Trang chủKhám phá
Lý do chúng ta nên ngưng sử dụng hoặc hạn chế lệ thuộc vào Google Maps
Lý do chúng ta nên ngưng sử dụng hoặc hạn chế lệ thuộc vào Google Maps

Lý do chúng ta nên ngưng sử dụng hoặc hạn chế lệ thuộc vào Google Maps

Lý do chúng ta nên ngưng sử dụng hoặc hạn chế lệ thuộc vào Google Maps

Huỳnh Minh, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Huỳnh Minh
Ngày đăng: 22/01/2023-Cập nhật: 26/01/2023
gg news
Google Maps là một ứng dụng dẫn đường và định vị chính xác của Google, thế nhưng có lý do để bạn nên ngưng sử dụng hoặc hạn chế lệ thuộc vào nó.

Google Maps chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 nghĩa là cách đây 17 năm. Nó giải quyết được vấn đề “mù đường” đối với người dùng và thay thế hoàn toàn bản đồ giấy trước kia. Nhờ có tính năng định vị GPS, Google Maps còn giúp cho người dùng có thể định vị vị trí chính xác theo thời gian thực. Ngoài ra, Google Maps cũng có thể được gọi là cái nôi khai sinh ra các loại bản đồ khác nhau ngày nay, giúp ích rất nhiều trong vận tải thương mại,…


[caption id='attachment_723294' align='aligncenter' width='1200'] Chúng ta không nên lệ thuộc vào Google Maps[/caption]

Thế nhưng Google Maps cũng có mặt trái của nó mà đôi khi chúng ta không nghĩ đến. Dưới đây là những lý do mà bạn nên ngưng sử dụng hoặc hạn chế lệ thuộc quá nhiều vào Google Maps.

Giảm khả năng định vị, hạn chế về mặt điều hướng và tạo tính lệ thuộc

Từ khi Google Maps trở nên phổ biến, nhất là ở những thành phố lớn với mật độ dân số và đường xá chằng chịt thì Google Maps trở thành một người bạn khi ra đường. Khi đi từ điểm A đến điểm B mà chưa biết rõ lộ trình, chúng ta thường sẽ bật Google Maps liên tục và tính năng GPS sẽ định vị và giúp chúng ta đi đến nơi chính xác. Tuy nhiên nếu duy trì thói quen này liên tục sẽ khiến chúng ta bị lệ thuộc vào Google Maps hoàn toàn.


[caption id='attachment_723295' align='aligncenter' width='1200'] GPS làm giảm khả năng định vị và điều hướng của chúng ta[/caption]

Việc lệ thuộc hoàn toàn vào những thứ chỉ đường có sẵn sẽ khiến chúng ta không vận động não bộ, không suy nghĩ và ghi nhớ những con đường, khúc cua, ngã rẽ,… Điều này dần vô thức sẽ biến chúng ta trở thành những “zombie” đi theo sự sắp xếp của máy móc và công nghệ. Việc GPS hoạt động liên tục và đưa ra các vị trí chính xác theo thời gian thực cũng làm giảm khả năng định vị vị trí, khu vực nơi chúng ta đang đứng.


[caption id='attachment_723296' align='aligncenter' width='1280'] Lệ thuộc vào Google Maps sẽ khiến bạn dễ bị lạc nếu không có công cụ hỗ trợ[/caption]

Nếu như vô tình một ngày bạn bước ra đường và không mang theo điện thoại hoặc vì một lý do gì đó mà Google Maps của bạn không hoạt động, bạn sẽ thấy được sự bất lực của chính mình với việc quá lệ thuộc vào ứng dụng này. Chúng ta cần thay đổi thói quen học thuộc và ghi nhớ đường để giúp não bộ luôn hoạt động và tư duy. Nếu như đi từ điểm A đến điểm B mà không biết lộ trình, bạn vẫn có thể coi trước Google Maps làm tham khảo và ghi nhớ những con đường định sẵn để đến đích.

Dưới góc nhìn khoa học

Bản đồ theo ghi nhớ được đề cập bên trên là một trong hai chiến lược mà con người người thường sử dụng để điều hướng. Đó là “phương pháp ghi nhớ không gian”, trong đó bạn cần tìm hiểu vị trí của mọi thứ xunh quanh để hình thành bản đồ môi trường trong đầu. Phương pháp thứ hai là “chiến lược kích thích phản ứng”, ghi nhớ một chuỗi các sự kiện dẫn đến đích như rẽ trái, lái xe 3km, rẽ phải tại trạm xăng,... để hoàn thành hành trình.

Một nghiên cứu đã được thực hiện với sự tham gia của 50 người trưởng thành trong độ tuổi từ 19 đến 35. Tất cả họ đều là “những người lái xe thường xuyên”, nghĩa là họ thường lái xe không dưới 4 ngày một tuần và không hay sử dụng các tính năng hỗ trợ định vị trước đó. Những người tham gia được đưa ra một số bài kiểm tra yêu cầu họ ghi nhớ các đồ vật ở cuối hành trình.

Thói quen sử dụng bản đồ tác động tiêu cực đến trí nhớ không gian trong quá trình tự điều hướng

Không có gì đáng ngạc nhiên, những người sử dụng “chiến lược kích thích phản ứng” đã mắc nhiều sai lầm hơn khi cần có các mốc để ghi nhớ đường đi. Vì vậy, trong các thử nghiệm nơi các mốc bị ẩn, những người sử dụng “phương pháp bộ nhớ không gian” đã cho khả năng ghi nhớ tốt hơn.

Ba năm sau, 13 người tham gia với 'phương pháp bộ nhớ không gian' đã được kiểm tra lại. Những người phụ thuộc nhiều vào GPS kể từ lần thử nghiệm đầu tiên có trí nhớ không gian suy giảm mạnh hơn.Nói cách khác, họ đã trở nên tệ hơn trong việc sử dụng các địa danh làm tham chiếu cho việc điều hướng. Khả năng ghi nhớ bằng não bộ đã bị giảm sút sau thời gắn bó với tính năng định vị.

Nguy hiểm khi tham gia giao thông

Việc điều khiển phương tiện giao thông bắt buộc chúng ta phải luôn giữ sự tập trung ở mức tối đa để xử lý tình huống. Việc quá chăm chú vào Google Maps cũng sẽ khiến chúng ta mất tập trung, xử lý tình huống kém linh hoạt và dẫn tới những tai nạn không may. Giờ đây, Google Maps có tính năng chỉ đường thông qua giọng nói, chúng ta có thể đeo tai nghe để nghe dẫn đường nhưng điều đó cũng làm giảm khả năng nhận âm thanh cảnh báo từ những phương tiện xung quanh. Ngoài ra việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông cũng là trái với quy định pháp luật.


[caption id='attachment_723298' align='aligncenter' width='2048'] Sử dụng điện thoại khi đi xe rất dễ bị giật[/caption]

Đã có rất nhiều trường hợp bị giật điện thoại và ngã xe ra đường để lại những tai nạn đáng tiếc. Mất mát về tài sản và hao tổn về sức khỏe luôn “rình rập” chúng ta mỗi khi rút điện thoại ra để sử dụng. Chính vì vậy mà việc vừa di chuyển, vừa rút điện thoại để xem đường là một quyết định hoàn toàn sai lầm.

Nguyên nhân khiến pin tuột không phanh

Sử dụng Google Maps để tra đường đồng nghĩa với việc điện thoại phải hoạt động liên tục, màn hình sáng liên tục và GPS cũng hoạt động liên tục. Ngoài ra, khi di chuyển chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu truy cập mạng 4G hoặc 5G và điều này khiến pin điện thoại di động có thể tuột không phanh và gây nóng máy.

Mở dữ liệu và định vị liên tục là nguyên nhân đốt pin điện thoại

Không phải lúc nào chúng ta đi ra đường trong trạng thái pin đầy và nếu không may, Google Maps khiến cho điện thoại của bạn cạn pin thì bạn sẽ gặp phải hoàn cảnh ra đường trong trạng thái mù đường và vô cùng bất lực kể trên.

Google Maps không phải lúc nào cũng đúng

Đã có rất nhiều trường hợp oái ăm về khả năng dẫn đường của Google Maps và chắc chắn rằng, ai trong số chúng ta cũng đã từng một lần phát cáu vì khả năng chỉ đường “kém thông minh” của ứng dụng này. Rất nhiều trường hợp Google Maps dẫn chúng ta đi qua những con đường không có trong thực tế và đưa chúng ta vào những tình huống xoay sở khó khăn. Đơn giản hơn là đôi khi Google Maps đưa chúng ta tới những địa chỉ không chính xác vì chậm cập nhật sự thay đổi so với thực tế.


[caption id='attachment_723297' align='aligncenter' width='1200'] Không phải lúc nào Google Maps cũng chỉ đường đúng[/caption]

Điển hình có thể kể đến như câu truyện bạn đọc có thể dễ dàng lướt qua trên mạng xã hội đi Đà Lạt nghe chị 'Gu-gồ' dẫn đường mà nó lạ lắm. Những khu vực có địa hình hiểm trở, nhiều hẻm hóc nhỏ hoặc liên tục thay đổi địa chất do thời tiết luôn gây khó khăn cho ứng dụng bản đồ và khiến người dùng nhiều lần phải ngớ người khi đi theo sự chỉ dẫn chưa chính xác.

Kết luận

Nhìn chung, Google Maps vẫn là một người bạn không thể thiếu khi phải đến một nơi hoàn toàn mới lạ và bạn chưa thực sự rành đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên học cách ghi nhớ đường đi, để giúp bản thân luôn trong trạng thái chủ động và không lo bị lạc đường. Ngoài ra việc học cách ghi nhớ đường đi cũng giúp cho bản thân tăng được sự tập trung khi di chuyển, giảm thiểu các vấn đề không may xảy ra.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Hướng tới những bài viết tối giản, xúc tích và chất lượng để dễ tiếp cận độc giả

Bình luận (0)

sforum facebook group logo