Đánh giá ASUS Vivobook S 14: Ryzen 9 AI quá mạnh, ai mua bản Intel đầu năm sẽ tiếc hùi hụi!


ASUS Vivobook S 14 (M5406) - phiên bản nâng cấp cuối năm với CPU Ryzen 9 AI 370HX quả thật đã khuynh đảo ultrabook về hiệu năng lẫn thời lượng pin cho đến cả bây giờ.
Với các bạn đã mua ASUS Vivobook S 14 phiên bản Intel Core Ultra từ đầu năm thì có lẽ rằng bài đánh giá cho bản AMD này chắc chắn sẽ làm bạn hơi tiếc vì bảng nâng cấp này đáng giá từ hiệu năng đến thời lượng pin.
.jpg)
Xem thêm: Đánh giá ASUS Vivobook S 14 OLED (S5406): Thiết kế đẹp
ASUS Vivobook S 14 (M5406) không có quá nhiều thay đổi ngoại hình
Với lần nâng cấp này, ASUS tập trung cải thiện hiệu năng, giữ nguyên thiết kế đã được đổi mới từ đầu năm - một quyết định dễ hiểu và hợp lý. Điểm nhấn duy nhất nhưng đầy tinh tế là phiên bản màu bạc xám mới, mang vẻ đẹp sang trọng, đặc biệt thu hút các bạn nữ bên cạnh các tùy chọn xanh và đen của bản Intel trước đó.
.jpg)
Dù không thay đổi về thiết kế chất lượng hoàn thiện đến nay vẫn thuộc top ultrabook đẹp và "chanh xả" mang tính thời thượng nhất trong phân khúc 30 triệu đồng. Vẫn đảm bảo 3 yếu tố mà người dùng yêu cầu ở phong cách thiết kế sẽ nằm gọn ở sự cứng cáp, sang trọng và nhỏ nhẹ.
.jpg)
Cổng kết nối: Thật tiếc khi không có Thunderbolt 4
Với ASUS Vivobook S 14, hãng vẫn tích hợp đầy đủ các cổng cần thiết, qua đó đảm bảo người dùng có được trải nghiệm trọn vẹn và hoàn thành tốt công việc của mình. Ở cạnh trái, chiếc laptop được tích hợp cổng HDMI, 2 cổng USB-C, khe cắm thẻ nhớ microSD và jack cắm âm thanh 3.5 mm. Chiếc máy được sạc bằng đầu USB-C nên bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cổng hiện có để nạp pin cho laptop.
Điều đáng tiếc duy nhất là cổng USB-C phiên bản AMD chỉ dừng ở mức chuẩn USB 4, tuy tốc độ băng thông không nhanh như Thunderbolt 4 độc quyền của Intel, nhưng nếu bạn không phải là người quá hardcore về multimedia như edit xuất ảnh từ ổ cứng ngoài chuẩn Thunderbolt 4 hay xuất màn hình 8K hay 2 màn hình 4K thì đây không phải là điều quá bận tâm.
.jpg)
Ở cạnh phải, máy có thêm 2 cổng USB-A để mở rộng việc kết nối các linh kiện (hoặc tích hợp cáp chuyển đổi) nhằm tăng trải nghiệm trọn vẹn hơn. Bên cạnh này cũng có đèn tín hiệu, để bạn dễ dàng trong việc kiểm soát tình trạng tắt/mở thiết bị.
.jpg)
Bàn phím và trackpad
