Trang chủThủ thuật
Lễ hội đền Trần - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội đền Trần - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Trần - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Trần - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trang Hà , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Trang Hà
Ngày đăng: 03/12/2023-Cập nhật: 03/12/2023
gg news
Nhiều người đang thắc mắc lễ hội đền Trần được tổ chức vào tháng mấy? Trong bài viết này, Sforum sẽ giúp bạn biết được ý nghĩa lễ hội đền Trần 2023 cùng thời gian diễn ra. Góp phần giúp bạn hiểu hơn về lễ hội truyền thống giàu ý nghĩa của người dân Việt Nam.

Giới thiệu về lễ hội đền Trần

Lễ hội đền Trần 2023 tổ chức ở Khu di tích đền Trần, chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng, TP.Nam Định. Lễ hội này còn có sức ảnh hưởng đến những khu vực lân cận. Lễ hội đền Trần Nam Định sẽ có 2 kỳ lễ chính là: Đầu mùa xuân (tháng Giêng) và mùa thu (tháng Tám) theo âm lịch.

Giới thiệu về lễ hội đền Trần

Lễ hội ở đền Trần có sức ảnh hưởng lớn đến người dân địa phương. Thu hút sự tham gia đông đảo của người dân bản địa, khách du lịch trong và ngoài nước. Chủ thể của lễ hội đền Trần bao gồm: Cộng đồng dân cư làng Tức Mặc, các làng xã lân cận, thủ từ, thủ nhang, các thành viên của Ban quản lý di tích, những người thực hiện nghi lễ và du khách.

Ý nghĩa lễ hội đền Trần

Ý nghĩa lễ hội đền Trần đem đến cho người dân như sau:

  • Nhớ đến cội nguồn Tổ tiên cùng các vị vua triều Trần. Đặc biệt là anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Là cơ hội để mọi người tìm hiểu và ghi nhớ về lịch sử truyền thống của vương triều Trần.
  • Là dịp để mọi người tìm hiểu về những bài học, kinh nghiệm có ích cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như: Cách trị quốc an dân, các chính sách về đào tạo, trọng dụng nhân tài, khai hoang lấn biển,…
  • Phản ánh mong ước của cư dân nông nghiệp lúa nước về một vụ mùa bội thu. Cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình ấm no hạnh phúc,...
  • Là sợi dây gắn kết giữa các nhóm dân cư, cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp.
  • Tổ chức lễ hội đền Trần là hình thức lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống cho thế hệ sau.

Ý nghĩa lễ hội đền Trần

Nguồn gốc lễ hội đền Trần

Lễ khai ấn đền Trần là tập tục xuất hiện từ thế kỷ XIII, vào năm 1239. Là lễ hội của triều đại nhà Trần với nghi lễ tế tiên tổ. Theo tục truyền thì vào năm 1258, giai đoạn khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần đầu tiên. Tại kinh thành Thăng Long, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chính sách “vườn không nhà trống”. Sau đó, cho rút lui chiến lược về phủ Thiên Trường (hiện nay là tỉnh Nam Định). Nhằm để huy động đủ sức mạnh, lực lượng cho toàn dân.

Khi đánh bại được quân Nguyên Mông, vua Trần Thái Tông mở tiệc chiêu đãi và thưởng công. Thời gian là vào ngày 14 tháng Giêng tại phủ Thiên Trường. Thực hiện phong tước cho các quan, quân có công trong thắng lợi vừa rồi.

Nguồn gốc lễ hội đền Trần

Vậy là cứ vào ngày này hằng năm thì các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn”. Để tế trời đất, tổ tiên và phong tước cho những ai có công với đất nước. Ngoài ra, nó còn được xem là sự mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy chính quyền nhà Trần.

Những đặc sắc trong lễ hội đền Trần

Lễ hội đền Trần đem đến nhiều đặc sắc tốt đẹp cho văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam. Cùng điểm qua những điểm nổi bật qua 2 kỳ lễ hội trong năm dưới đây bạn nhé.

Lễ hội xuân với nghi thức Khai ấn

Hai ấn sẽ được đặt trang trọng trên bàn thờ. Mặt ấn lớn thì có chữ “Trần Triều Tự Điển, Tứ phúc vô cương”, còn ấn nhỏ là “Trần Miếu”. Buổi lễ khai ấn bắt đầu, người khiêng hộp ấn, sau đó là chiêng trống, đèn nến đánh và tiến về đền Thiên Trường. Sau đó, cầm ấn son đỏ lên tờ giấy vàng và phát cho mọi người tham gia dự lễ. Được dùng để treo trong nhà, cầu tài lộc, may mắn và tránh những điều xui xẻo.

