốc độ phản hồi nhanh, độ tương phản vô hạn và khả năng hiển thị HDR xuất sắc. Đây là một trong những màn hình chơi game tốt nhất hiện nay, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của game thủ.

Xem thêm: Trên tay ASUS ROG Ally X: Nâng cấp gấp đôi so với ROG Ally

Đánh giá Asus ROG Swift OLED PG32UCDP 32

Nguồn: techspot

Nếu bạn đang tìm một chiếc màn hình Gaming để giải trí, hãy tham khảo ngay các mẫu màn hình đang có giá ưu đãi tại CellphoneS nhé!

[Product_Listing categoryid="1233" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/man-hinh/gaming.html" title="Các mẫu Màn hình Gaming đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Là một người đam mêm công nghệ, mình muốn được chia sẻ những kiến thức, cảm nhận và kinh nghiệm của bản thân về lĩnh vực đầy thú vị này đến với mọi người.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo