Trang chủThủ thuậtWiki - Thuật ngữ
Founder là gì? Tố chất và cách để trở thành Founder
Founder là gì? Tố chất và cách để trở thành Founder

Founder là gì? Tố chất và cách để trở thành Founder

Founder là gì? Tố chất và cách để trở thành Founder

Ánh Ngọc
Ngày đăng: 30/03/2024-Cập nhật: 30/03/2024
gg news

Chắc chắn những ai trong kinh doanh, khởi nghiệp cũng từng nghe tới khái niệm Founder. Thế nhưng vẫn không ít trường hợp còn đang tò mò chưa hiểu rõ dẫn tới thắc mắc. Chính vì thế nội dung bài viết ngay sau đây sẽ giúp quý độc giả có đáp án cho câu hỏi Founder và Co-Founder là gì? Founder khác gì CEO cũng như nắm bắt được nhiều thông tin liên quan khác nữa.

Founder là gì?

Founder chính là khái niệm dùng để chỉ người sáng lập ra một doanh nghiệp, tổ chức hay dự án. Họ được xem là cá nhân khởi đầu đặt viên gạch nền móng, đưa ra ý tưởng quyết định đầu tư và tạo dựng bắt đầu hành trình. Các Founder thường có tầm nhìn chiến lược dài hạn với khả năng lãnh đạo để tạo nên thành công. Một số các tên tuổi nổi bật như Michael Dell, Bill Gates, Steve Jobs,...

Khái niệm Founder là gì

Co- Founder là gì?

Co-Founder được hiểu là người song hành đồng sáng lập với Founder để gây dựng phát triển tạo nên sự thành công của dự án. Nhờ có sự xuất hiện của họ đã có tác dụng trám vào các vết hổng của nhà sáng lập hiện thực hóa ý tưởng đưa ra. Thông thường mỗi công ty sẽ có 2 hoặc nhiều Co-Founder đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau để vận hàng doanh nghiệp phát triển tốt nhất.

Founder khác gì CEO?

Chắc hẳn nhiều người khi chưa hiểu rõ Founder là gì sẽ dễ nhầm lẫn với CEO. Bởi 2 khái niệm này đều gợi cho họ về người lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược quan trọng của công ty. Vậy Founder khác gì CEOmời bạn hãy khám phá những điểm khác biệt sau đây:

  • Về cách quản lý: Founder được đánh giá cao về khả năng quản lý lên ý tưởng kinh doanh nhưng không phải họ sẽ biết cách thực hiện cho hiệu quả. Họ cần đến CEO để quản lý và điều hành mọi hoạt động đi đúng hướng theo tầm nhìn của người sáng lập.
  • Về trách nhiệm với doanh nghiệp: Founder được biết tới là người sáng lập ra doanh nghiệp và sẽ chịu trách nhiệm trước sự thành công hay rủi ro xảy ra. CEO ở đây chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý nên họ không có trách nhiệm với công ty lớn như với người sáng lập.
  • Về quyền hạn: Founder có quyền hạn cao hơn khi mọi quản lý của CEO đều được họ giao cho.
  • Phạm vi công việc: Sự khác biệt rõ ràng khi Founder sáng tạo, lên ý tưởng và hoạch định hướng phát triển. CEO đảm nhiệm việc quản lý chung của doanh nghiệp đúng theo tầm nhìn của người sáng lập.

Founder khác gì CEO

Cách phân biệt giữa Founder và Co- Founder

Điểm khác nhau để nhận biết của Founder và Co- Founder là gì để nhiều người tránh hiểu nhầm?

Founder sẽ đưa ra ý tưởng sáng tạo của mình tương ứng với lĩnh vực theo đuổi và co-Founder sẽ cùng đồng hành với họ. Các co-Founder sẽ đóng góp thêm các ý kiến, vốn hay những quyết định quan trọng. Bằng kiến thức của mình sẽ hỗ trợ đắc lực cho Founder về kỹ năng chuyên môn, trong các mối quan hệ,...

Trong khi đó Founder sẽ chịu toàn bộ những trách nhiệm với doanh nghiệp sáng lập. Họ có quyền hạn tối ưu khi có thể quyết định không cần phải tham khảo tới ý kiến của người đồng hành co-Founder.

Vai trò của Founder đối với doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu Founder là gì chắc chắn mọi người cũng sẽ phần nào nắm bắt được vai trò của những người này, cụ thể sau đây:

  • Founder sẽ đưa ra ý tưởng sáng lập, tầm nhìn và định hướng để doanh nghiệp phát triển.
  • Founder là người chịu trách nhiệm và nguồn vốn và tìm kiếm về các nhà đầu tư hỗ trợ cùng tham gia.
  • Thành lập ban lãnh đạo hội tụ đầy đủ các tiêu chí để phân bổ vào các vị trí quan trọng trong công ty để để cùng quản lý đồng hành cùng doanh nghiệp.
  • Người sáng lập xây dựng nên lực lượng nòng cốt để có thể thực hiện được các mục tiêu.
  • Tìm kiếm các đối tác để hợp tác cùng nhau phát triển mang lại bước tiến cho doanh nghiệp.

Vai trò của Founder đối với doanh nghiệp

Người làm Founder làm những công việc gì?

Dưới đây là những công việc mà những người sáng lập doanh nghiệp quyền lực sẽ làm:

  • Lên ý tưởng hoạch định ra chiến lược để tạo dựng doanh nghiệp.
  • Thực hiện đàm phán phát triển mối quan hệ với các đối tác.
  • Huy động nguồn vốn để đầu tư cho công ty phát triển.
  • Đại diện cho doanh nghiệp ở các doanh nghiệp và hội thảo.
  • Xử lý thắc mắc khiếu nại của khách hàng lịch sự, chuyên nghiệp.
  • Thuê nhân lực cho công ty và phân chia nhiệm vụ.

Để trở thành Founder cần có tố chất gì?

Nếu bản thân mong muốn được trở thành một Founder phải hội tụ những tố chất sau đây:

  • Tầm nhìn xa sâu rộng hướng tới mục tiêu lớn để phát triển dài hạn.
  • Có ý tưởng sáng tạo để thiết lập.
  • Kiên trì và quyết tâm để vượt qua các thách thức, khó khăn.
  • Khả năng lãnh đạo tốt và truyền cảm hứng khơi dậy tinh thần làm việc cho nhân viên.
  • Khả năng quản lý nguồn vốn hiệu quả và phân bổ thời gian phù hợp/
  • Khả năng giao tiếp với đối tác để tạo dựng mối quan hệ.
  • Sở hữu các kiến thức về lĩnh vực kinh doanh sản phẩm, phân tích thị trường,...
  • Biết đánh giá rủi ro xảy ra.

Tố chất cần có để trở thành Founder

Cách để trở thành Founder chuyên nghiệp

Sau khi tìm hiểu thông tin Founder và các vấn đề liên quan chắc chắn bạn sẽ nhận thấy việc trở thành nhân vật quyền lực này không đơn giản. Bởi họ là con thuyền chèo lái doanh nghiệp đóng góp quan trọng đến sự thành bại. Vì thế muốn trở thành Founder chuyên nghiệp bản thân cần nắm bắt các bí quyết sau đây:

Tiếp thu kiến thức từ cố vấn tài ba

Điều quan trọng trong cách để trở thành Founder là gì phải kể đến tiếp theo đó là tiếp thu những kiến thức từ cố vấn tài ba. Những kinh nghiệm từ họ chia sẻ chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn rất nhiều trong việc khởi nghiệp sau này.

Làm việc tại công ty startup

Một trong những kinh nghiệm giúp ích cho những ai mong muốn trở thành Founder chuyên nghiệp có cơ hội được học hỏi đó là làm việc tại công ty startup. Bởi đây là doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp nên có nhiều thách thức. Qua đây, bạn sẽ học hỏi nhiều kiến thức hay trong việc xử lý vượt qua khó khăn để vào bờ an toàn. Những gì Founder của doanh nghiệp này làm sẽ là nền tảng để mọi người tích lũy.

Làm việc tại công ty Startup để có thể trở thành Founder

Cập nhật tin tức thường xuyên

Muốn trở thành Founder mọi người cần chú ý trong việc cập nhật các tin tức một cách thường xuyên về lĩnh vực mà bản thân ấp ủ khởi nghiệp. Điều này bổ sung cho bạn nguồn dữ liệu quan trọng để rút ta bài học từ thất bại của người khác. Hơn nữa từ những thông tin chia sẻ học hỏi được sẽ giúp mọi người có các kinh nghiệm để áp dụng thực tiễn.

Đến với sự kiện khởi nghiệp

Cách để trở thành Founder là gì tiếp theo được đề cập đó là đến với sự kiện khởi nghiệp. Bởi việc tham gia vào những chương trình tổ chức này sẽ giúp gặp gỡ kết nối những con người cùng chung lý tưởng khởi nghiệp hay các nhà đầu tư. Từ đây sẽ có nhiều kiến thức hữu ích được mọi người chia sẻ.

Đăng ký lớp học doanh nhân

Việc trở thành người đầu tàu điều hành doanh nghiệp không đơn giản khi mọi người phải sở hữu các kỹ năng và kiến thức quan trọng. Chính vì thế, việc tham gia các lớp học doanh nhân khá hay cho những ai ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp. Nơi đây sẽ đem đến cho bạn các kiến thức hữu ích và có cơ hội gặp gỡ những người cùng chung chí hướng chia sẻ.

Đăng ký lớp học doanh nhân để có thể trở thành Founder

Lời kết

Như vậy, bài viết được tổng hợp trên đây đã giúp quý độc giả có câu trả lời cho thắc mắc Founder và Co- Founder là gì? Founder khác gì CEO. Đồng thời qua đây bạn cũng đã hiểu rõ tránh nhầm lẫn với các khái niệm khác gần giống có vai trò trong việc hỗ trợ để tạo dựng sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, những ai đang ấp ủ muốn trở thành những Founder hãy tham khảo các kinh nghiệm chia sẻ hữu ích này nhé!