Logistics là gì? Tầm quan trọng của Logistics với đời sống

Logistics là gì? Tầm quan trọng của Logistics với đời sống

Logistics là gì? Đây chính là một trong những thắc mắc hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là khi nền công nghiệp hàng hoá ngày càng được phát triển nhanh chóng. Vậy nên, các thương nhân cần phải thay đổi phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Để giải đáp chi tiết thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Logistics là gì?

Logistics là quá trình lập kế hoạch thực hiện vận chuyển và lưu trữ hàng hoá. Quá trình này sẽ diễn ra từ điểm xuất xứ cho đến điểm tiêu thụ. Đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng kịp thời với chi phí hợp lý. Đặc biệt, hậu cần ban đầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc di chuyển quân nhân, hàng hoá. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được sử dụng phổ biến hơn trong di chuyển hàng hóa ngoại thương.

Xem thêm:100+ Thuật ngữ công nghệ mới, hay ho nhất có thể bạn chưa biết

Quy trình cơ bản của ngành Logistics

Quy trình cơ bản của Logistics chính là hoạt động xuyên suốt trong dịch vụ. Đa số quy trình này của Logistics sẽ thông qua 8 bước như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp sẽ chủ động tìm kiếm và liên hệ với đơn vị vận tải để nhận báo giá. Hoạt động tìm kiếm này sẽ được doanh nghiệp thực hiện qua nhiều kênh khác nhau.
  • Bước 2: Khi đã nhận báo giá, doanh nghiệp sẽ trao đổi với đơn vị vận tải về dịch vụ vận chuyển. Đơn vị vận chuyển sẽ lấy Booking và xác nhận Bill khi đã thống nhất. Trên Bill sẽ phải đầy đủ thông tin cơ bản về ngày, giờ và địa điểm đi, nơi nhận hàng.
  • Bước 3: Đơn vị vận tải sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuẩn bị giấy tờ hay hồ sơ. Những giấy tờ này rất cần thiết cho lô hàng chuẩn bị mang đi vận chuyển.
  • Bước 4: Đơn vị vận chuyển sẽ xuất trình giấy tờ và chứng từ liên quan đến lô hàng cho Hải Quan. Ngoài ra, đơn vị cũng cần phải nộp các loại thuế cần thiết.
  • Bước 5: Đơn vị đưa hàng hoá lên xuống cảng hay xe hàng.
  • Bước 6: Đơn vị vận chuyển gửi hướng dẫn lập Bill cho đơn vị liên quan.
  • Bước 7: Nhận lại Bill gốc và tiến hành gửi Bill cho người xuất khẩu/ nhập khẩu.
  • Bước 8: Đơn vị vận chuyển lưu lại hồ sơ xuất/ nhập khẩu đề phòng trường hợp sự cố ngoài ý muốn.

Những hình thức quản trị trong Logistics

Những hình thức quản trị trong Logistics cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Cụ thể:

1PL Logistics

Được viết tắt là First Party Logistics. Đây là những người tự tổ chức và thực hiện hoạt động Logistics. Từ đó đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bản thân với các phương tiện vận tải, nhà xưởng. Ngoài ra còn có các thiết bị xếp dỡ và nguồn lực khác.

2PL Logistics

Là chuỗi những người dung cấp dịch vụ Logistics hoạt động đơn lẻ. Từ đó đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của chủ hàng, chỉ đảm nhận một khâu trong chuỗi Logistics. Ngoài ra còn quản lý các hoạt động như kho vận, thủ tục hải quan, vận tải hay thanh toán.

Xem thêm:Stalk là gì? Cách ngăn chặn việc bị Stalk

3PL Logistics

Được gọi là Third Party Logistics. Đây chính là đơn vị cung cấp giải pháp tập thể cho khách hàng. Từ đó đảm nhiệm toàn bộ các công đoạn chuỗi tương ứng hay chỉ một phần.

4PL Logistics

Được gọi là Fourth Party Logistics sở hữu khả năng thực hiện các hoạt động phức tạp. Từ quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát đến tích hợp các hoạt động Logistics khác. Gồm có các hoạt động của 3PL Logistics và các dịch vụ công nghệ thông tin.

Tầm quan trọng của ngành Logistics với cuộc sống hiện nay

Hiện nay, Ngành Logistics còn đảm bảo góp phần tăng năng lực cạnh tranh của kinh tế quốc nội. Những quốc gia ứng dụng tốt sẽ tiếp cận được nhiều thị trường hơn. Đặc biệt còn giúp tiếp cận người tiêu dùng từ các nước khác nhau trên thế giới.

Ngoài ra, Logistics còn là một chuỗi hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền. Hiệu quả của quá trình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp. Logistics đảm bảo giúp doanh nghiệp giảm tối đa chi phí các loại, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn.

Hiện nay, việc sử dụng Logistics mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích phổ biến như sau:

Nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí sản xuất

Hiện nay, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm khoảng 10% - 13% GDP tại các nước phát triển. Tại các nước đang phát triển, mức chi phí này sẽ cao hơn khoảng 15% - 20%. Có thể nói, việc phát triển Logistics giúp các doanh nghiệp giảm tối đa chi phí vận hành. Từ đó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, hệ quả của chuỗi Logistics còn giúp giảm chi phí và tối ưu hoá quá trình sản xuất. Điều này giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tối ưu chi phí trong hoạt động

Giá bán hàng hoá trên thị trường được tính bằng tổng giá nơi sản xuất cùng chi phí lưu thông. Đối với hàng hoá trong buôn bán quốc tế, phí vận tải sẽ chiếm tỷ trong cực lớn. Vậy nên, vận tải là một trong những yếu tố quan trọng của lưu thông, nhiệm vụ đưa hàng hoá.

Còn trong kinh doanh quốc tế, mức chi phí vận tải cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Vận tải đường biển chiếm khoảng 10% - 15% giá FOB hay 8% - 9% giá CIF. Vậy nên, Logistics sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận tải, chi phí phát sinh khác.

Hoàn thiện tiêu chuẩn hóa chứng từ trong buôn bán quốc tế

Hiện nay, giao dịch trong kinh doanh quốc tế đều yêu cầu nhiều loại giấy tờ, chứng từ khác nhau. Các chi phí về giấy tờ trên thế giới đã vượt quá 420 tỷ USD/ năm. Ngoài ra, chi phí này còn chiếm hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế. Vậy nên, điều này gây rất nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Việc sử dụng dịch vụ Logistics sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí cho giấy tờ, chứng từ tốt hơn.

Ngoài ra, ngành Logistics điện tử còn tạo ra cuộc cách mạng trong vận tải. Các chi phí giấy tờ và chứng từ khi lưu thông hàng hoá đều được giảm mức tối đa. Khi chất lượng Logistics càng được nâng cao giúp doanh nghiệp thu hẹp rào cản về nhiều mặt. Từ không gian và thời gian trong dòng luân chuyển hàng hoá. Các quốc gia lúc này cũng sẽ gần nhau hơn trong hoạt động lưu thông và sản xuất.

Gia tăng giá trị kinh doanh của các đơn vị vận tải giao nhận

Hiện nay, chi tiết của sản phẩm được nhiều quốc gia cung ứng trên quy mô kinh tế rộng mở. Đặc biệt, một số sản phẩm còn được tiêu thụ trên nhiều quốc gia và các thị trường khác nhau. Chính vì thế, chất lượng Logistics đảm bảo đáp ứng yêu cầu của mọi khách hàng. Yêu cầu từ đơn vị kinh doanh vận tải, giao hàng cũng trở nên phong phú hơn. Từ đó, những đơn vị vận tải này đã trở thành nơi cung cấp dịch vụ Logistics.

Có thể nói, Logistics giúp gia tăng giá trị kinh doanh của đơn vị vận tải. Ngoài ra, khi sử dụng Logistics trọn gói, đơn vị sản xuất sẽ rút ngắn thời gian hơn. Từ thời gian vận chuyển cho đến giao nhận xuống chỉ còn ½ so với quy trình truyền thống. Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh còn có thể tăng tỷ suất lợi nhuận cực cao. Tỷ suất này có thể cao gấp 3 - 4 lần sản xuất. Ngoài ra còn cao hơn khoảng 1 - 2 lần so với các dịch vụ thương mại khác.

Phân loại của dịch vụ Logistics

Phân loại dịch vụ Logistics theo Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP được cung cấp bao gồm:

  • Dịch vụ xếp dỡ Container và trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
  • Dịch vụ kho bãi Container và thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
  • Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải khác nhau.
  • Dịch vụ chuyển phát của Logistics.
  • Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa Logistics.
  • Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan gồm cả dịch vụ thông quan.
  • Các dịch vụ khác như kiểm tra vận đơn và dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa. Ngoài ra còn có kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng. Dịch vụ nhận và chấp nhận hàng cùng dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
  • Dịch vụ hỗ trợ bán buôn và hỗ trợ bán lẻ. Từ hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa đến giao hàng.
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa và thuộc dịch vụ vận tải biển.
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa và thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa và thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa và thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
  • Dịch vụ vận tải hàng không của Logistics.
  • Dịch vụ vận tải đa phương thức Logistics.
  • Dịch vụ Logistics phân tích và kiểm định kỹ thuật.
  • Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics. Khách hàng sẽ thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản dựa trên Luật thương mại.

Nội dung liên quan