Tổng hợp lễ hội truyền thống tại Hải Phòng nổi tiếng nhất


Nhắc đến lễ hội Hải Phòng nổi tiếng, người ta không chỉ nhớ đến nét đẹp văn hóa mà còn cảm nhận được tinh thần sôi nổi của vùng đất cảng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, các lễ hội truyền thống ở Hải Phòng vẫn được gìn giữ và phát triển, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Cùng Sforum khám phá các lễ hội đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc ở vùng đất này ngay sau đây.
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện lớn được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh vẻ đẹp và biểu tượng đặc trưng của thành phố Cảng. Diễn ra vào khoảng tháng 5 khi hoa phượng nở rực, lễ hội có nhiều hoạt động thú vị như triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, diễu hành carnaval, múa rồng, trống hội,...

Địa điểm chính của lễ hội thường là Nhà hát lớn thành phố và một số tuyến phố trung tâm, đem đến bầu không khí sôi động và rực rỡ sắc màu. Thuộc top các lễ hội truyền thống ở Hải Phòng được mong chờ nhất, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ còn gắn liền với nỗ lực quảng bá hình ảnh thành phố đến du khách trong và ngoài nước.
Để bắt trọn mọi khoảnh khắc khi tham gia các lễ hội ở Hải Phòng nổi tiếng, sở hữu chiếc máy ảnh chất lượng là điều cần thiết. Đặc biệt, máy ảnh Sony với công nghệ hiện đại sẽ giúp bạn ghi lại những hình ảnh sắc nét và sống động nhất. Hãy khám phá danh sách máy ảnh Sony đang được nhiều người yêu thích tại CellphoneS để tìm cho mình sản phẩm phù hợp:
[Product_Listing categoryid="1636" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/may-anh/sony.html" title="Danh sách máy ảnh Sony đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn
Trong số các lễ hội truyền thống ở Hải Phòng, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nổi bật với những màn tranh tài kịch tính và đậm chất thượng võ. Được tổ chức vào tháng 8 Âm lịch, lễ hội là dịp để người dân dâng lễ tế thần Điểm Tước Đại Vương, qua đó thể hiện lòng thành kính đối với thủy thần. Với lịch sử lâu đời, lễ hội này không chỉ gắn liền với truyền thuyết dân gian mà còn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội mang đậm nét đặc trưng văn hóa khi tái hiện hình ảnh những con trâu dũng mãnh lao vào nhau, thể hiện sức mạnh, lòng quả cảm và tinh thần đoàn kết của cư dân đất Cảng. Các nghi lễ như rước kiệu thần, phường bát âm cùng không khí náo nhiệt trên sân đấu đã làm nên một bản sắc riêng cho lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.
Lễ hội Minh Thề
Nhắc đến lễ hội Hải Phòng nổi tiếng, không thể không kể đến Lễ hội Minh Thề tại thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy. Đây là lễ hội truyền thống ở Hải Phòng có lịch sử lâu đời, ra đời từ thế kỷ 16 dưới triều Mạc. Tương truyền, lễ hội gắn với sự kiện Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn lập Hịch văn Hội Minh Thề, kêu gọi mọi người sống ngay thẳng, chính trực, không tham lam của công.

Điều đặc biệt của lễ hội nằm ở nghi thức "Minh Thề", nơi các chức sắc địa phương cùng hứa trước thần linh sẽ giữ gìn sự trong sạch, không tham nhũng cùng lòng tự trọng sâu sắc. Tổ chức hằng năm vào ngày 14 tháng Giêng, lễ hội mang lại giá trị tinh thần to lớn, hướng con người nơi đây tới phẩm chất liêm chính, đoàn kết, thượng tôn pháp luật.
Lễ hội Đua thuyền
Lễ hội đua thuyền là một trong những lễ hội Hải Phòng mang đậm nét truyền thống và văn hoá vùng biển. Trước khi diễn ra cuộc đua, các đội thuyền thường tổ chức lễ bái tại đình, đền, cầu xin thần linh phù hộ thắng lợi. Luật chơi đua thuyền chặt chẽ từ kích thước thuyền, số lượng thủy thủ đến cách hò reo nhịp nhàng, tất cả tạo nên một không khí náo nhiệt, thấm đẫm tinh thần đoàn kết.
So với các lễ hội truyền thống ở Hải Phòng, lễ hội đua thuyền tại Cát Bà có phần đặc biệt hơn khi sử dụng thuyền rồng, thuyền ngự mang ý nghĩa linh thiêng. Lễ hội Hải Phòng này không chỉ là dịp để người dân địa phương cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mà còn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Lễ hội Hát đúm Thuỷ Nguyên
Lễ hội hát đúm được tổ chức hằng năm từ mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch tại các xã như Phục Lễ, Lập Lễ và Phả Lễ. Gắn bó với đời sống sông nước, hát đúm không chỉ là hình thức giao duyên mà còn thể hiện nét đẹp lao động và khát vọng tình yêu đôi lứa. Vào những ngày hội, các chàng trai cô gái trong trang phục truyền thống hội tụ về đình, say sưa đối đáp những làn điệu mộc mạc, đậm chất dân gian.

Được xem là một trong các lễ hội truyền thống ở Hải Phòng, lễ hội hát đúm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến với lễ hội, du khách không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống lâu đời mà còn thấy được tình yêu, sự gắn kết của con người Hải Phòng trong từng câu ca tiếng hát.
Lễ hội Đánh pháo đất
Lễ hội đánh pháo đất là một lễ hội truyền thống ở Hải Phòng, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân huyện Vĩnh Bảo. Hàng năm, vào tháng 8 âm lịch, khi tiết trời thu mát mẻ, một số nơi như xã Tân Hưng, Tam Đa, Tân Liên lại tưng bừng tổ chức hội thi pháo đất. Pháo đất là trò chơi dân gian sử dụng đất sét nhào nặn kỹ lưỡng, kết hợp kỹ thuật bấm manh, tung và úp pháo để tạo nên những tiếng nổ giòn giã, vang xa.
Lễ hội đánh pháo đất không chỉ mang giá trị giải trí mà còn góp phần bảo tồn di sản dân gian, trở thành một trong những lễ hội Hải Phòng nổi tiếng thu hút đông đảo du khách. Dưới tiếng trống rộn rã và những tràng reo hò phấn khích, người tham gia vừa thi tài vừa kết nối, giao lưu, cùng nhau tạo nên không khí sôi nổi, đầy sức sống cho vùng quê thuần nông.
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo mang đậm tinh thần uống nước nhớ nguồn của người dân đất Cảng. Diễn ra vào tháng Giêng, lễ hội không chỉ nhằm tri ân vị tướng trẻ đã anh dũng hy sinh trong trận chiến Bạch Đằng lịch sử, mà còn là dịp để ôn lại những trang sử hào hùng. Phần lễ trang trọng với các nghi thức cúng tế, rước kiệu được tổ chức công phu, thể hiện lòng thành kính sâu sắc với bậc tiền nhân.

Phần hội của lễ hội này vô cùng sôi động với hàng loạt hoạt động văn nghệ, thể thao và trò chơi dân gian hấp dẫn như chọi gà, kéo co, hát đúm, đu tiên... Các đội thi đến từ các tổ dân phố trong vùng tham gia nhiệt tình, tạo nên không khí tưng bừng, náo nhiệt. Lễ hội đền Trần Quốc Bảo không chỉ thu hút đông đảo người địa phương mà còn hấp dẫn nhiều du khách, góp phần làm nên nét đặc sắc cho các lễ hội truyền thống ở Hải Phòng.
Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Lễ hội nữ tướng Lê Chân được tổ chức tại khu di tích Nữ tướng Lê Chân nhằm tưởng nhớ và tri ân người phụ nữ anh hùng đã khai sinh vùng đất An Biên – tiền thân tỉnh Hải Phòng. Diễn ra vào ngày 7-9 tháng 2 âm lịch, lễ hội vừa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc vừa là dịp để người dân tham gia các nghi thức như lễ dâng hương, lễ rước bộ hay lễ đọc chúc văn.
Các hoạt động phần hội phong phú gồm chợ quê, trò chơi dân gian, trình diễn võ thuật, hát chèo, hát văn... đã tái hiện sống động không khí văn hóa xưa. Qua mỗi mùa lễ hội, người dân Hải Phòng thêm một lần ôn lại truyền thống "uống nước nhớ nguồn", đồng thời giới thiệu vẻ đẹp lịch sử, văn hóa đến bạn bè trong và ngoài nước.
Lễ hội Từ Lương Xâm
Lễ hội Từ Lương Xâm là một trong những lễ hội Hải Phòng nổi tiếng, được tổ chức hằng năm vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch tại quận Hải An. Đây là dịp để nhân dân địa phương và du khách khắp nơi tưởng nhớ công lao to lớn của Đức vương Ngô Quyền – người đã chọn vùng đất Lương Xâm làm đại bản doanh. Không chỉ mang giá trị lịch sử sâu sắc, lễ hội còn là niềm tự hào, biểu tượng của tinh thần bất khuất và truyền thống yêu nước.

Lễ hội Từ Lương Xâm đặc biệt nổi bật với các nghi lễ rước kiệu, dâng hương, cùng nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân gian khác. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt, lễ hội này đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá, lịch sử ở Hải Phòng.
Lễ hội Cầu ngư - Rước cá sủ vàng
Lễ hội Cầu ngư - Rước cá sủ vàng thể hiện đậm nét văn hóa đặc trưng của ngư dân vùng biển. Lễ hội không chỉ là dịp để cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với loài cá sủ vàng quý hiếm. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, được tôn thờ bởi người làng Ngọc Tỉnh như một biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn.
Được tổ chức ba năm một lần vào mùng 10 tháng Giêng, Lễ hội Cầu ngư là cơ hội để con cháu trong làng tụ họp, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân đã lập làng, dựng nghề. Ngoài ra, lễ hội ở Hải Phòng này còn là dịp để người dân gửi gắm nguyện vọng về một mùa vụ đánh bắt bội thu, thuyền bè ra khơi an toàn.
Lễ hội Hải Phòng nổi tiếng không chỉ mang bề dày lịch sử văn hoá mà còn là niềm tự hào to lớn của người dân nơi đây. Chính nhờ vào các lễ hội truyền thống ở Hải Phòng này, thành phố tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Đừng quên khám phá các vùng đất thú vị, đáng tự hào khác trên Sforum nhé.

Bình luận (0)