Những đặc sắc trong lễ hội đền Trần

Ngoài ra, nghi thức dâng hương cũng là một điểm đặc sắc đáng được chú ý của lễ hội này. Những trinh nữ sẽ bưng mâm hoa từ sân vào đền và dâng lên bàn thờ theo tiếng nhạc. Ngoài ra, còn có lễ tế tại đền Thiên Trường và lễ ở đền Cố Trạch. Sau phần lễ là phần hội với nhiều hoạt động độc đáo như: Đấu vật, múa rồng và nhảy, chọi gà, đánh đu, bài chòi, liên hoan võ thuật tại sân đình Thiên Trường,...

Lễ hội mùa thu với không gian sinh hoạt văn hóa phong phú

Không gian lễ hội này lan rộng sang các khu vực ngoài di tích đền Trần - chùa Phổ Minh như: Xã Mỹ Trung, Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc), phường Lộc Hạ (thành phố Nam Định),... Đây được xem là “Hội truyền thống Trần Hưng Đạo”. Những nghi lễ được tổ chức gồm: Lễ rước, lễ dâng hương, lễ tế nam quan, nữ quan,… Ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa đặc sắc như: Múa rồng, lân, sư tử, biểu diễn võ thuật truyền thống, múa rối nước,,...

Những đặc sắc trong lễ hội đền Trần với Lễ hội mùa thu với không gian sinh hoạt văn hóa phong phú

Những lưu ý khi đi lễ hội đền Trần

Một số lưu ý cần biết khi tham gia lễ hội đền Trần như:

  • Tham gia lễ hội một cách văn minh, không chen lấn, luôn giữ trật tự, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
  • Giữ gìn cảnh quang khu vực diễn ra lễ hội.
  • Ăn mặc lịch sự, đúng với tinh thần của ngày lễ hội truyền thống.
  • Tự bảo vệ tư trang để tránh ý đồ xấu từ kẻ giang.

Những lưu ý khi đi lễ hội đền Trần

Câu hỏi liên quan

Bên cạnh những thông tin về lễ hội đền Trần ở trên. Còn có một số thắc mắc khác được nhiều người quan tâm, xem thông tin bên dưới để tìm được lời giải đáp nhé.

Lễ hội đền Trần được tổ chức vào tháng mấy hàng năm?

Vậy lễ hội đền Trần được tổ chức vào tháng mấy? Lễ hội xuân thường được tổ chức trong 3 ngày từ 14 đến 16 tháng Giêng. Lễ Khai ấn diễn ra vào giờ Tý đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng. Lễ hội mùa thu diễn ra từ mùng 1 đến 30 tháng Tám âm lịch. Nhưng chủ yếu hoạt động nhộn nhịp trong khoảng 10 ngày (từ 10 đến 20 tháng Tám).

Lễ hội đền Trần diễn ra ở đâu?

Như đã đề cập ở trên, lễ hội đền Trần 2023 được diễn ra ở: Khu di tích đền Trần, chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng, TP.Nam Định. Ngoài ra, lễ hội còn lan rộng ra ở những địa bàn lân cận như: Xã Mỹ Trung, Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc), phường Lộc Hạ (thành phố Nam Định),...

Lễ hội đền Trần diễn ra ở đâu?

Trên đây là thông tin về hữu ích về lễ hội đền Trần 2023 bạn đã biết hội đền Trần được tổ chức vào tháng mấy và có gì đặc sắc. Nếu muốn biết nhiều hơn về phong tục tập quán và các thông tin khác, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Hà Huyền Trang, chuyên viên Marketing sáng tạo xây dựng ý tưởng. Chịu trách nhiệm chính tạo ra những bài viết phù hợp, thiết thực nhất hữu ích cho người dùng. Với sứ mệnh cải thiện mang đến những giá trị tốt nhất đến với người dùng, tôi và Sforum đang nỗ lực cải tiến và phát triển nội dung được chọn lọc nhất để tạo hành trình trải nghiệm và hướng lối người dùng tới những thông tin bổ ích nhất. Hãy follow tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin và được giải đáp chi tiết tận tình nhé.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo