Top 10 lễ hội rước kiệu truyền thống độc đáo và đặc sắc


Sau đây là thông tin về những lễ hội rước kiệu truyền thống độc đáo tại Việt Nam. Một số lễ hội như lễ hội rước kiệu bay, lễ rước kiệu ở Đền Hùng, lễ rước kiệu Bà Bình Dương, rước kiệu hội làng,... đều rất nổi tiếng và mang đậm nét đẹp văn hóa Việt Nam. Xem ngay bài viết để biết được chi tiết thông tin về những lễ hội đặc sắc này nhé.
Lễ hội rước kiệu ở Đền Hùng
Lễ hội rước kiệu ở Đền Hùng là một hoạt động truyền thống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nghi lễ rước kiệu Đền Hùng thể hiện được giá trị tốt đẹp trong văn hóa tín ngưỡng. Đồng thời, thể hiện được niềm tự hào dân tộc và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Bên cạnh đó, nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết luôn hướng về cội nguồn Việt Nam.
Lễ hội rước kiệu ở Đền Hùng có sự tham gia của các địa phương. Có thể kể đến như: Xã Chu Hóa, xã Hùng Lô (thành phố Việt Trì), thị trấn Hùng Sơn, xã Tiên Kiên (huyện Lâm Thao),... Thời gian của lễ rước được điều chỉnh theo từng năm để đảm bảo phù hợp với phần hội. Điều này giúp du khách và người dân có thể thuận lợi thăm viếng mộ Tổ khi lễ hội diễn ra.
Lễ hội rước kiệu bay
Nói về một trong những lễ hội đặc sắc nhất không thể thiếu lễ hội rước kiệu bay hay còn được gọi là lễ hội 5 làng Mọc. Cứ mỗi 5 năm, người dân lại tổ chức lễ hội này. Nghi lễ rước kiệu chung cho 4 vị như sau:
- Đình Cự Chính: Thờ Đức Thành hoàng (Lã Đại Liệu).
- Đình Quan Nhân: Thờ Thánh Bà Trương Mỵ nương và Trung Nghĩa Đại vương Hùng Lãng công.
- Đình Giáp Nhất: Thờ Thành hoàng làng (Phùng Luông).
- Đình Phùng Khoang: Thờ Thượng đẳng Phúc thần Đoàn Thượng.
Mặc dù những vị Thành hoàng này sống trong các triều khác nhau, nhưng người dân vẫn luôn xem 4 vị là huynh đệ. Lễ hội rước kiệu bay chung cho 4 vị diễn ra vào ngày 9/2 đến 13/2 Âm lịch. Mục đích nhằm để tưởng nhớ công lao của các vị Thánh, mong muốn quốc thái dân an.
Khi tham gia vào các lễ hội, nếu được phép, bạn hãy quay lại quá trình diễn ra nghi thức.Trong đó, điện thoại là thiết bị giúp bạn quay chụp nhanh chóng. Cùng tham khảo các gợi ý bên dưới đây để tìm được thiết bị phù hợp với nhu cầu nhé:
[Product_Listing categoryid='3' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile.html' title='Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
Lễ hội rước kiệu Bà Thiên Hậu Bình Dương
Lễ hội rước kiệu Bà Thiên Hậu Bình Dương được diễn ra theo tín ngưỡng của người Hoa gốc Việt. Thời gian diễn ra lễ hội này là từ lúc nửa đêm 14 đến rạng sáng 15 tháng Giêng Âm lịch. Bắt đầu lễ hội với một bài khấn khai mạc rồi đến văn tế theo tiếng Quảng Đông. Qua đó, thể hiện lòng biết hơn, ca ngợi công đức lớn lao của Bà Thiên Hậu.
Lễ hội rước kiệu Bà Bình Dương sẽ diễn ra vào ngày 15. Nghi thức sẽ đi quanh thành phố Thủ Dầu Một. Tất cả người dân đều rất hân hoan và cầu mong được Bà ban phước lành. Đồng thời, cầu mong tài lộc, thành công cho tất cả mọi người.
Lễ rước kiệu quay hội làng Giang Cao
Nghi lễ rước kiệu hội làng Giang Cao diễn ra với không khí trang nghiêm. Qua đó, thể hiện lòng kính trọng của người dân. 4 vị thần được thờ ở Đình Giang Cao gồm Phùng Sơn, Phùng Di, Hải Nương và Tỷ Nương. Rước kiệu là một trong những nghi thức quan trọng nhằm bày tỏ lòng kính trọng và nguyện vọng mưa thuận gió hòa. Lễ hội rước kiệu làng Giang Cao còn mang ý nghĩa về sự đoàn kết, lòng biết ơn và niềm tự hào của người dân nơi đây.
Lễ rước kiệu Linh Lang Đại Vương
Thời gian diễn ra lễ hội Hạ Hòa là vào mùng 4 đến hết ngày mùng 6 Tết Âm lịch. Nghi thức rước ngài Linh Lang Đại Vương diễn ra vào mùng 4 Tết. Lễ hội với sự tham gia của 3 thôn là thôn Hạ Hòa, thôn Yên Quán và thôn Phú Hạng. Mỗi nơi đều có những màn rước kiệu độc đáo. Từ đó, gây được dấu ấn đặc biệt với người dân và du khách. Ngoài phần lễ hội rước kiệu, bạn còn được tham gia nhiều hoạt động thú vị, đậm chất văn hóa truyền thống.
Lễ hội Bà Triệu
Lễ hội rước kiệu Đền Bà Triệu diễn ra vào thời điểm tháng 2 Âm lịch hàng năm. Ý nghĩa của lễ hội là tưởng nhớ đến công ơn của Bà Triệu đối với dân tộc, đất nước. Đồng thời, lan tỏa giá trị văn hóa tín ngưỡng đậm bản sắc Việt Nam.
Trong lễ hội này sẽ diễn ra nhiều nghi thức cổ xưa đầy trang trọng. Có thể kể đến như: Lễ mộc dục, lễ giỗ, lễ trình, lễ rước kiệu, lễ tạ,... Trong đó, nghi thức rước kiệu là một nét đặc sắc không thể thiếu. Mọi người thực hiện nghi thức rước lễ với không khí linh thiêng. Lễ hội rước kiệu này có sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.
Lễ hội chùa Keo mùa thu
Lễ hội chùa Keo mùa thu diễn ra tại đình Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Lễ hội rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu diễn ra vô cùng trang nghiêm, đậm chất truyền thống. Số lượng người tham gia ngày một gia tăng bởi sự độc đáo của lệ hội này.
Nghi thức rước kiệu diễn ra vào ban đêm do bắt nguồn từ truyền thuyết Thánh Tản. Truyện kể rằng khi tới miền Ngô Sơn để ngự giá vi hành. Do phải dạy dân cách đánh cá và trị thủy mà Ngài và đoàn người phải trở về núi vào ban đêm. Khi tiễn Ngài, dân làm đã làm một cây đuốc để soi đường và thấy được đức Thánh lâu hơn. Đây cũng là nguồn gốc ra đời lễ hội rước kiệu đặc sắc này.
Lễ hội Kỳ Cùng
Một trong những lễ hội rước kiệu độc đáo được nhiều người quan tâm là lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ. Nghi thức rước kiệu thường diễn ra vào lúc 12 giờ ngày 22 và 27 tháng Giêng. Bên cạnh nghi thức rước kiệu hội làng thì còn diễn ra nhiều hoạt động truyền thống khác.
Trong ngày 22 tháng Giêng diễn ra lễ rước Quan lớn Tuần Tranh ở đền Kỳ Cùng đến đền Tả Phủ – Kỳ Lừa (Lạng Sơn). Đoàn rước sẽ đi qua các dãy phố trung tâm của Lạng Sơn. Đặc biệt, khi đoàn đến các ngã ba, ngã tư sẽ thực hiện xoay vòng cùng bắn pháo hoa. Điều này là để thu hút sự chú ý của du khách về lễ hội rước kiệu này. Cho đến ngày 27 tháng Giêng thì đoàn lại rước ngài trở về đền Kỳ Cùng.
Lễ hội Đền Cổ Loa
Lễ hội Đền Cổ Loa diễn ra vào mùa Xuân khi năm mới đến. Công tác chuẩn bị thường diễn từ 14 tháng Chạp như sửa sang, dọn dẹp đền thờ,... Người có nhiệm vụ khiêng kiệu được chọn lựa kỹ càng và cần chay tịnh từ trước đó. Với người hành lễ cần có sự thanh khiết, bịt miệng bằng vải đỏ khi phong bao áo cho thần.
Lễ hội rước kiệu này diễn ra với sự trang nghiêm và đầy đủ những nghi thức quan trọng. Bắt đầu là sự xuất hiện của một đoàn người cầm cờ quạt, tàn, lọng đình. Đi đầu là chủ lễ mặc áo thụng xanh, đội mũ tế trang nghiêm. Khung cảnh được bao quanh bởi sắc đỏ rực rỡ. Người dân ai nấy cũng đều háo hức nghênh đón. Lễ tế diễn ra trong nền nhạc phường bát âm càng làm tăng thêm sự trang trọng.
Lễ hội truyền thống làng Chúc Sơn
Lễ hội rước kiệu truyền thống làng Chúc Sơn với nghi thức rước kiệu cùng các chương trình nghệ thuật đặc sắc. Bao gồm các trò chơi nhân gian truyền thống, các hoạt động ca múa vô cùng nhộn nhịp. Đội rước kiệu gồm các cụ lớn, những vị được lựa chọn nghiêm ngặt theo đúng lệ làng.
Người tham gia rước kiệu gồm các thanh niên khỏe mạnh, ăn kiêng và không ở cùng gia đình từ khi Tết Nguyên Đán cho đến hết lễ. Đây là một hoạt động mang nét đẹp truyền thống của làng Trúc Sơn.
Trên đây là thông tin về những lễ hội rước kiệu độc đáo được nhiều người quan tâm như hội rước kiệu ở Đền Hùng, hội rước kiệu bay, lễ rước kiệu Bà Thiện Hậu Bình Dương, rước kiệu hội làng,... Đây đều là những lễ hội mang đậm dấu ấn truyền thống và văn hóa của nước ta. Nếu muốn biết thêm thông tin về các lễ hội khác, hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Bình luận (0)