Tìm hiểu về driver tai nghe và mách bạn bí quyết chọn mua tai nghe

Trâm Bội
Ngày đăng: 30/01/2023-Cập nhật: 27/11/2024

Việc tai nghe có muôn vàn thương hiệu và mẫu mã trên thị trường thật sự là bài toán khó cho người tiêu dùng. Họ phải tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó để lựa chọn chiếc tai nghe phù hợp với gu âm nhạc của mình. Trong đó, bộ phận quan trọng nhất quyết định công năng của một chiếc tai nghe đó là driver.Qua bài viết này, cùng Sforum tìm hiểu driver tai nghe là gì và cách lựa chọn tai nghe chuẩn chỉnh nhất nhé!
Tìm hiểu về driver tai nghe
Driver là bộ phận quyết định sự hoạt động của một chiếc tai nghe. Bộ phần này được cấu thành từ 3 yếu tố: nam châm, cuộn cảm và màng diaphargm hình nón được đo và hiển thị với kích thước mm. Driver đảm nhận vai trò chuyển đổi tín hiệu điện thành sóng âm để thính giác con người có thể tiếp nhận được. Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đây như một chiếc loa phóng thanh mini có thể gắn vào tai.Driver tai nghe có đa dạng kích thước từ nhỏ đến lớn và nhiều mẫu mã khác nhau, đây cũng chính là yếu tố quyết định đến chất âm của của một chiếc tai nghe.Bộ phận cấu thành của một driver tai nghe
Driver tai nghe được cấu thành bởi 3 bộ phận:- Nam châm
- Cuộn cảm: có nhiệm vụ di chuyển màng loa để tạo thành âm thanh có dòng điện chạy qua.
- Màng diaphargm: có nhiệm vụ rung để tạo thành âm thanh mà con người cảm nhận được.
Driver tai nghe có những loại nào?
Trên thị trường xuất hiện nhiều mẫu mã, chủng loại tai nghe khác nhau, nhưng chung quy lại, driver tai nghe có 4 loại chính như sau:Dynamic
Đây là loại driver tai nghe phổ biến nhất, thường được tích hợp trong đa số tai nghe đến từ các thương hiệu khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Đây cũng là loại tai nghe có chi phí sản xuất rẻ nhất nên phù hợp với mọi đối tượng người dùng.Về cấu tạo, model Dynamic có 3 phần chính là nam châm neodymium, cuộn cảm và màng diaphragm.Các dòng tai nghe sử dụng nhiều driver dynamic cùng lúc là Radius và Audio-Technica. Cả hai driver dynamic đều được thiết kế chuyên biệt để cải thiện dải trầm cũng như độ cộng hưởng buồng âm.Balanced Armature
Driver Balanced Armature (BA) sở hữu kích thước nhỏ hơn nhiều so với driver Dynamic nên driver BA ban đầu được sử dụng trong các thiết bị y tế và có cấu tạo bởi một cuộn dây nằm giữa 2 nam châm.Đây là dòng driver có chi phí sản xuất và gia công cao hơn Dynamic nên thường được tích hợp trong những model tai nghe cao cấp. Bên cạnh đó, driver Balanced Armature không sử dụng lỗ thoát khí nên tạo ra sự kín âm và phát ra âm thanh tổng thể trầm hơn.Planar Magnetic
Planar Magnetic thường được tích hợp trên các model tai nghe trùm đầu, có thiết kế earcup hở. Nguyên lý hoạt động của nó là sử dụng từ trường để tạo ra âm thanh tương tự như dòng driver Dynamic.Planar Magnetic có một số ưu điểm nổi bật như khả năng phát ra âm thanh chi tiết và gần như không bị méo tiếng, driver phản hồi vô cùng chính xác với các tín hiệu âm thanh mang lại dải bass vô cùng tuyệt vời.Electrostatics
Đây là dòng driver khác biệt nhất so với các dòng còn lại khi sử dụng thiết kế màng stator được phân cực (-/+) khá phức tạp và màng loa tĩnh điện đắt tiền cho ra âm thanh cực kì sống động và thực tế. Từ những yếu tố này cũng có thể đoán được giá thành của model này không rẻ chút nào và chỉ góp mặt vào các dòng tai nghe cao cấp mà thôi.Bí quyết chọn mua tai nghe
Vậy bí quyết để chọn mua tai nghe phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân là gì? Để trả lời cho câu hỏi này bạn nên xác định gu âm nhạc, sở thích các nhân và cả 'túi tiền' của bạn nữa. Nếu bạn là người sôi động, muốn bùng cháy với âm nhạc thì nên lựa chọn dòng tai nghe có driver Dynamic. Nhưng nếu bạn sử dụng tai nghe để chơi game thì bạn không nên quan tâm nhiều đến bass hoặc mid-low, do đó, bạn nên sử dụng tai nghe có driver Armature Balanced. Còn nếu bạn rủng rỉnh tài chính, không màng đến giá cả thì bạn nên trải nghiệm dòng tai nghe có sử dụng driver Planar Magnetic và Electrostatic.Lời kết
Sforum vừa chia sẻ với bạn những thông tin về driver tai nghe. Hy vọng các bạn có thể lựa chọn những dòng tai nghe phù hợp với nhu cầu của mình nhé!
- Xem thêm: Thủ thuật iOS, Thủ thuật Android

(0 lượt đánh giá - 5/5)
Bình luận (0)