Trang chủThủ thuật
Ngành Logistics là gì? Học gì? Cơ hội việc làm tương lai
Ngành Logistics là gì? Học gì? Cơ hội việc làm tương lai

Ngành Logistics là gì? Học gì? Cơ hội việc làm tương lai

Ngành Logistics là gì? Học gì? Cơ hội việc làm tương lai

Thành An , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thành An
Ngày đăng: 11/05/2023-Cập nhật: 11/04/2025
gg news

Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa và thương mại điện tử ngày càng phát triển. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành học “hot” nhất trong vài năm gần đây. Vậy ngành Logistics là gì? Con gái có nên theo học Logistics không? Học xong ra trường làm gì và lương bao nhiêu? Theo ngành Logistics nên học trường nào? Hãy cùng giải đáp nhé.

 

Ngành logistics

Ngành Logistics là gì?

Ngành logistics là một ngành quan trọng trong kinh tế, liên quan đến việc tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển, kho bãi, đóng gói và xử lý hàng hóa, thông tin. Ngoài ra, Logistics cũng bao gồm các hoạt động như tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, quản lý cung cầu, quản trị tồn kho, và dịch vụ khách hàng. Mục tiêu của ngành này là đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đến đúng địa điểm, đúng thời gian và với chi phí thấp nhất có thể.

Ngành logistics là gì?

Các môn học chuyên ngành Ngành Logistics

Sau khi hiểu về ngành logistics là gì rồi thì bạn cần năm trong ngành cần học những gì. Mỗi chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, đại học sẽ có hệ thống môn học chuyên ngành dành riêng cho Logistics. Tuy nhiên, sau đây là các môn học có thể xuất hiện trong hầu hết các chương trình đào tạo ngành:

Nguyên lý căn bản: Giới thiệu các khái niệm cơ bản, nguyên lý hoạt động và vai trò của ngành trong hoạt động kinh doanh.

Quản lý chuỗi cung ứng: Cung cấp kiến thức về cách quản lý và tối ưu hóa các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến người tiêu dùng.

Quản lý vận chuyển và giao nhận: Tập trung vào các phương pháp và công cụ quản lý hiệu quả các hoạt động vận chuyển, phân phối và giao nhận hàng hóa.

Các môn học chuyên ngành Ngành Logistics

Quản lý kho bãi: Giúp người học hiểu cách tổ chức, bố trí, quản lý và vận hành kho bãi một cách hiệu quả. Trong đó. Nhiệm vụ chính trong môn học này là kiểm soát tồn kho và giảm chi phí vận hành ngành Logistics.

Kế hoạch và dự báo trong chuỗi cung ứng: Học cách lập kế hoạch và dự báo nhu cầu để cân đối cung - cầu. Đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Quản trị mua hàng và nhập khẩu: Giúp người học nắm vững các kỹ năng và kỹ thuật. Liên quan đến quá trình mua hàng, nhập khẩu và đàm phán với các đối tác cung ứng.

Quản lý dự án Logistics: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát tiến độ các dự án và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Luật và quy định trong ngành: Tìm hiểu các quy định pháp lý, quy chế và chuẩn mực quốc tế liên quan đến hoạt động Logistics.

Các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo Logistics

Lưu ý: Tên các môn học có thể thay đổi tùy vào chương trình đào tạo của mỗi trường. Tuy nhiên, trên đây là những nội dung quan trọng nhất mà ai học ngành này cũng đều cần nắm bắt.

Để phục vụ tốt cho ngành học mình muốn theo đuổi, bạn nên trang bị thêm cho mình chiếc laptop chất lượng. Tham khảo ngay hàng loạt sản phẩm giảm sốc đến 800K cho sinh viên khi mua laptop tại CellphoneS, trợ giá lêm đời hấp dẫn, giảm thêm cho 1 số hình thức thanh toán. Thêm vào đó, sinh viên có thể tham gia chương trình trả góp không cần chứng minh thu nhập, giảm áp lực về tài chính!

[Product_Listing categoryid="1054" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/sinh-vien.html" title="Danh sách Laptop sinh viên được quan tâm nhiều tại CellphoneS!"]

Top các trường đào tạo Ngành Logistics tốt

Ngành logistics học trường nào tốt? Ngày càng có nhiều trường đào tạo bổ sung ngành học này vào chương trình tuyển sinh và giảng dạy để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Sau đây là danh sách các trường đại học tốt nhất. Giúp bạn giải đáp thắc mắc ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
  • Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  • Đại học Ngoại thương (FTU)
  • Đại học Bách Khoa TP.HCM (HCMUT)
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST)
  • Đại học Giao thông vận tải (UTC)
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT)
  • Đại học Thương mại (TMU)
  • Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB)

Top các trường đào tạo Ngành Logistics tốt

Bên cạnh đó còn có nhiều trường tốt khác xứng đáng cho câu hỏi ngành logistics học trường nào chất lượng. Các tân sinh viên có thể tìm hiểu kỳ càng và chọn trường mình thích nhất

Cơ hội việc làm Ngành Logistics hiện nay

Ngoài việc biết định nghĩa Ngành logistics là gì thì bạn phải biết ngành này có nhiều cơ hội nghề nghiệp tương lai hay không. Cơ hội việc làm ngành này ngày càng đa dạng và phong phú. Nhờ vào sự tăng trưởng của thương mại điện tử và xu hướng toàn cầu hóa. Theo bảng xếp hạng của Agility (2023), Việt Nam xếp thứ 10 trong danh sách thị trường Logistics mới nổi trên thế giới. Trong đó, Việt Nam vượt mặt các quốc gia như Myanmar, Campuchia và Philippines trong khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, hiện nay cả nước có đến hơn 1500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Con số này sẽ ngày càng tăng. Đồng thời, nhu cầu nhân lực trong ngành tăng lên 5% mỗi năm. Trong giai đoạn 2020-2025 (theo kết quả khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động tại khu vực TP.HCM).

Dự báo cơ hội việc làm trong tương lai của ngành Logistics

Với các số liệu thống kê nói trên, nhu cầu cho ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt, sinh viên ngành sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Do tính chất công việc khá đa dạng. Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành. Cơ hội việc làm dự báo tiếp tục tăng trong tương lai. Thậm chí, chuyên viên ngành này có thể có được mức thu nhập ổn định cao hơn mức lương trung bình của các ngành nghề khác.

Chương trình đào tạo Ngành Logistics

Hiện nay, chương trình đào tạo ngành học này khá đa dạng và đặc biệt chất lượng. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu mà mỗi người có thể chọn loại chương trình đào tạo phù hợp với mình, như:

Cao đẳng: Các chương trình đào tạo cao đẳng thường kéo dài từ 2-3 năm. Cung cấp kiến thức nền tảng về ngành Logistics và Chuỗi cung ứng. Chương trình này sẽ phù hợp cho các bạn muốn học nhanh, làm sớm để chạm trán với môi trường công việc thực tế sớm hơn.

Đại học: Chương trình đại học thường kéo dài 4 năm, cung cấp các kiến thức sâu hơn về ngành. Đồng thời, các chương trình này còn có các môn học bổ sung bên cạnh môn chuyên ngành. Giúp sinh viên nắm được kiến thức toàn diện.

Chương trình đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Thạc sĩ: Các trường có ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thường đi kèm với chương trình đào tạo Thạc sĩ (1,5 - 2 năm). Dành cho sinh viên ngành sau khi tốt nghiệp. Chương trình này nhằm giúp sinh viên nâng cao chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu.

Các khóa học chứng chỉ ngắn hạn: Đây cũng là một hình thức đào tạo ngành khá phổ biến hiện nay. Thay vì dành nhiều thời gian hơn trong đại học. Thì nhiều sinh viên chọn các khóa học tập trung vào một lĩnh vực cụ thể thuộc ngành. Các khóa học này thường nhằm nâng cao kỹ năng và chuyên môn cho người đi làm hoặc giúp sinh viên bổ sung kiến thức.

Ngoài ra, mỗi loại chương trình đào tạo sẽ có các hình thức khác nhau. Ví dụ như đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc đào tạo song ngành. Nếu muốn biết hết các hình thức đào tạo, sinh viên cần tìm hiểu kỹ thông tin các trường.

Các khối thi Ngành Logistics

Mỗi trường thường có 3-4 tổ hợp để xét tuyển cho ngành đào tạo này. Các tổ hợp xét tuyển cũng có thể khác nhau tùy vào chương trình đào tạo của mỗi trường. Nhưng sau đây là các tổ hợp xét tuyển phổ biến nhất cho Logistics:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh
  • Khối C00: Văn, Sử, Địa
  • Khối D01: Văn, Toán, Anh
  • Khối D07: Toán, Hóa, Anh
  • Khối D90: Toán, Anh, KHTN

Các khối thi ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Nắm được các khối thi xét tuyển ngành Logistics là điều quan trọng. Nhằm giúp sinh viên định hướng phương pháp học và thi của mình.

