Khám phá hành trình một chiếc iPhone được tạo ra: Từ linh kiện đến dây chuyền lắp ráp


Việc sản xuất một chiếc iPhone không đơn giản, nó đòi hỏi một chuỗi chuỗi cung ứng lớn mạnh với sự tham gia của nhiều xưởng gia công trải dài khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam,...
Có thể nói nói rằng iPhone là một trong những chiếc điện thoại thông minh được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Mỗi năm Apple xuất xưởng gần 250 triệu thiết bị và chiếm gần 20% thị phần thiết bị di động toàn cầu. Rất nhiều mẫu điện thoại được bán từ năm này qua năm khác, nhưng bạn có biết rằng iPhone không chỉ được sản xuất ở Trung Quốc như mọi người đồn đại hay không?

Một thiết bị hiện đại và phức tạp như iPhone sẽ được sản xuất ở đâu và làm thế nào để các mẫu iPhone mới nhất như iPhone 14 có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Trước khi lắp ráp: Linh kiện của iPhone được cung cấp từ đâu?
Đã từ lâu dòng chữ 'Made in China' luôn xuất hiên trên những chiếc iPhone và đi đến mọi ngóc ngánh của thế giới, nhưng có một sự thật đó là mọi thứ trên các sản phẩm của Apple kể cả iPhone đều không đến từ một nơi duy nhất.

Ví dụ điển hình, đó là màn hình của iPhone được sản xuất hầu hết bởi hai gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc là Samsung và LG. Mặt khác, bộ nhớ flash và DRAM có thể được sản xuất bởi nhà máy của Kioxia, Nhật Bản. Mặt kính bảo vệ màn hình Gorilla có thể được sản xuất trực tiếp tại Mỹ từ nhà máy Corning, hoặc từ Đài Loan và Nhật Bản.
Trong khi đó, SoC của dòng chip A trên iPhone là bản silicon tùy chỉnh được thiết kế tại trụ ở chính California, nhưng được sản xuất bởi công ty Đài Loan là TSMC. Cho đến hiện tại, dù đã ra đời dòng sản phẩm mới nhất là iPhone 14, nhưng danh sách về các nhà máy sản xuất trực tiếp iPhone hầu như không có quá nhiều thay đổi.

Không chỉ vậy, Apple cũng dựa vào các bên thứ ba để tạo ra các thành phần nhỏ hơn, đôi khi là bộ IC nguồn, bộ vi điều khiển USB, chipset không dây và trình điều khiển màn hình OLED. Chúng có thể được đặt hàng từ các công ty khác trên thế giới như Broadcom và Texas Instruments hoặc các nhà sản xuất nhỏ hơn rải rác ở khu vực Đông Nam Á.
Một nguồn tin gây hoang mang dẫn đến sự chậm trễ của các sản phẩm iPhone mới đây, đó là việc Apple đang cố gắng thúc đẩy việc mua nguyên liệu thô. Các báo cáo cho thấy, Apple đang tìm nguồn cung cobalt thô, một thành phần thiết yếu để tạo ra pin cho dòng sản phẩm iPhone. Các công ty khái thác mỏ từ khắp nơi trên thế giới cũng báo động về tình trạng thiếu hụt nguồn cung kim loại sắp diễn ra.

Lo sợ một làn sóng chỉ trích liên quan đến vấn đề nhân quyền, Apple cùng với Samsung, Sony và HP đã tham gia hội nghị có tên gọi 'Responsible Cobalt Initiative' do Trung Quốc tổ chức nhằm theo dõi sự minh bạch của các chuỗi cung ứng nguyên liệu thô. Ngay sau đó, Apple được cho là đã cam kết dành nguồn lực của mình để phát triển các quy trình tìm nguồn cung ứng khoáng sản từ các mỏ để mạng lại lợi ích tốt nhất cộng đồng Congo.
Hiện nay, có hơn 60% lượng cobalt của thế giới được tìm thấy ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Nếu có thể mua trực tiếp từ nguồn, Apple sẽ đảm bảo được chuỗi cung ứng sạch và tránh được các vấn đề xung đột môi trường.

Việc lựa chọn nhà cung cấp rất quan trọng, nó không chỉ là vấn đề về đánh cắp công nghệ hay kiểm soát chất lượng. Vấn đề đạo đức ngày một quan trọng ở thế kỷ 21, Apple cùng với những người khổng lồ khác ở Thung lũng Silicon, đã bị cáo buộc dựa vào lao động trẻ em và các hoạt động khai thác phi đạo đức để cắt giảm chi phí.
Những vấn đề như vậy liên tục xảy ra sẽ khiến họ liên tục đối mặt với các vụ kiện tốn kém và và dư luận tiêu cực. Nếu muốn mọi thứ được nhanh chóng và đảm bảo chất lượng thì Apple sẽ phải giải quyết triệt để những vấn đề này.
Công đoạn lắp ráp: iPhone được tạo ra ở đâu?
Với các thành phần đơn lẻ từ khắp nơi trên thế giới, ai là người sẽ tạo ra một chiếc iPhone hoàn chỉnh trước khi nó đến tay bạn? Trước đây, câu trả lời luôn là các nhà máy khổng lồ ở Trung Quốc, nhưng giờ điều đó đang bắt đầu thay đổi và mọi thứ đang chuyển dần sang các quốc gia lân cận như Ấn Độ, Việt Nam,...

Cho đến nay, việc hoàn toàn rời khỏi Trung Quốc là điều không thể, hầu hết các nhà máy chuyên lắp ráp iPhone vẫn còn ở đó. Nhà máy lớn nhất do đối tác là Foxconn điều hành, được đặt tại Trịnh Châu với hơn 300,000 công nhân điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng khó mà theo kịp công suất. Ngoài ra, họ cũng có nhiều khu phức hợp để tạo nên một thành phố nhỏ chứ không đơn giản là một khu công nghiệp chuyên cho việc sản xuất.
Đã có lúc Foxconn lắp ráp hơn nửa triệu chiếc iPhone chỉ trong vòng một ngày tại đây, hiệu suất làm việc khủng khiếp khiến họ đối mặt với những chỉ trích về việc tuân thủ hợp đồng lao động. Tuy nhiên, điều đó có thể không kéo dài mãi khi Apple đang tìm cách chuyển một số hoạt động sản xuất sang các nước láng giềng như Ấn Độ và Việt Nam.

Với kế hoạch đa dạng hóa sản xuất, Apple đã đưa hoạt động sản xuất iPhone ra bên ngoài Trung Quốc, cụ thể là các quốc là đang nổi lên như Ấn Độ và Việt Nam. Mới đây, tập đoàn Lego đã đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà mày sản xuất của họ tại Bình Dương.
Có thể thấy, Apple không phải là công ty duy nhất đa dạng hóa ra khỏi Trung Quốc trong thời gian gần đây. Samsung và Xiaomi cũng đã đạt được thành công lớn ở các quốc gia khác. Chiến lược China Plus One, đã trở thành một chiến lược kinh doanh phổ biến khi các công ty tìm cách đạt được chi phí vận hành thấp hơn và giảm sự phụ thuộc vào một khu vực duy nhất.

Chiến lực này được hiểu là tránh sự phụ thuộc vào Trung Quốc và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sang các quốc gia khác. Trong 20 năm qua, các công ty phương Tây đã đầu tư vào Trung Quốc, họ bị thu hút bởi chi phí sản xuất thấp và thị trường tiêu dùng nội địa cực lớn.
Tuy nhiên, có những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất iPhone của Apple tại Trung Quốc. Nên việc gở bỏ nút thắt này là vô cùng cần thiết, Apple đã buộc phải đưa ra thông cáo báo chí của mình nhằm cảnh báo thời gian chờ giao hàng lâu hơn dự kiến.
Tại sao Apple chọn lắp ráp sản phẩm tại Việt Nam?
Đã từ lâu, Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược để vận chuyển hàng đi toàn cầu, quốc gia có vị trí địa lý gần bên cạnh các chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ,... Ngoài ra, Việt Nam cũng có hiệp định thương mại tự do với các nước ở khu vực Đông Á và là thành viên thường trực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gọi tắt ASEAN.

