Trang chủThủ thuậtTin học văn phòngThủ thuật Excel
Cách dùng Hàm MOD trong Excel chia lấy phần dư
Cách dùng Hàm MOD trong Excel chia lấy phần dư

Cách dùng Hàm MOD trong Excel chia lấy phần dư

Cách dùng Hàm MOD trong Excel chia lấy phần dư

Trang Hà , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Trang Hà
Ngày đăng: 29/12/2022-Cập nhật: 12/04/2024
gg news
MOD là hàm gì? Hàm MOD là hàm tính được sử dụng để lấy số dư sau khi chia hai số cho nhau. Vậy bạn có biết công thức hàm MOD là gì để giúp lấy phần dư trong Excel chưa? Hãy cùng Sforum tìm hiểu MOD là phép toán gì và cách sử dụng như thế nào nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm cách sử dụng hàm INT và MOD trong Excel đơn giản, chi tiết để giúp nâng cao hiệu suất học tập, làm việc của bạn nhé

hàm mod

Hàm MOD là gì?

Hàm MOD là hàm trả về số dư khi chia hai số cho nhau. Trong trường hợp kết quả nếu có phần dư, hàm MOD sẽ cho ta kết quả số dư, nếu không thì kết quả trả về 0.

Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp hàm MOD cùng những hàm khác để tính toán hoặc lấy ra phần dư trong kết quả mà bạn chọn.

Khi sử dụng hàm MOD trong Excel, các bạn cần phải chú ý một số điều sau:

  • Khi nhập số âm (-2, -3, -4,...) phải có dấu ngoặc đơn bên ngoài, ví dụ (-2), (-3),...nếu không kết quả sẽ sai.
  • Trong trường hợp mẫu số có giá trị là 0 hoặc để trống, hàm MOD sẽ trả về kết quả lỗi #DIV/0!.
  • Kết quả trả về cùng dấu với số chia (không cần quan tâm đến dấu của số bị chia).
  • Hàm chia lấy dư MOD trong Excel còn được biểu đạt bằng số hạng của hàm INT, cụ thể: MOD(n,d) = n-d*INT(n/d).

mod là phép toán gì

Công thức hàm MOD trong Excel

Cú pháp hàm MOD:

=MOD(number,divisor)

Trong đó:

  • number: đóng vai trò là số bị chia, số mà bạn muốn tìm số dư.
  • divisor: đóng vai trò là số chia.

Cả hai thành phần number và divisor đều là các giá trị bắt buộc.

công thức hàm chia lấy dư MOD

Ví dụ hàm MOD chia lấy dư trong Excel

Để các bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng MOD chia lấy dư trong Excel, chúng ta hãy cùng nhau phân tích những ví dụ sau đây nhé!

Cách đánh dấu các hàng bằng hàm MOD

Các bạn hãy cùng thực hiện phép tính MOD theo các bước sau đây nhé!

Bước 1: Ở thanh công cụ, chọn Home = Nhấp chọn Conditional Formatting = New Rule.

ví dụ hàm mod chia lấy dư trong excel

Bước 2: Khi cửa sổ New Formatting Rule hiển thị, chọn Use a formula to determine which cells to formart.

cách sử dụng hàm chia lấy dư trong excel

Bước 3: Tại Edit the Rule Description, nhập theo công thức sau: =MOD(ROW(A1),3)=0.

áp dụng công thức MOD

Bước 4: Nhấn vào ô Format để chọn màu sắc, màu nền, kiểu chữ.

chọn format phép tính chia lấy dư trong excel

Bước 5: Chọn OK để xem kết quả trả về.

kết quả chia lấy dư trong excel

Tính số dư của hàm chia trong Excel

Chúng ta sẽ sử dụng hàm MOD chia lấy dư trong Excel tại C2 và áp dụng theo công thức sau: =MOD(A2,B2). Trong đó: B2 là số chia.A2 là số bị chia.

Tính số dư của hàm chia trong Excel

Sau đó, bạn nhấn phím Enter và xem kết quả trả về.

hàm chia lấy số dư trong excel

Giải thích kết quả:

  • Kết quả được hàm MOD trả về dư 2, nghĩa là 5 chia 3 bằng 1 và dư 2.
  • Vì mang dấu của số chia nên kết quả ở C3 bằng 4, tương tự tại C4, C5, C6.
  • Tại C7 kết quả trả về lỗi do số chia là 0.

hàm chia trong excel

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm câu trả lời hàm MOD là hàm gì? Cú pháp về hàm MOD trong Excel để lấy phần dư và phân tích những ví dụ cơ bản trong phép chia. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc, học tập và cuộc sống. Đừng quên theo dõi Sforum để biết thêm nhiều kiến thức kỹ năng tin học văn phòng nhé!
Thẻ: WikiS
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Hà Huyền Trang, chuyên viên Marketing sáng tạo xây dựng ý tưởng. Chịu trách nhiệm chính tạo ra những bài viết phù hợp, thiết thực nhất hữu ích cho người dùng. Với sứ mệnh cải thiện mang đến những giá trị tốt nhất đến với người dùng, tôi và Sforum đang nỗ lực cải tiến và phát triển nội dung được chọn lọc nhất để tạo hành trình trải nghiệm và hướng lối người dùng tới những thông tin bổ ích nhất. Hãy follow tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin và được giải đáp chi tiết tận tình nhé.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo