Đánh giá MSI Prestige A16 AI+: Ngọn gió mới cho Creator chuyên nghiệp đang "chán" Mac


Trang bị màn hình OLED chuẩn 4K sắc nét miễn chê, MSI Prestige A16 AI+ xứng đáng là thế hệ laptop creator chuyên nghiệp nhất, kế thừa những tinh hoa và sức mạnh của phần cứng lẫn phần mềm chuyên dụng cho các tác vụ sáng tạo nội dung cao cấp.
Dòng Prestige của MSI đặc biệt chuyên dụng dành cho những Creator tự do với tính chất công việc có độ linh hoạt cao, hoặc những designer ngồi cố định tại văn phòng công ty cũng rất phù hợp. Màn hình 16 inch 4K sắc nét, hiệu năng mới mẻ với AMD Ryzen AI 9 thế hệ mới nhất, và thời lượng pin quá dư cho một ngày làm việc dài.

Chưa mỏng nhưng lại đẹp khác lạ
Ngay từ cái tên của chiếc laptop này - PRESTIGE, mình có thể tự tin khẳng định các khía cạnh ngoại hình cũng như các ưu điểm phần cứng là hoàn toàn UY TÍN 100%. MSI Prestige A16 AI+ vừa sở hữu sự tối giản, thanh lịch cần có, mà vẫn giữ được độ mỏng, sự sắc bén và tinh tế trong từng đường nét mà MSI đã chế tác một cách hoàn hảo.

So với các thế hệ MacBook Air từ 2022 đến nay có body mỏng nhất thế giới Ultrabook là 1,1cm, thì MSI Prestige A16 AI+ dày hơn 0,6mm, tức là 1,7cm. Tuy nhiên, nhờ vào các cạnh viền máy được chế tác tinh xảo, sắc bén và phủ lên tone màu bạc Urban Silver (Ánh Bạc Đô Thị) đã giúp cho Prestige gây hiệu ứng thị giác mỏng hơn cả con số 1,7cm kia.

Tất nhiên, một chiếc laptop 16 inch mỏng thì có thể nhưng nhẹ thì không quá nhẹ. Tuy nhiên, MSI vẫn giữ cho Prestige A16 AI+ trọng lượng dưới 2kg, cụ thể là 1,9kg để những nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp như mình thường xuyên “rày đây mai đó” khắp mọi quán cà phê ở Sài Gòn mà không cảm thấy “gánh nặng”.

Toàn bộ thân máy MSI Prestige được làm bằng hợp kim nhôm, mặt A và hầu hết những bề mặt góc cạnh khác đều có độ mịn tay khi sờ chạm đáng kinh ngạc. Màu bạc Urban Silver cũng là một yếu tố giúp che đậy đi gần như hoàn toàn mồ hôi và dấu vân tay. Vì vậy, logo MSI kiểu mới với chữ M có 3 đường sọc chéo mạ chrome càng thêm bóng bẩy và nổi bật hơn bao giờ hết.

Không cần phải khen độ cứng cáp của cụm bản lề trên MSI Prestige A16 AI+, bởi 30 triệu mà bản lề bị rung lắc hay lỏng lẻo là chuyện không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, mình khuyên là nên mở nắp máy bằng cả 2 tay vì nắp máy có độ cứng và khít khá cao. Cụm bản lề này cũng khá linh hoạt khi có thể giúp cho MSI Prestige A16 AI+ mở màn hình 180 độ nằm sát trên mặt bàn.


Nhìn vào giao điểm giữa cạnh dưới màn hình và cạnh trên của thân máy, có lẽ các bạn cũng cảm thấy có một sự quen thuộc không hề nhẹ. Đúng như vậy, đây là cách vát cạnh rất đặc trưng của dòng laptop văn phòng Acer Aspire phân khúc phổ thông. Nhưng góc cạnh lại có mũi nhọn hơn, trông có vẻ xịn và cơ học hơn thiết kế của Acer.
Sẵn đang nhìn giao điểm ở góc thân máy, chúng ta cùng chiêm ngưỡng góc vát chéo của cạnh dưới màn hình. Góc độ vát chéo này không quá lớn, nhưng vẫn có thể nhận thấy được đường chéo cạnh trên diện tích góc vuông của nắp máy. Bên cạnh đó là phần cựa gà bằng silicon, giúp kê cao cạnh dưới màn hình khi đặt trên bàn tránh tiếp xúc trực tiếp gây cấn và trầy xước.