Việt Nam cũng là quốc gia có nền kinh tế được xây dựng dựa trên việc xuất khẩu, từ các sản phẩm nông nghiệp, quần áo đến đồ điện tử. Ngoài Ấn Độ thì Việt Nam là quốc gia thứ kế tiếp được hưởng rất nhiều lợi ích từ các công ty đến từ phương Tây với kế hoạch đa dạng hóa bên ngoài Trung Quốc.
Apple đang chuyển giao một lượng lớn dây chuyền sản xuất các thiết bị ngoại trừ iPhone như: iPad, MacBook và AirPods sang Việt Nam. Việt Nam cũng không còn xa lạ với Apple, bởi công ty này đã có dây chuyền lắp ráp các sản phẩm như EarPods tại đây. Apple đã bắt đầu lắp ráp AirPods tại Việt Nam vào tháng 3 năm 2020, tiếp đến là các sản phẩm cao cấp hơn như AirPods Pro. Giờ đây, Apple đang chuyển giao số lượng đáng kể dây chuyền sản xuất iPad, MacBook và Apple Watch sang Việt Nam.
Theo các nguồn tin từ Weibo, họ khá ngạc nhiên khi nhận được các sản phẩm AirPods 'Made in Vietnam' và họ khá thích nó. Trong số đó, có người cho rằng họ thích dòng sản xuất 'Made in Vietnam' vì chúng đáng tin cậy hơn nhiều so với sự tràn lan hàng nhái từ thương hiệu 'Made in China'.

Khác với Ấn Độ giá cả của các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam như AirPods và AirPods Pro vẫn có khác cao hơn mặt bằng chung của thế giới. Bởi, dù là sản phẩm sản xuất tại Việt Nam nhưng giá bán tại thị trường tại Việt Nam cũng cần tuân thủ chính sách giá được Apple áp dụng trên toàn cầu, do đó tại Việt Nam giá bán không thể giảm như thị trường Singapore hay Mỹ.
Ngoài ra, các sản phẩm được lắp ráp tại Việt Nam không được phép bán thẳng ra thị trường trong nước, mà phải xuất khẩu đi sau đó được các nhà phân phối và bán lẻ nhập ngược vào trong nước, nó tương tự như việc Apple sản xuất tại quốc gia khác và nhập hàng về vậy.

Một vài nguồn tin khác cho biết, Apple đã bắt đầu quá trình lắp ráp tại 11 nhà máy do nhiều công ty sản xuất khác nhau điều hành tại Việt Nam bắt đầu từ đầu năm 2022. Trong lúc đó, Foxconn cũng đã đăng ký được giấy phép từ chính phủ Việt Nam để xây dựng một nhà máy lắp ráp trị giá 270 triệu USD (hơn 6,500 tỷ đồng) tại Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km. Theo báo cáo, cơ sở này sẽ có đủ công suất sản xuất lên đến 8 triệu máy bao gồm MacBook và iPad mỗi năm.
Các lựa chọn của Apple trong tương lai
Ngay cả khi Apple chuyển dịch sang Đông Nam á và Đông Á, thì phần lớn các cơ sở sản xuất của công ty sẽ vẫn ở Trung Quốc. Một số linh kiện điện tử quan trọng vẫn có nguồn gốc từ quốc gia này. Hơn nữa, Trung Quốc vẫn có sẵn rất nhiều cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như lực lượng lao động hùng mạnh. Nhưng sự thống trị của đất nước này có thể bị thu hẹp theo thời gian chuyển dịch. Các đối tác nhà máy hiện tại hợp tác cùng Apple vẫn hưởng được lợi ích dù các nhà máy dần được chuyển dời khỏi Trung Quốc.

Ở thời điển hiện tại, Ấn Độ và Việt Nam là 2 lựa chọn tốt nhất mà Apple đang hợp tác. Đặc biệt, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất linh kiện camera và EMS cho các sản phẩm nhỏ hơn như Apple Watch, Mac, iPad, cũng như đang là nơi sản xuất chính cho AirPods. Ấn Độ là nơi phù hợp tiếp theo để sản xuất iPhone sau Trung Quốc.
Các nhà phân tích ước tính rằng Apple sẽ chuyển khoảng 25% hoạt động sản xuất iPhone mới sang Ấn Độ và 65% hoạt động lắp ráp AirPods sang Việt Nam vào năm 2025. Tựu chung lại, vẫn chưa có lý dó rõ rệt nào để iPhone hoàn toàn rời khỏi Trung Quốc. Các sản phẩm của Apple được lắp ráp ở 3 đến 4 quốc gia, các thành phần và phần nguyên liệu thô được nhập từ khắp nơi trên thế giới.
- Xem thêm các bài viết chuyên mụcThị trường

Bình luận (0)