Dù không có thay đổi đáng kể so với phiên bản trước, lần này mình sẽ đi sâu hơn vào trải nghiệm sử dụng bàn phím và trackpad của ASUS Vivobook S 14. Chiếc laptop 14 inch này mang đến một bàn phím gần như hoàn chỉnh, dù không có phím số, nhưng bù lại, cảm giác gõ rất "đã" nhờ độ nhạy cao và phản hồi nhanh, giúp bạn thao tác mượt mà và chính xác hơn.
.jpg)
Thật ra, hành trình phím trên chiếc laptop không quá sâu nhưng cũng chẳng cạn. Cảm giác nhấn vẫn tốt, có lực đàn hồi và mình cộng thêm một điểm nhờ âm thanh "lách cách" khi gõ phím nghe khá sướng tai. Các phím vật lý được thiết kế vuông vức, đều nhau và có khoảng cách nhất định, nhờ đó mà mình gõ nhanh rất mượt và không bị chạm nhầm. À về phần đèn nề bên dưới, ASUS tích hợp đèn nền màu xanh nhạt khá thú vị, giúp bạn có thể làm việc mọi nơi một cách dễ dàng hơn.
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
Thân máy thì nhỏ, vậy mà hãng lại tích hợp trackpad "rộng thênh thang", tha hồ mà "rê chuột" và không gặp cản trở nào. Đổi lại, bạn sẽ khó trách khỏi việc chạm nhầm vào phần trackpad, nhất là những bạn nam có bàn tay to như mình.
.jpg)
.jpg)
Bề mặt bàn di chuột khá trơn và mịn, tốc độ phản hồi nhanh chóng và 2 phím vật lý cho cảm giác nhấn êm, không phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong quá trình di chuột, đôi khi bạn sẽ cảm thấy chuột bị khựng nhẹ (khi không cắm sạc). Điều này không phải lỗi, mà vì thiết bị chưa chuyển sang chế độ Performance (hoặc màn hình 120 Hz). Cụ thể như thế nào thì mình sẽ nói kĩ hơn ở phần bên dưới.
.jpg)
Vẫn mong chờ nâng cấp màn hình của ASUS Vivobook S 14
Vẫn không thay đổi với phiên bản Intel, với tỉ lệ 16:10, màn hình độ phân giải 3K cùng tấm nền Lumina OLED vô cùng cao cấp trong phân khúc.
Nhỏ gọn, mỏng nhẹ nhưng bên trong lại không hề tầm thường. Một trong những điểm cộng lớn đó là ASUS Vivobook S 14 được tích hợp tần số quét 120 Hz, mang đến trải nghiệm chơi game mượt mà, khung hình rê rất êm và tạo cảm giác trôi chảy.
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
Tuy nhiên, mình vẫn hy vọng ASUS sẽ nâng cấp trải nghiệm ngoài trời tốt hơn. Việc bổ sung lớp phủ chống chói sẽ giúp giảm phản xạ ánh sáng, và tăng cường độ tương phản sẽ cho phép hiển thị rõ nét hơn ngay cả trong điều kiện ánh sáng mạnh.
Mạnh mẽ với AMD Ryzen™ AI 9 HX 370
Điều gì đặc biệt nhất chiếc laptop này - đó là hiệu năng bên trong. ASUS Vivobook S 14 được trang bị CPU AMD Ryzen™ AI 9 HX 370 - với hiệu năng vượt trội và đạt hiệu suất ấn tượng trên thị trường hiện nay. Điểm nhanh về thông số thì chiếc laptop sở hữu:

Không cần phải nói quá nhiều khi AMD Ryzen AI 9 HX đang làm mưa làm gió nhờ khả năng đột phá về chất lượng và việc xử lý game. Con chip này được sản xuất trên tiến trình 4 nm, có 12 nhân, 24 luồng với xung nhịp tối đa lên đến 5.1 GHz. Đi kèm với đó là GPU tích hợp Radeon 890M, được sản xuất dựa trên kiến trúc RDNA 3.5 và đang nắm giữ vị trí cao trên bảng xếp hạng hiệu năng của các card đồ họa tích hợp, cạnh tranh trực tiếp với các laptop mỏng nhẹ trên thị trường.
.jpg)
Để đánh giá hiệu năng của chiếc laptop một cách chân thật nhất, mình đã sử dụng các phần mềm chấm điểm song song với trải nghiệm thực tế. Với bài test đơn/đa nhân ở cả 2 phần mềm Geekbench 6 và Cinebench R23, ASUS Vivobook S 14 đều cho kết quả ấn tượng, cả bài test AI cũng mang đến số cao nhất hiện tại so với các Laptop AI khác.








Bên cạnh đó, RAM và SSD cũng là 2 yếu tố mình muốn nói đến trong bài viết lần này. ASUS quá chú trọng đến những chi tiết, dù rất nhỏ nhưng lại mang đến trải nghiệm tốt đối với mình. RAM của máy được nâng cấp lên đến 32 GB và có 4 slots (tổng cộng) để bạn có nhiều không gian đa nhiệm hơn, trong khi SSD 1 TB đem bộ nhớ rộng lớn, tha hồi lưu trữ các ứng dụng, file cần thiết. Mình có đo tốc độ đọc/ghi của máy, kết quả thu được như sau:

Nói về trải nghiệm thực tế, không ngoa khi nói rằng ASUS Vivobook S 14 đang làm quá tốt với trải nghiệm chiến các tựa game trên thị trường. Đến mình cũng phải bất ngờ khi laptop này có thể chơi được cả Liên Minh Huyền Thoại (đồ họa Rất cao), CS:GO 2 (Cao), Valorant (Cao) và FC Online (đồ họa Tối đa).






Liên Minh Huyền Thoại
Với tựa game Liên Minh Huyền Thoại, mình có hơi dè chừng trong việc tùy chỉnh đồ họa (vì sợ máy lag và không handle nổi). Tuy nhiên, ở đồ họa Cao, FPS đầu trận đạt đến 330 FPS khiến mình cũng bất ngờ, do đó mình đã mạnh dạn nâng lên Rất cao, với FPS dao động từ 220 - 250 FPS (ở phần đầu game).


Đến gần cuối trận, FPS có sự sụt giảm xuống còn 150 FPS. Tuy nhiên, điều này không quá ảnh hưởng đến trải nghiệm của mình, thậm chí có những pha combat căng thẳng, FPS cũng chỉ dừng lại ở mức 170 FPS chứ không rớt quá sâu. Tổng thể thì AMD Radeon™ 890M Graphics đang xử lý game quá mượt mà.
Valorant
Chuyển sang tựa game bắn súng Valorant, mình đã setup đồ họa cao ngay từ ban đầu để kiểm tra sự hiệu quả và khả năng ổn định trong các tựa game nặng hình ảnh như thế này. Trong phần đầu trận, FPS sẽ dao động từ 220 - 240 FPS và duy trì trong khoảng 10 phút. Sau đó, FPS sẽ giảm dần theo thời gian, tuy nhiên mức giảm này không rớt xuống dưới 150 FPS và đảm bảo mang đến sự ổn định cho người chơi.


CS:GO 2
Tiếp tục với đà này, mình đã mở tiếp CS:GO 2 để kiểm tra sức mạnh của ASUS Vivobook S 14. Với setup đồ họa cao, FPS không còn đạt mức 200+ nữa mà mà giảm xuống hàng trăm, dao động từ 110 - 122 FPS. Ở gần cuối trận, FPS còn khoảng 65 - 80 FPS nhưng khung hình vẫn ổn định, đảm bảo trải nghiệm nhập vai không bị ảnh hưởng và cũng không khiến mình cảm thấy thất vọng.


FC Online
Cuối cùng, mình có chơi thêm FC Online với đồ họa tối đa. Tất nhiên, tựa game này khá nhẹ và dư sức nằm gọn trong sự kiểm soát của ASUS Vivobook S 14. Trong khoảng 2 tiếng chơi game, FPS vẫn đạt ở mức khá cao, dao động từ 118 - 122 FPS, mang đến biên độ tăng/giảm khung hình nhỏ và đảm bảo chất lượng trải nghiệm tốt đến người dùng.


Cảm nhận sau khi chiến game
Phần này khá mới và hầu như mình ít đề cập trong các bài viết trước, song ở ASUS Vivobook S 14 thì những yếu tố này khá rõ ràng. Mình đánh giá cao khi các phím của thiết bị khá nhạy và thoáng, tuy nhiên các phím điều hướng lại hẹp, vô tình dẫn đến việc di chuyển (trong các tựa game) có phần khó khăn một chút.
.jpg)
Nhưng bù lại, bạn sẽ không cảm giác như đang chơi game trên laptop văn phòng, vì màn hình mượt mà nhờ tần số quét 120 Hz (và phải cắm sạc khi chơi game nhé). Thêm một yếu tố nữa đó là card đồ họa tích hợp này không quá nóng, cũng lạ khi một GPU nằm trong CPU lại có thể hoạt động tốt như một card đồ họa rời đến như vậy.
.jpg)
Cuối cùng, ASUS Vivobook S 14 không chỉ để chơi game. Những gì mà AMD Ryzen™ AI 9 HX 370 kết hợp với AMD Radeon™ 890M Graphics đó là tính ổn định, sự hiệu quả. Với Lightroom Classic, Photoshop 2025 và Capcut, gần như mình không cảm thấy bị khựng trong quá trình trải nghiệm, kể cả khi bạn mở Lightroom cùng với Capcut. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá ép "ẻm", kẻo điều đó ảnh hưởng ngược và làm giảm tuổi thọ của thiết bị đấy.
.jpg)
Thời lượng pin và tản nhiệt đã tốt hơn
Về thời lượng pin, dù ASUS Vivobook S 14 vẫn giữ nguyên dung lượng pin 75 WHrs, nhưng nhờ CPU Ryzen 9 AI 370HX tiết kiệm điện năng và tỏa nhiệt ít hơn so với Intel Core Ultra 7 155H, thời gian sử dụng được kéo dài đáng kể. Qua kiểm tra bằng BatteryMon và Pure Battery, mình thu được kết quả khá ấn tượng: gần 11 tiếng cho các tác vụ lướt web cơ bản và khoảng 8 tiếng khi vừa lướt web vừa làm việc qua Skype.




Mình cũng bất ngờ khi bật Pure Battery và làm việc, sau 30 phút thì máy giảm từ 100% xuống còn 93% (tụt 7%). Riêng với việc chơi game, bạn chắc chắn phải cắm sạc để đạt hiệu suất cao, còn chơi game offline hoặc không cắm sạc thì thời lượng giảm còn khoảng 5 tiếng đổ xuống.
Nói về thiết kế tản nhiệt, ASUS chỉ tích hợp khe thoát nhiệt nằm ở cạnh sau của bàn phím giống như các mẫu laptop văn phòng khác. Song rõ ràng, bạn sẽ thấy rãnh này dài hơn nhằm cải thiện dòng đối lưu hiệu quả hơn.
.jpg)
.jpg)
Mình có test thử nhiệt độ khi sử dụng các phần mềm chấm điểm (ép xung) và chơi game thực tế bằng HWiNFO64. Trong khoảng 20 phút test hiệu năng bằng Cinebench R23, nhiệt độ cao nhất đo được là 91.8 độ C (của CPU), trong đó nhiệt độ CPU SOC khá cao với 82.1 độ C. Còn ở tựa game Valorant, mình đo được nhiệt độ máy ở mức 88 độ C (chơi khoảng 30 phút).

Tổng kết
Sau khoảng thời gian trải nghiệm ASUS Vivobook S 14, dù không có quá nhiều thay đổi về thiết kế so với bản Intel ra mắt đầu năm, nhưng hiệu năng lại là một nâng cấp vượt bậc. Một thiết kế nhỏ và gọn và sành điệu là chưa đủ, thứ mình đang nhận được là một chiếc ultrabook có thời lượng pin trâu và hiệu năng mạnh mẽ nhất trong tất cả laptop AI đang có trên thị trường hiện tại.
Còn bạn thì sao? Bạn đánh giá thế nào về ASUS Vivobook S 14? Hãy để lại bình luận bên dưới và cho mình biết với nhé.
.jpg)
Xem thêm: Lại đánh giá ASUS Vivobook S 15 OLED nhưng lần này là chip Snapdragon X Plus
Phải công nhận rằng, mình đã nhìn lầm số "14" và đúng là không thể xem nhẹ những gì hãng công nghệ này đang thực hiện trên dòng ASUS VivoBook. Tuy nhiên ngoài phiên bản ASUS VivobBook S 14 ra, vẫn còn nhiều sản phẩm chất lượng khác đang được lên kệ tại CellphoneS. Cùng tham khảo ngay ở đường link bên dưới nhé:
[Product_Listing categoryid="693" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/asus.html" title="Danh sách Laptop ASUS đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Bình luận (0)