Các khu vực tản nhiệt trên MSI Prestige A16 AI+ tương đối ít, với một khe lưới tản nằm ẩn bên dưới cạnh màn hình rất tinh tế, và bộ lưới hình chữ nhật khá lớn nằm ở mặt đáy. Mình nhận định là khe lưới dưới cạnh màn hình có độ rộng rãi tốt, và các lỗ lưới tròn cũng có độ rộng vừa phải. Dự kiến là nhiệt độ sẽ mát mẻ vừa đủ để đảm đương mọi công việc nhẹ và nặng.


Bộ đôi cổng Type-C rất quen thuộc
Thật ra mà nói, đây là 2 cổng Type-C USB4®, nhưng cũng có công nghệ tương thích luôn với chuẩn kết nối ThunderBolt 4. Đối với những ai thèm muốn bộ đôi cổng Type-C quyền năng giống với những chiếc MacBook, thì MSI Prestige A16 AI+ hoàn toàn có thể làm thỏa mãn ước nguyện này của mọi con dân creator.

Không chỉ có mỗi USB4 với công suất sạc lên đến 100W, tương thích mọi loại củ sạc và dây cáp rời, MSI Prestige A16 AI+ còn được trang bị 1x cổng HDMI cho mọi nhu cầu xuất hình đỉnh cao nhất với độ phân giải 8K @ 60Hz hoặc 4K @ 120Hz siêu mượt mà. Đi kèm thêm một cổng USB-A 3.2 Gen2 tốc độ truyền tải dữ liệu cao, thêm một khe đọc thẻ nhớ MicroSD và tất nhiên là 1x cổng AUX 3.5mm.

Các bạn thấy hơi ít cổng USB-A và không có cổng LAN RJ45 ư? Việc loại bỏ cổng LAN đã đem lại độ mỏng tốt hơn cho MSI Prestige A16 AI+ trong phân khúc. Vì vậy, nếu có nhu cầu các bạn có thể trang bị thêm một chiếc Hub mở rộng cổng để có thêm đầu cắm USB-A mà giá cũng không quá mắc đâu.
Thiết kế cụm phím chưa xứng tầm giá, touchpad khỏi chê
Có một điều mà mình cảm thấy hơi băn khoăn khi nhìn vào cụm phím của MSI Prestige A16 AI+, đó là tại sao thiết kế lại giống với những mẫu laptop gaming hơn là cho creator chuyên nghiệp. Mặt phím in màu đen, nhưng thân phím lại là trong suốt để tỏa LED - một công năng không quá hữu ích mà chỉ cần ký tự xuyên LED sáng thôi là đủ rồi.

Cảm giác bấm phím mình cũng cảm thấy nó đem lại một cảm giác êm ái nhưng chưa tạo nên sự khác biệt quá lớn. Những cụm phím của laptop gaming từ nhà ASUS, hay thậm chí là chính MSI như GF63 cũng đem lại cảm giác bấm tương tự. MSI nên trang bị cụm phím chiclet cao cấp, để đem lại cảm giác bấm cao cấp xứng tầm giá hơn, cũng như để nút phím nhìn chuyên nghiệp hơn.

Touchpad của MSI Prestige A16 AI+ có độ mượt mà miễn chê, không phải là chuyện gì quá mới lạ khi mà những chiếc Ultrabook hiện tại đã và đang dần đánh bại MacBook về hầu hết các khía cạnh phần cứng. Bên cạnh touchpad diện tích lớn là một ô vuông nhỏ - là cụm bảo mật mở khóa bằng vân tay, vô cùng an toàn và riêng tư tuyệt đối.



Màn hình OLED 4K thuộc hàng hiếm
Mình từ trước đến nay vốn cảm thấy rất quen thuộc với các cụm màn hình gương với tấm nền Lumina OLED của ASUS Zenbook, S 14, S 15, v.v… Nhưng thực sự ngay từ cái nhìn đầu tiên, MSI Prestige A16 AI+ đã chen chân vào trái tim của mình, vì khả năng hiển thị rất ấn tượng, khác biệt hoàn toàn với những chiếc màn hình OLED mà mình từng nhìn qua.

Nói qua một chút về thông số, MSI Prestige A16 AI+ màn hình kích thước 16 inch, độ phân giải UHD+ 4K (3840x2400) với tấm nền OLED. Tần số làm mới 60Hz khá cơ bản, nhưng độ chuẩn màu điện ảnh DCI-P3 100% là không thể thiếu, cũng như công nghệ tăng cường hình ảnh Stunning OLED Display đã giúp cho Prestige chiếm trọn con tim và đôi mắt của mình.

Dù là màn hình cũng được thiết kế gần giống với màn hình gương của ASUS Zenbook, nhưng khi ra ngoài trời lại có độ phản sáng, chói gắt rất thấp. Mình hoàn toàn thoải mái để chiếc máy này lên đùi, ngồi ngoài khu vực sân vườn của quán cà phê và làm việc với độ sáng 80% mà không gặp trở ngại gì.

Kể cả khi ngoài trời, khả năng hiển thị của MSI Prestige A16 AI+ không hề bị suy giảm, và dù nếu có thì cũng không đáng kể. Các phần mềm với giao diện chủ yếu là màu đen như CapCut, Lightroom, Photoshop không hề bị chói sáng ở các vùng màu đen. Thoải mái thả ga chỉnh ảnh, edit clip mà không sợ bị lệch màu hoặc sai chi tiết.



Nói kỹ hơn về khả năng xử lý và hiển thị hình ảnh chuyên cho công việc creator, chỉnh sửa ảnh, thiết kế và cắt ghép video clip. Như các bạn có thể thấy, MSI Prestige A16 AI+ có độ trong trẻo tuyệt đối, độ sáng cao giúp tăng thêm sự tươi tắn của toàn bộ dải màu, cũng như chi tiết cho vật thể trong khung hình. Mình luôn cảm thấy thỏa mãn với những sản phẩm hình ảnh mà mình thực hiện trên chiếc Ultrabook Prestige cao cấp này.


Độ tương phản và khả năng xử lý các tone màu chói gắt như trắng, đỏ, xanh lá một cách hài hòa của màn hình OLED 4K, cũng như độ phân giải “vàng son” 16:10 của MSI Prestige A16 AI+ đã giúp mình đọc báo, làm việc thao tác trên các file Office được dễ dàng và thoải mái cho đôi mắt hơn bao giờ hết.



Các bộ phim, game show, và thậm chí là giao diện của trang web Youtube cũng được MSI Prestige A16 AI+ xử lý và hiển thị vô cùng hợp nhãn. Những gì tinh hoa nhất mà người ta thường khen tặng cho những tấm nền OLED, thì MSI Prestige A16 AI+ đều có đủ để người dùng sáng tạo nội dung và giải trí nhẹ nhàng như mình luôn cảm thấy thăng hoa từng khung ảnh.






Hiệu năng mới mẻ của AMD Ryzen AI 9 365
AMD Ryzen AI 9 365 có thể nói là đàn em của AMD Ryzen AI 9 HX 370 và được ra mắt cùng lúc với AMD Ryzen AI 9 HX 370 vào tháng 7 năm nay. Sức mạnh chỉ có một chút sự khác biệt rất nhỏ, và hiệu năng vẫn mạnh mẽ như thường lệ đi kèm với 32GB DDR5 vô cùng dư dả cho mọi tác vụ từ cơ bản tới khó nhằn nhất.
Cụ thể, AMD Ryzen AI 9 365 có 10 nhân và 20 luồng, còn đàn anh AMD Ryzen AI 9 HX 370 sẽ có 12 nhân và 24 luồng. Xung nhịp cũng có sự khác biệt chút xíu mà thôi, với 5Ghz và 5.1Ghz. Mức tiêu thụ điện (TDP) của 2 con chip này cũng là như nhau, tối đa là 54W. Vì vậy, mình sẽ trông đợi vào một ngưỡng sức mạnh quen thuộc như những chiếc Ultrabook trang bị AMD Ryzen AI 9 HX 370 đã từng trải nghiệm.

Ngoài ra, để kiểm soát tổng thể toàn bộ quá trình hoạt động cũng như phân bổ các mức hiệu năng để phù hợp cho từng tác vụ, MSI Prestige A16 AI+ được tích hợp phần mềm MSI Center để người dùng làm chủ tốt hơn cỗ máy sáng tạo mạnh mẽ của chính mình.

Benchmark với các phần mềm
Trước tiên, mời các bạn hãy cùng mình xem qua các điểm số Benchmark trên các phần mềm trong phần bên dưới đây:
Cinebench R23:


Cinebench R24:
Geekbench 6:
3DMark Time Spy/Night Raid:


PCMark10:


PugetBench (Đo hiệu năng và thời gian xử lý đồ họa):



Crystaldiskmark Aoi:

Trước tiên chúng ta hãy cùng xem qua 2 khung cửa sổ benchmark của phần mềm Cinebench R23. Mình đã test thử ở 2 điều kiện cắm sạc và rút sạc, kết quả cho thấy khi rút sạc số điểm đa nhân CPU của AMD Ryzen AI 9 365 sẽ bị giảm xuống chỉ còn hơn 14.000 điểm. Điều này cho thấy yếu tố quan trọng của việc cung cấp đầy đủ điện năng cho MSI Prestige trong quá trình sử dụng là rất cần thiết.
Các số điểm benchmark của Cinebench R24, Geekbench 6, 3DMark và PCMark10 đều rất cao. Biểu thị sức mạnh đa nhiệm và phục vụ công việc văn phòng cơ bản lẫn sáng tạo nội dung là không giới hạn trên MSI Prestige A16 AI+.

Phần mềm PugetBench mình đã sử dụng để đo khả năng xử lý các tác vụ đồ họa trên các phần mềm Adobe, với các quãng thời gian hoàn thành tác vụ trên từng phần mềm khác nhau. Có thể thấy khả năng xử lý nhanh nhạy các video clip lẫn render, chỉnh sửa ảnh, generative ảnh với AI đều diễn ra nhanh chóng dễ dàng.
Vì thời gian mượn sử dụng cỗ máy MSI Prestige A16 AI+ từ hãng có giới hạn và khá ngắn ngủi, nên mình đã không thể test khả năng chơi game và cả thời lượng pin trên cỗ máy laptop creator này. Mình xin phép cáo lỗi và sẽ cập nhật thêm về khả năng gaming của chiếc máy này trong thời gian sắp tới.
So sánh hiệu năng với AMD Ryzen AI 9 HX 370
Như mình đã nói, AMD Ryzen AI 9 365 chính hiệu là đàn em sừng sỏ của AMD Ryzen AI 9 HX 370 được ra mắt cùng lúc vào tháng 7 vừa qua. Thật sự mà nói AMD Ryzen AI 9 365 chỉ có ít nhân hơn, ít luồng hơn và xung nhịp thấp hơn chỉ 0.1Ghz. Cùng với đó là iGPU tích hợp, AMD Radeon 880M so với Radeon 890M có sức mạnh chênh lệch không quá nhiều.
Các số điểm so sánh với chiếc Ultrabook nhà ASUS là Vivobook S 14 (M5406) cũng mới ra mắt cách đây không lâu, cho thấy rằng việc trang bị AMD Ryzen AI 9 HX 370 là ưu thế rất lớn của chiếc máy này. Tuy nhiên nếu nhìn lại thì khả năng xử lý các tác vụ về đồ họa chưa được mạnh như AMD Ryzen AI 9 365 bởi MSI Prestige là một chiếc laptop chuyên đồ họa nên hiệu năng của CPU sẽ được tinh chỉnh mạnh hơn.

Về khả năng xử lý luồng công việc mỗi ngày, tác vụ đơn lẻ đến hỗn hợp phức tạp, AMD Ryzen AI 9 365 lại chưa được mạnh bằng AMD Ryzen AI 9 HX 370 trên ASUS Vivobook S 14 (M5406). Điều này vô cùng dễ hiểu, mỗi chiếc máy đều được chế tạo với đặc thù và đối tượng nhắm tới khác nhau. MSI nhắm đến Creator, còn ASUS lại nhắm tới nhân viên văn phòng chuyên nghiệp với khối lượng tác vụ đồ họa vẫn có nhưng không nhiều.

Hoàn hảo để thay thế để "từ bỏ" Mac
Nếu bạn đang nhắm đến một cỗ máy với khả năng và sức mạnh xử lý công việc thường ngày lẫn khối lượng tác vụ đồ họa, hình ảnh, video clip lớn mỗi ngày. MSI Prestige A16 AI+ sẽ là một lựa chọn vô cùng tối ưu, với màn hình 4K siêu sắc nét, diện tích hiển thị 16 inch lớn, và hiệu năng mát mẻ ổn định. Chắc chắn đây là sự lựa chọn thay thế MacBook gần như là toàn diện nhất.

Xem thêm:
- Đánh giá MSI Stealth 16 AI Studio 2024: Nam tính, mạnh mẽ, nhưng có đủ để vượt mặt Zephyrus?
- Đánh giá MSI Titan 18 HX A14V: "Quái thú" laptop gaming sau 1 năm còn giữ vững ngôi vương?
Hiện tại, mẫu laptop dành cho Creator chuyên nghiệp chuẩn bị được mở bán chính thức tại toàn bộ hệ thống CellphoneS. Mời bạn đọc xem qua thông tin sản phẩm cũng như đăng ký nhận tin sớm để được trải nghiệm và rước về cỗ máy MSI Prestige A16 AI+ tuyệt vời này nhé.
[cpsSubscriber id='94823']

Bình luận (0)