Top 10+ lễ hội ở Hà Nội đặc sắc, nổi tiếng nhất


Hà Nội không chỉ là nơi ghi chép những trang sử hào hùng của đất nước mà còn là vùng đất của những lễ hội truyền thống, hấp dẫn du khách và người dân. Dưới đây Sforum sẽ tổng hợp top 10 các lễ hội ở Hà Nội mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa mà bạn nên tham gia trong dịp đầu xuân năm mới như lễ hội bia, lễ hội Võng La, Đền Cổ Loa,... Hãy cùng khám phá vẻ đẹp và tinh thần sôi động của những ngày lễ đặc biệt này nhé!
Lễ hội Đền Cổ Loa
Lễ hội Đền Cổ Loa nằm trong danh sách những sự kiện truyền thống và lễ hội ở Hà Nội nổi tiếng. Đây là dịp tưởng nhớ An Dương Vương Thục Phán - biểu tượng anh hùng của lịch sử Việt Nam. Thành Cổ Loa đã chứng kiến những thăng trầm của dân tộc. Nó gắn liền với câu chuyện buồn khi đất nước rơi vào tay giặc nhưng cũng là biểu tượng của lòng tự hào lịch sử. Lễ hội ở Hà Nội này thể hiện sự kính nhớ vị vua vĩ đại, đồng thời, gìn giữ và phát huy truyền thống 'Uống nước nhớ nguồn' đẹp đẽ, được chắt chiu từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các lễ hội ở Hà Nội trong dịp đầu xuân năm mới thường được chia thành hai phần lớn: phần lễ và phần hội. Phần lễ là thời điểm người dân làm lễ, tưởng nhớ và tôn vinh anh hùng An Dương Vương. Còn phần hội là nơi bạn có thể đắm chìm trong không khí sôi động của trò chơi dân gian. Có thể kể đến như đốt pháo hoa, ca trù, tuồng, đấu vật, kéo co, thổi cơm thi,..
Địa điểm diễn ra lễ hội là làng Cổ Loa - huyện Đông Anh - Hà Nội. Nơi đây đã trở thành điểm hội tụ của lịch sử và văn hóa. Nó thu hút du khách vào mỗi dịp mùng 6 đến ngày 16 tháng Giêng Âm lịch. Đến với lễ hội ở Hà Nội này vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được chìm đắm trong không khí truyền thống và khám phá các vẻ đẹp đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam.
Lễ hội Đống Đa
Lễ hội Đống Đa hay còn được biết đến là hội gò Đống Đa. Nơi đây ghi chép chiến thắng lịch sử tại Ngọc Hồi - Đống Đa và tôn vinh kỳ tích do vị vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chỉ huy. Là một trong các sự kiện lễ hội ở Hà Nội tương đối lớn, lễ hội Đống Đa đã trải qua hơn 200 năm lịch sử và trở thành biểu tượng truyền thống quan trọng của thành phố mỗi dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội diễn ra hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán tại phường Quang Trung - Đống Đa.
Đến với lễ hội Đống Đa, du khách sẽ bắt gặp một đám rước hoành tráng, màu sắc rực rỡ, kéo dài từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa. Ngoài ra, lễ hội ở Hà Nội này còn có nhiều trò chơi thể hiện tinh thần võ thuật. Hằng năm, lễ hội không chỉ quy tụ những người yêu lịch sử. Mà nó còn là sự kiện được chú ý bởi sự hiện diện của các vị lãnh đạo cấp cao cho Đảng và Nhà nước. Địa điểm Gò Đống Đa - phường Quang Trung - Hà Nội đã trở thành điểm hẹn lý tưởng, khiến cho những ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán trở nên ấn tượng và đáng nhớ.
Lễ hội chùa Hương
Chùa Hương là một trong những ngôi chùa linh thiêng và lễ hội lớn của cả nước. Đây cũng là địa điểm đặc biệt không thể bỏ qua trong mọi tour du lịch Hà Nội. Mỗi khi lễ hội ở Hà Nội bắt đầu, dòng người từ khắp mọi nơi hướng về xã Hương Sơn. Tạo nên bức tranh tưng bừng trẩy hội và tâm linh tại đây. Địa điểm lễ hội là tại xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức - Hà Nội. Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hạ tuần tháng 3 Âm lịch.
Lễ hội chùa Hương không chỉ là nơi lễ viếng linh thiêng mà còn là hành trình khám phá sự yên bình trong miền đất của Phật. Tại lễ hội ở Hà Nội này, du khách sẽ được tham gia vào các nghi lễ tôn giáo truyền thống. Đồng thời còn được tham gia các hoạt động giải trí độc đáo. Ví dụ như bơi thuyền, leo núi và thưởng thức hát dân ca truyền thống. Đặc biệt, đi thuyền trôi trên suối Yến, du khách có thể thư giãn và ngắm cảnh thiên nhiên.
Lễ hội chùa Thầy
Lễ hội ở Hà Nội - lễ hội Chùa Thầy truyền thống thu hút đông đảo du khách. Nằm tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, lễ hội này mang đậm dấu ấn văn hóa và tâm linh. Đây là nơi thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh. Ông là người sáng lập nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam.
Tham gia lễ hội tại chùa Thầy, du khách không chỉ được trải nghiệm những hoạt động tâm linh trang trọng. Mà còn được chiêm ngưỡng những màn biểu diễn múa rối nước tuyệt vời. Là ngày hội của nghệ thuật và tâm linh, lễ hội ở Hà Nội vào dịp đầu xuân năm mới này đưa du khách đắm chìm trong không khí linh thiêng và ngắm nhìn các nghệ thuật truyền thống độc đáo.
Ngoài ra, lễ hội ở Hà Nội này còn tạo ra không gian để du khách tham gia nhiều hoạt động thú vị khác. Có thể kể đến như leo núi, ngắm cảnh thiên nhiên,... Điều này làm cho chuyến hành trình không chỉ tìm kiếm sự linh thiêng mà còn là cơ hội để trải nghiệm văn hóa và đẹp tự nhiên tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Thời gian lễ hội diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Lễ hội Làng Bát Tràng
Lễ hội ở Hà Nội tại làng nghề gốm truyền thống Bát Tràng hứa hẹn mang đến trải nghiệm văn hóa độc đáo cho du khách trong và ngoài nước. Khi mùa Tết đang gần kề, làng nghề này bừng lên với sự hồi sinh trong lễ hội Làng Bát Tràng nhằm tôn vinh nghề gốm truyền thống. Đồng thời, mang lại niềm vui, may mắn cho cộng đồng.
Lễ hội ở Hà Nội này không chỉ là dịp để tôn vinh và giữ gìn nét đẹp truyền thống của nghề gốm mà còn là cơ hội để cộng đồng thắt chặt tình đoàn kết. Đồng thời, cầu mong một năm mới tràn đầy may mắn và bình an. Nhiều hoạt động truyền thống như lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được tổ chức chu đáo. Tất cả mang đến không khí tâm linh và trang trọng.
Một điểm độc đáo của lễ hội ở Hà Nội này trong dịp đầu xuân năm mới là các hoạt động như chơi cờ người và hát thờ. Những hoạt động này tạo nên không khí vui tươi và sôi động. Du khách có cơ hội khám phá làng nghề gốm với những sản phẩm tuyệt vời. Đồng thời, tham gia vào không khí lễ hội đặc biệt trong những ngày đầu xuân. Đến với Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, từ ngày 14 đến hết ngày 16/2 Âm lịch hàng năm, du khách sẽ chắc chắn không phải đắn đo xem sẽ trải nghiệm điều gì tại Hà Nội.
Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn
Lễ hội tại Đền Gióng - huyện Sóc Sơn, là dịp lễ kỷ niệm về anh hùng Gióng, người đã từng dũng cảm đánh đuổi quân giặc Ân thời xa xưa. Truyền thống này được gìn giữ qua các nghi lễ trong khoảng 3 ngày long trọng. Từ lễ khai quang, rước kiệu, đến lễ dâng hương và dâng hoa tre lên đền Thượng. Nếu bạn ghé thăm lễ hội ở Hà Nội này và đến Đền Gióng vào ngày mùng 7 Âm lịch, bạn sẽ được chứng kiến lễ rước voi với sự hoành tráng đầy ấn tượng. Qua hàng thế hệ, lễ hội vẫn giữ được vẻ đẹp văn hoá và tinh thần sâu sắc, ý nghĩa.
Hãy cùng bạn bè, gia đình khám phá địa điểm này, tận hưởng không khí lễ hội ở Hà Nội. Đến xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 1 Âm lịch, bạn sẽ được chứng kiến không gian tâm linh và truyền thống sâu sắc của người Việt.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh
Lễ hội tại đền Hai Bà Trưng - Mê Linh là nơi thờ và tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng hào hùng trong lịch sử dân tộc. Hiện nay, có nhiều đền thờ hai vị nữ anh hùng này khắp cả nước. Nhưng lễ hội tại Mê Linh lại là nơi đặc biệt quan trọng. Bởi vì nó liên quan chặt chẽ đến quê hương và kí ức của hai bà. Điểm độc đáo nhất của lễ hội ở Hà Nội này là phần rước kiệu truyền thống. Kiệu của bà Trưng Trắc đi trước. Sau đó đến đường kéo quân thì kiệu Trưng Nhị sẽ lên đầu. Đây là một biểu tượng tinh tế thể hiện tình cảm và đoàn kết giữa hai chị em anh hùng.
Lễ hội ở Hà Nội này không chỉ mang đến không khí trang trọng của những nghi lễ tưởng nhớ, mà còn chứa đựng những hoạt động dân gian truyền thống, những diễn xướng chân thực giúp người dân và du khách hiểu rõ hơn về văn hoá và chiến tích lịch sử tại đền Hai Bà Trưng. Hãy đến thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội, vào ngày mùng 6 tháng Giêng đầu xuân năm mới để chứng kiến không khí lễ hội ở Hà Nội độc đáo và trải nghiệm tinh thần quê hương.
Lễ hội Võng La
Lễ hội Võng La là một trong những điểm thu hút du khách. Nơi đây chứa đựng sự độc đáo và phong cách văn hoá đặc sắc. Lễ hội ở Hà Nội này tôn vinh ngũ vị Tôn Thần. Bao gồm Quốc Công Đại Vương, Lã Nương Phu Nhân Đại Vương với ba người con Linh Khổng (Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương), Minh Chiêu (Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương) và Cung Mục (Đệ Tam Linh Tố Đại Vương). Điều này mang đến không khí trang trọng và linh thiêng.
Lễ hội Võng La được tổ chức hai kỳ trong năm. Lễ hội chính diễn ra vào tháng Giêng và kỳ hội thứ hai vào tháng Tám âm lịch. Trong không khí hân hoan của lễ hội, du khách có cơ hội tham gia nhiều hoạt động thú vị. Ví dụ như thi cờ tướng, đu tre, hát quan họ, múa sư tử và múa sênh tiền. Mang đến trải nghiệm đầy sôi động và đa dạng.
Địa điểm diễn ra lễ hội ở Hà Nội này là đình Đại Độ, thuộc làng Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thời gian diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm văn hóa độc đáo. Đồng thời, thấu hiểu về tâm huyết và niềm kiêu hãnh của người dân địa phương nơi đây.
Lễ hội làng Lệ Mật
Lễ hội tại làng Lệ Mật nhằm tưởng nhớ đến thành hoàng Lệ Mật. Đây là vị Hoàng Đức Trung có công lớn trong việc lập ra 13 trang trại tây thành Thăng Long. Hiện nay là quận Ba Đình, Hà Nội. Các lễ hội ở Hà Nội trong dịp đầu xuân năm mới thường được chia thành hai phần chính. Đó là phần lễ và phần hội. Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất của lễ hội ở Hà Nội này nằm ở màn múa rắn nghệ thuật. Một con rắn sẽ được tạo ra từ nan tre lớp vải, tượng trưng cho loài thuỷ quái. Nó sau đó được 'hạ gục' bởi ý chí và sức mạnh của người con họ Hoàng.
Lễ hội cũng là dịp để con cháu sum họp, bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên. Đối với du khách từ các vùng miền khác, việc trải nghiệm những nét đặc sắc của lễ hội ở Hà Nội này sẽ là hành trình đáng nhớ. Đến làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, vào ngày 23/3 Âm lịch để khám phá không gian văn hóa và tinh thần sâu sắc của người dân địa phương.
Lễ hội bia ở Hà Nội
Một trong các lễ hội ở Hà Nội đầu xuân năm mới cực náo nhiệt là lễ hội bia. Đây là sự kiện tri ân sâu sắc đến từ HABECO dành cho những người yêu mến và đã đồng hành cùng các thương hiệu bia của họ qua bao thế hệ. Không chỉ thưởng thức bia, du khách còn được khám phá không gian văn hóa độc đáo. Nơi đây nghệ thuật và bản sắc của HABECO được hiện diện rõ nét.
Mỗi du khách đến tham dự lễ hội ở Hà Nội này đều được đắm chìm trong không khí sôi động của những chương trình nghệ thuật tuyệt vời, cùng trải nghiệm đa dạng các dòng bia trứ danh. Thương hiệu đã làm nên tên tuổi của HABECO trên thị trường bia Việt Nam. Đặc biệt, khách hàng còn được tận hưởng trải nghiệm tương tác độc đáo. Cũng như những góc kỳ diệu mang đậm hơi thở và tinh thần Hà Nội.
Tạm kết
Bài viết đã giới thiệu đến bạn các lễ hội ở Hà Nội trong dịp đầu xuân năm mới mang đậm nét đẹp văn hóa và truyền thống của dân tộc ta. Đây là cơ hội tuyệt vời để du khách hiểu về văn hóa, lịch sử của người dân Hà Nội. Hãy đắm chìm vào không khí truyền thống của thủ đô nghìn năm văn hiến.
Mua một chiếc điện thoại để lưu giữ kỉ niệm khi tham gia du lịch và tham quan lễ hội ở Hà Nội là một ý tưởng tuyệt vời. Chiếc điện thoại sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Chụp những bức ảnh tuyệt vời và quay video về những trải nghiệm độc đáo. Dưới đây là một số mẫu điện thoại thông minh mà bạn có thể tham khảo:
[Product_Listing categoryid='3' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile.html' title='Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']

Bình luận (0)