Trang chủThị trường
Facebook và cuộc khủng hoảng “tuổi 16”: Facebook không sai, Mark Zuckerberg mới là người sai
Facebook và cuộc khủng hoảng “tuổi 16”: Facebook không sai, Mark Zuckerberg mới là người sai

Facebook và cuộc khủng hoảng “tuổi 16”: Facebook không sai, Mark Zuckerberg mới là người sai

Facebook và cuộc khủng hoảng “tuổi 16”: Facebook không sai, Mark Zuckerberg mới là người sai

Sforum CTV, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Sforum CTV
Ngày cập nhật: 25/05/2020
gg news

Từ một vị tỷ phú trẻ nhất hành tinh nhận biết bao sự ngưỡng mộ và tung hô, Mark Zuckerberg giờ đây lại phải lao đao trước những chỉ trích về cách điều hành “thế giới 2 tỷ dân” Facebook của mình.

Bên cạnh sức ảnh hưởng khổng lồ của “ông vua truyền thông” Facebook, cha đẻ của nó - Mark Zuckerberg cũng nhận được nhiều sự quan tâm không kém đến từ xã hội lẫn giới chính trị cấp cao. Từng đưa Facebook trở thành một hiện tượng đến khi biến nó thành mạng xã hội hỗn loạn và tiêu cực, Mark Zuckerberg dấy lên nhiều hoài nghi về tầm nhìn và quyền lực quản trị của mình.

“Tài không đợi tuổi”

Tất nhiên là bất kỳ vị tỷ phú nào có được những “cơ ngơi khổng lồ” như ngày hôm nay đều có một tiềm năng, năng lực hơn người và ông chủ Facebook cũng vậy. Anh được xem như một “thiên tài công nghệ” khi đã bộc lộ được khả năng nhanh nhạy với các ngôn ngữ máy tính từ nhỏ. Khi tròn 12 tuổi, Zuckerberg đã tự mình thiết kế chương trình nhắn tin bằng bộ giải mã Atari BASIC, nhằm giúp cha mình sử dụng tiện lợi hơn ở phòng khám nha khoa của mình.Được sinh ra trong một gia đình nhỏ ở thành phố sôi động New York của Mỹ, Mark Zuckerberg có nhiều cơ hội để khám phá bản thân và phát triển tài năng của mình. Khi nhận thấy tố chất về lĩnh vực máy tính của con trai mình, cha ông đã mời một chuyên viên phát triển phần mềm David Newman về để trao đổi và hướng dẫn riêng cho Zuckerberg. Chính vị chuyên viên này cũng rất bất ngờ về tài năng nhanh nhạy của vị tỷ phú tương lai và thừa nhận rằng mình cũng không thể theo kịp chính “học trò” của mình.Không chỉ vậy, từ thuở ấu thơ đến khi đi học, Mark Zuckerberg đã có cho mình một “bộ sưu tập” các phần mềm máy tính do chính anh tự tạo ra, trong đó có mạng xã hội Facebook làm thay đổi cả một thế giới. Zuckerberg cũng từng được mời chào về làm việc chung hoặc mua lại các sản phẩm chất xám của mình nhưng anh đều từ chối và tập trung cho con đường phát triển riêng của mình. Ngoài tài năng xuất chúng không thể phủ nhận, Mark Zuckerberg còn chứng minh cho cả thế giới thấy được rằng “tỷ phú” cũng không cần đợi tuổi khi anh đã chính thức là người trẻ nhất lọt vào danh sách những tỷ phú công nghệ của thế giới khi chỉ ở độ tuổi 23.

Thời đến, cản không kịp

Như đã đề cập, Facebook không phải là phần mềm đầu tiên mà Mark Zuckerberg đã lên ý tưởng và cho ra đời. Thế nhưng Facebook đã thành công vượt trội bởi lẽ nó đã xuất hiện và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thời đại “bùng nổ thông tin” vô cùng mạnh mẽ lúc ấy.Đó là vào năm 2002, khi Zuckerberg nhập học tại đại học danh giá Harvard. Cũng đúng lúc đấy, Harvard đang có dự án thực hiện thu thập tất cả kỷ yếu ảnh của sinh viên tại trường. Và tất nhiên đối với ngôi trường rộng lớn như Harvard thì dự án đó sẽ tốn rất nhiều thời gian để thu thập và tổng hợp. Như một sứ mệnh dành cho mình, Mark Zuckerberg đã chính thức cho ra mắt TheFacebook - nơi những sinh viên của trường có thể truy cập và khai thác thông tin lẫn nhau. Kết quả chỉ trong vòng nửa tháng, 50% sinh viên của trường đã đăng ký đăng ký thành viên. Thế nhưng trước đó, tỷ phú tương lai này lại từng bị đình chỉ học vì việc hack dữ liệu nhà trường và sử dụng ảnh sinh viên để cùng nhau bình chọn ra bức ảnh hot nhất trên một trang web có tên là Facemask. Chính việc vi phạm thông tin cá nhân này cũng sẽ là lỗ hổng đầu tiên và cũng là vấn đề khó khăn nhất mà Facebook sẽ phải đối diện sau này.Giai thoại “tỷ phú bỏ học” được bắt đầu khi Mark Zuckerberg nhận thấy tầm phát triển Facebook ngày càng mạnh mẽ. Cùng với 3 người bạn chung đam mê khác, Zuckerberg đã đẩy mạnh “đứa con tinh thần” của mình rộng khắp các trường học của Mỹ và Canada sau đó là trên toàn thế giới. Có thể nói, lộ trình phát triển trong 10 năm đầu của Facebook tựa như “diều gặp gió” vô cùng thuận lợi và suôn sẻ. Các nguồn vốn lớn được đổ vào “mạng xã hội ảo” này liên tục và bất kỳ tập đoàn công nghệ lớn nào đều muốn thâu tóm một về xã hội thông tin giàu có này. Cũng nhờ “đứa con tiềm năng” này đã giúp Mark Zuckerberg “lật ngôi” tỷ phú trẻ nhất thế giới của Bill Gates ở độ tuổi 23 trong khi huyền thoại Microsoft phải mất 31 năm mới đạt được mốc 7 con số USD.

Tài sản và quyền lực mạnh mẽ mang tên “thông tin”

Trong một thời đại mà dữ liệu và thông tin lên ngôi thì kẻ có được nhiều thông tin quan trọng nhất sẽ chính là kẻ chiến thắng. Và trong cuộc chạy đua về “quyền lực” này thì Facebook hẳn là một đối thủ vô cùng nặng ký. Có hơn 2,4 tỷ người dùng trong đầu năm 2020, nền tảng mạng xã hội này có “dân số” gấp nhiều lần các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy hàng triệu thông tin và hành động mà người dùng để lại qua mỗi ngày kết hợp cùng các thuật toán của Facebook thì đây chính là những “hồ sơ” chi tiết và chính xác nhất về mỗi người dùng.Nếu bạn từng thắc mắc rằng những nền tảng cho phép người sử dụng “miễn phí” như Facebook thì công ty này sẽ kiếm lợi nhuận từ đâu. Câu trả lời nằm ở những bộ “hồ sơ” thông tin mà do chính bạn đã viết nên trên mạng xã hội. Và cứ thế, hằng năm doanh thu của kẻ khổng lồ này cứ ngày một tăng do những hợp đồng quảng cáo ngày một đa dạng dựa trên việc khai thác vô số thông tin người dùng. Vừa là “nguồn tài nguyên” khổng lồ lại vừa là những thách thức lớn lao, Facebook hay chính xác hơn là ông chủ của nó - Mark Zuckerberg đã tận dụng và khai thác như thế nào?Thực ra mà nói, dữ liệu thông tin càng trở nên đắt giá từ những thập niên 2010 thế nhưng từ những ngày đầu phát triển Facebook, Mark Zuckerberg đã có thể nhận ra dữ liệu người dùng chính là khối tài sản khổng lồ và vì thế tất cả các bước đi dù nhận nhiều chỉ trích của Facebook sau này phải chăng cũng là chủ đích của vị CEO trẻ tuổi này. Đơn cử trong một buổi phỏng vấn vào năm 2005 tại đại học Harvard, Zuckerberg đã đưa ra một nhận định vô cùng tự tin rằng Facebook sẽ mang lại cho người dùng quyền kiểm soát thông tin về điều khoản cá nhân một cách tuyệt vời nhất. Và trong rất nhiều bài phỏng vấn đến tận ngày nay, chúng ta đều nhận được rất nhiều lời hứa tương tự. Kẻ đứng đầu mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã hứa hẹn nhiều và thất hứa cũng rất nhiều.

Một Facebook dần “méo mó’ dưới sự bành trướng của Mark Zuckerberg

Nếu nói rằng kỷ nguyên trước cột mốc 2010 của Facebook là một con đường suôn sẻ trải đầy hoa hồng thì trong thập kỷ vừa rồi, Facebook dường như đã trải những tháng ngày đen tối khi liên tục bị người dùng dùng quay lưng, chính quyền Mỹ “sờ gáy” nhiều lần và những lục đục trong nội bộ công ty. Vào năm 2020 này, mạng xã hội đình đám Facebook sẽ bước qua tuổi 16 với vô vàn “cuộc khủng hoảng” và mọi người bắt đầu hoài nghi về động thái của người chịu trách nhiệm hợp pháp của công ty - Mark Zuckerberg.Dưới sự lãnh đạo của Mark Zuckerberg, Facebook đang thực hiện sứ mệnh cung cấp Internet cho mọi người trên thế giới. Anh cũng nhắn nhủ với các nhà đầu tư của mình “Chúng ta không tạo nên dịch vụ để kiếm tiền, chúng ta kiếm tiền để phát triển dịch vụ tốt hơn”. Và đó chính là những nhận định của ông chủ Facebook trước khi mạng xã hội này dính vào nhiều bê bối và chỉ trích.Từ việc bắt tay với chính phủ Mỹ và Israel để xóa các tài khoản của người Palestine với lý do kích động người Hồi giáo đến việc đưa những thông tin giả gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Đỉnh điểm phải kể đến scandal lớn nhất lịch sử Facebook năm 2018 khi nền tảng khổng lồ này bị cáo buộc để lộ thông tin cá nhân quan trọng của hơn 87 triệu người dùng cho phía Cambridge Analytica. Và cũng trong chính năm này, vị CEO trẻ tuổi phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ để đối chất và trả lời về những lỗ hổng của Facebook một cách công khai và minh bạch.Những tưởng “vận đen” của Facebook sẽ sớm kết thúc nhưng công ty này lại tiếp tục rơi vào hỗn loạn trong cơ cấu nhân sự nội bộ. 2 lãnh đạo cấp cao đã rời khỏi tổ chức đồng thời hàng loạt các cổ đông đều bất mãn và yêu cầu ông chủ Facebook phải từ chức và hạn chế quyền lực của Zuckerberg trong công ty. Và cuối năm 2019, Facebook đã chốt hạ bằng một con số trọn vẹn 5 tỷ USD. Đó chính là án phạt cao nhất chưa có tiền lệ từ Ủy Ban Thương Mại Liên bang Hoa Kỳ dành cho một doanh nghiệp.Sau rất nhiều vụ bê bối trên, khi người dùng đã mất niềm tin vào nền tảng mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook thì cũng chính là lúc mà Mark Zuckerberg nên dừng lại “trò chơi vương quyền” cùng những bước đi sai lầm này của mình. Trước đây chàng trai Zuckerberg từng bị “đình chỉ học” tại Đại học Harvard vì vi phạm về thông tin người dùng, thế nhưng sau 16 năm không bất kỳ ai mong muốn vị tỷ phú tài năng này lại lặp lại lỗi lầm chí mạng ấy thêm một lần nào nữa.
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Trang tin công nghệ Sforum.vn được thành lập từ năm 2012, đến nay đã hơn 10 năm tuổi. Chúng tôi vẫn không luôn ngừng đổi mới và thử nghiệm các chuyên mục, nội dung mới để phục vụ bạn đọc. Hi vọng các thông tin công nghệ, game hay mẹo vặt từ Sforum sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong đời sống cũng như có những phút giây giải trí lành mạnh.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo