Top 10 Lễ hội truyền thống tốt đẹp tại Thanh Hóa


Tham gia lễ hội Thanh Hóa 2025 nổi tiếng là dịp để vui chơi giải trí và khám phá nét đẹp về bản sắc văn hóa cũng như lịch sử vùng đất này. Những truyền thống tốt đẹp ở Thanh Hóa sẽ đưa du khách trở về quá khứ hào hùng qua những nghi thức linh thiêng và không khí rộn ràng của mùa lễ hội. Nếu bạn chưa biết Thanh Hóa có bao nhiêu lễ hội đáng để khám phá thì hãy xem hết nội dung bài viết này để cập nhật nhé!
Lễ hội Pôồn Pôông
Lễ hội Pôồn Pôông tại huyện Bá Thước, Thanh Hóa, là một sự kiện văn hóa quan trọng của đồng bào dân tộc Mường nơi đây. Hằng năm, người Mường trên địa bàn thường chuẩn bị lễ vật, hoa quả, cồng chiêng... để tổ chức lễ hội Pôồn Pôông. Mục đích của nghi lễ này là để tạ ơn việc con người được ban tri thức về lao động và tôn vinh những người thầy thuốc có khả năng chữa bệnh, cứu người.
Lễ hội Pôồn Pôông không chỉ là một hoạt động văn hóa mà còn là dịp thắt chặt tình cảm, bảo tồn những truyền thống tốt đẹp ở Thanh Hóa.
Lễ hội Lam Kinh
Trong những lễ hội Thanh Hóa quan trọng bậc nhất của tỉnh, Lam Kinh luôn là cái tên được nhắc đến. Mỗi năm người dân lại tổ chức tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh và diễn ra vào đúng ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ - 22/8 Âm lịch. Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ công lao của vua Lê Thái Tổ đã đánh đuổi giặc Minh, mà còn là dịp để khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
Trong lễ hội, các nghi lễ được tổ chức theo nghi thức truyền thống kết hợp với những hoạt động biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, tái hiện hào khí Lam Sơn. Không gian trang nghiêm, cổ kính của Khu di tích Lam Kinh càng làm tăng thêm sự linh thiêng và trang trọng cho lễ hội.
Lễ hội Đền Nưa
Xã Tân Ninh, thuở ban đầu được biết đến với tên gọi Kẻ Nưa chính là nơi tổ chức lễ hội Đền Nưa nổi tiếng. Vùng đất này từ lâu đã được coi là linh thiêng, gắn bó mật thiết với những truyền thuyết huyền bí và tín ngưỡng dân gian.
Lễ hội Đền Nưa là một những lễ hội khá lớn ở Thanh Hóa, thường được tổ chức vào dịp mùa xuân hằng năm. Đây là dịp mà người dân bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ công ơn của các bậc tướng lĩnh, vua chúa có công với đất nước.
Khi du lịch và khám phá lễ hội Thanh Hóa, một chiếc máy ảnh chất lượng sẽ giúp bạn lưu giữ trọn vẹn những khoảnh khắc rực rỡ và ý nghĩa. Với chất lượng phân giải cao, ảnh được chụp từ thiết bị này sẽ vô cũng sống động và rõ nét. Tham khảo ngay dòng máy ảnh Sony chất lượng với các mẫu đang bán chạy tại CellphoneS dưới đây.
[Product_Listing categoryid="1636" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/may-anh/sony.html" title="Danh sách máy ảnh Sony đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Lễ hội Cầu phúc Đền Độc Cước
Khi tìm hiểu về Thanh Hóa có bao nhiêu lễ hội, du khách ắt hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự phong phú và đa dạng về bản sắc văn hóa. Trong đó, Cầu phúc Đền Độc Cước là một mảnh ghép tiêu biểu trong danh sách các lễ hội độc đáo của vùng đất này. Lễ hội này được tổ chức tại Đền Độc Cước, một ngôi đền linh thiêng tọa lạc trên đỉnh núi Cô Giải, thuộc Sầm Sơn.
Lễ hội Cầu Phúc tại Đền Độc Cước là dịp để người dân bày tỏ khát vọng về thiên nhiên thuận hòa, nông sản dồi dào và cuộc sống sung túc mỗi năm.
Lễ hội Đền Sòng
Đền Sòng Sơn (hay còn gọi là Đền Sòng), tọa lạc tại Bỉm Sơn, đây là nơi thờ vị Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong “Tứ Bất Tử” nổi tiếng. Trong những ngày diễn ra lễ hội, Đền Sòng trở nên nhộn nhịp, du khách khắp nơi đổ về dâng hương cầu tài lộc và bình an.
Các nghi lễ truyền thống như rước kiệu, dâng lễ vật được thực hiện một cách trang trọng, thể hiện lòng thành kính đối với Thánh Mẫu. Đây không chỉ là lễ hội thông thường tại Thanh Hóa, mà còn là dịp bảo tồn những sự kiện mang đậm yếu tố văn hóa tốt đẹp.
Lễ hội Đền Bà Triệu
Nhắc đến top những lễ hội Thanh Hóa 2025 nổi tiếng thì chắc chắn không thể thiếu lễ hội Đền Bà Triệu. Đây một sự kiện văn hóa lịch sử đầy tự hào của người dân Thanh Hóa, được tổ chức tại Đền Bà Triệu. Điểm độc đáo làm nên sự khác biệt của lễ hội này nằm ở sự thiếu vắng các trò chơi.

Sự thay thế bởi Hội trận là tâm điểm của phần hội, giúp tái hiện khí thế oai hùng của dân tộc. Hình tượng Bà Triệu cưỡi voi ra trận lãnh đạo chống giặc Ngô đã trở thành một biểu tượng bất khuất, quật cường của phụ nữ Việt Nam.
Lễ hội Cửa Đặt
Lễ hội Cửa Đặt diễn ra tại Thường Xuân - nơi có di tích Cửa Đặt và Đền Cầm Bá Thước, vị thủ lĩnh của phong trào Cần Vương tại Thanh Hóa. Lễ hội Thanh Hóa này thường tổ chức vào tháng Giêng, là dịp để tưởng nhớ về công lao của các vị anh hùng trong công cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bên cạnh việc tham gia vào lễ hội, bạn cũng có thể kết hợp tham quan, khám phá nét đặc sắc trong sinh hoạt của người dân Thường Xuân. Lễ hội Cửa Đặt vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa là điểm đến hấp dẫn về văn hóa.
Lễ hội Xuân Phả
Lễ hội Xuân Phả là nét đẹp truyền thống đặc sắc và lâu đời nhất của xứ Thanh, tổ chức tại Thọ Xuân. Lễ hội diễn ra vào đầu tháng 2 Âm lịch, đặc biệt được truyền lại qua nhiều thế hệ. Một điểm nhấn không thể bỏ qua trong lễ hội là màn trình diễn múa trò Xuân Phả nổi tiếng. Điệu múa này đã được vinh danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia và trở thành biểu tượng văn hóa cũng như niềm tự hào sâu sắc của người dân xứ Thanh.
Lễ hội Lê Hoàn
Lê Hoàn là cái tên không thể thiếu trong những lễ hội Thanh Hóa 2025 nổi tiếng cấp tỉnh, tổ chức hằng năm tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân từ ngày 7 - 9/3 âm lịch. Lễ hội Lê Hoàn tổ chức để tri ân công lao to lớn của vua Lê Đại Hành, vị anh hùng dân tộc đã chỉ huy nhân dân đánh bại quân Tống xâm lược vào năm 981. Thông qua đó, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và truyền thống yêu nước của dân tộc.
Lễ hội bao gồm nghi thức rước kiệu, dâng hương và các màn trình diễn sân khấu tái hiện những sự kiện quan trọng gắn liền với vua Lê Đại Hành. Ngoài ra, phần hội còn có thêm màn diễn tích cày ruộng, trại binh thời Lê Hoàn cùng nhiều trò chơi dân gian, thể thao như kéo co, đấu vật, bóng chuyền,...
Lễ hội rước Thần Cá
Hằng năm cứ vào mùng 8 tháng Giêng, bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy lại tổ chức lễ hội rước Thần Cá, thu hút đông đảo người dân và du khách. Đây là một nghi lễ độc đáo bên suối cá thần kỳ lạ dưới chân núi Trường Sinh. Xuất phát từ đời sống tâm linh của người Mường, lễ hội thể hiện ước vọng về mùa màng tốt tươi, sức khỏe và bình an.
Trong không khí trang nghiêm, Thần Cá được rước từ suối về thực hiện nghi lễ, rồi tiếp tục đưa lên đền thờ để tiến hành nghi thức cúng tế. Phần hội tiếp nối với ném còn, kéo co, hát ru, hát Xường và thi thể thao dân tộc. Không chỉ mang màu sắc tín ngưỡng, lễ hội còn góp phần tôn vinh những truyền thống tốt đẹp ở Thanh Hóa và gìn giữ bản sắc văn hóa miền núi.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được Thanh Hóa có bao nhiêu lễ hội đặc sắc và thú vị. Việc tham gia vào lễ hội Thanh Hóa 2025 nổi tiếng là cơ hội để bạn tìm hiểu về những giá trị văn hóa độc đáo của vùng đất này. Những truyền thống tốt đẹp ở Thanh Hóa sẽ được thể hiện một phần qua các lễ hội, bạn hãy thử một lần đến để trải nghiệm.

Bình luận (0)