Khi không sạc điện thoại, cắm củ sạc trên ổ điện thực tế có gây hao hụt điện năng và tốn tiền điện?


Thông thường, chúng ta thường có thói quen ghim củ sạc liên tục vào ổ cắm điện, khi điện thoại hết pin hoặc chúng ta có nhu cầu sạc pin thì chỉ việc kết nối từ dây sạc vào điện thoại. Điều này phần nào giúp chúng ta tiết kiệm không quá nhiều thời gian nhưng lại gây ra một số điều tiêu cực khác. Trong bài viết này, mình sẽ chỉ ra các vấn đề đó.
Để thực hiện thí nghiệm này, một phóng viên đã sử dụng điện áp Kill A Watt để đo mức tiêu thụ năng lượng điện của các bộ sạc phổ biến hiện nay. Việc đầu tiên, chúng ta sẽ ghim đồng hồ điện vào ổ điện, sau đó ghim các củ sạc vào đồng hồ điện áp này. Đồng hồ điện áp sẽ tính chính xác mức tiêu hao năng lượng mà củ sạc đang gây ra.

Tuy nhiên, theo lý thuyết thực tế thì mỗi bộ sạc thiết bị điều tiêu tốn một điện áp nhỏ chứ không hẳn là không tiêu tốn. Tuy nhiên con số này là quá bé để có thể hiển thị trên màn hình. Để giải quyết vấn đề này, phóng viên trên quyết định cắm một ổ điện chia ra thành nhiều cổng, sau đó anh ta sẽ cắm các bộ sạc vào từng cổng cho đến khi xuất hiện điện áp.

Kết quả không ngoài dự đoán, các bộ sạc lúc đầu không thể hiện nổi điện áp và cho đến khi cắm đến bộ sạc thứ 6 vào ổ điện. Lúc này đồng hồ áp kế đã hiển thị 0.3 watt. Sáu bộ sạc đó bao gồm sạc của iPhone 12 Promax (20W), iPad Pro M1 (20W), MacBook Air M1 (30W), Samsung Galaxy Note 20 (25W), Huawei Matebook D15 (65W), iPhone XS (18W). Điều đó chứng tỏ rằng, củ sạc, bộ sạc vẫn tiêu tốn năng lượng điện khi không tải thiết bị, nhưng con số này rất thấp.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là liệu trong một năm cắm sạc liên tục như vậy, chúng ta sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền điện? Đặt ra giả thuyết nếu chúng ta ghim 6 bộ sạc liên tục như vậy (không tải điện thiết bị) trong thời gian một năm liên tục (8760 giờ) với mức giá điện định mức của nhà nước hiện nay là 2,461 đồng/kWh.

Con số này tương đương với lượng điện tiêu thụ trong vòng một năm là 2.628 kWh và sẽ tiêu tốn của chúng ta 6,467 đồng/năm. Đây là một con số rất nhỏ mà chúng ta thường sẽ không quan tâm tới.
Tuy nhiên, đây là một thử nghiệm đơn giản và cho những kết quả gần chính xác nhất có thể. Với những bộ sạc cũ hơn thì sẽ tiêu tốn năng lượng điện nhiều hơn nhiều. Nhưng nhìn chung, dựa vào những thông tin này chúng ta đã có thể dễ dàng giải thích với ba mẹ về mức tiêu hao điện cho việc ghim củ sạc vào ổ điện mà không sạc thiết bị thì có thực sự tốn điện hay không. Qua đó có thể tránh được các đợt “combat” đến từ phụ huynh vì thói quen sử dụng điện thoại và cắm sạc cả ngày.

Không tiêu hao quá nhiều điện là thế nhưng chúng ta cũng nên cẩn thận hơn trong việc ghim bộ sạc vào ổ điện liên tục như vậy. Điều này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm hơn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta vì những nguy cơ rò rỉ điện cao. Với những gia đình có con nhỏ, chúng ta nên cẩn thận hơn trong các vấn đề điện, đặc biệt nên che lấp các lỗ cắm và đưa các sản phẩm điện tử, đường dây điện lên vượt khỏi tầm với của trẻ em. Ngoài ra, sau khi sử dụng xong bộ sạc, chúng ta cũng nên rút ra để giúp tăng tuổi thọ cũng như độ bền của sản phẩm.
Nhìn chung, thí nghiệm đơn giản này giúp cho chúng ta thấy được việc ghim sạc liên tục trên ổ điện không quá ảnh hưởng tới kinh tế như các bậc phụ huynh thường nói. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của mình thì đây cũng không phải là cách hay và an toàn trong gia đình. Chúng ta vẫn nên tháo rời bộ sạc sau khi sạc pin đầy thiết bị.
- Xem thêm các bài viết chuyên mục Khám phá

Bình luận (0)