Các câu hỏi thường gặp

Mặc dù đa hiểu về Ngành logistics là gì rồi, nhưng vẫn còn nhiều người thắc mắc về ngành này. Liên quan đến ngành học này, có rất nhiều câu hỏi xoay quanh. Như con gái có nên học không, học xong ra trường làm gì, mức thu nhập bao nhiêu … Hãy cùng giải đáp mọi thắc mắc trên trong phần sau đây nhé.

Con gái có nên học Logistics?

Tất nhiên, con gái hoàn toàn có thể theo học ngành này, có khả năng học tốt và làm tốt. Giới tính không phải là rào cản khi chọn nghề nghiệp. Đặc biệt là đối với ngành học Logistics nói riêng. Ngành học này bao gồm nhiều lĩnh vực, vị trí và công việc khác nhau, phù hợp với cả nam và nữ.

Con gái chắc chắn có nên học ngành Logistics

Trên thực tế, có nhiều trường đại học có tỷ lệ nữ theo học ngành này cao hơn cả nam. Và có rất nhiều phụ nữ thành công trong lĩnh vực ngành Logistics và chuỗi cung ứng. Vì vậy, nếu bạn có sở thích, đam mê với ngành học này. Hãy tìm hiểu thật kỹ về ngành và các chương trình đào tạo. Sau đó mạnh dạn theo đuổi nghề nghiệp. Chắc bạn đã có câu trả lời xứng đáng cho câu hỏi con gái có nên học Logistics? Nếu thích thì đừng chần chừ nhé!

Học Logistics ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp là tốt sinh viên ngành có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực và vị trí liên quan. Sau đây là các vị trí về cơ hội việc làm của ngành ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng:

Quản lý kho: Quản lý các hoạt động kho bãi, bao gồm nhập, xuất hàng và kiểm soát tồn kho.

Quản lý vận chuyển: Đảm nhiệm việc điều phối và giám sát các hoạt động vận chuyển hàng hóa.

Nhân viên xuất/nhập khẩu: Làm việc với các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng. Để thực hiện các giao dịch nhập khẩu, xuất khẩu.

Học ngành Logistics ra trường làm gì?

Quản lý chuỗi cung ứng: Lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Nhân viên mua hàng: Thực hiện các giao dịch mua hàng (nguyên liệu, vật tư, thiết bị, …). và đàm phán với nhà cung cấp.

Chuyên viên phân tích dữ liệu và hệ thống thông tin: Áp dụng công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu để cải thiện các hoạt động.

Ngành Logistics ra trường lương bao nhiêu?

Mức lương của ngành sau khi ra trường có thể khác nhau. Tùy vào vị trí công việc, kỹ năng, kinh nghiệm, địa điểm làm việc và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, mức lương khởi điểm trung bình cho sinh viên mới ra trường tại Việt Nam dao động từ 5-10 triệu VNĐ/tháng.

Ngành ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra trường lương bao nhiêu?

Lương sẽ tăng theo kinh nghiệm và mức độ phức tạp của công việc. Nếu bạn lên được vị trí trưởng nhóm hoặc quản lý. Thì mức lương có thể dao động từ 10-15 triệu VNĐ/tháng. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp có thể trả cho chuyên viên ngành Logistics mức lương hơn 20 triệu VNĐ. Nhất là ở các công ty đa quốc gia.

Người học Logistics cần những tố chất gì?

Để theo đuổi ngành học này, người học cần rèn luyện trình độ chuyên môn và nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp: Để làm việc hiệu quả với đối tác, khách hàng và đồng nghiệp.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển, kho bãi hoặc quản lý chuỗi cung ứng.
  • Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Để tổ chức các hoạt động ngành Logistics hiệu quả. Đảm bảo đúng thời gian và đúng yêu cầu.
  • Làm việc nhóm: Để hợp tác và phối hợp với các thành viên và bộ phận khác trong tổ chức.
  • Quản lý thời gian: Để đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng lịch trình. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Kỹ năng đàm phán: Để đạt được các thỏa thuận tốt nhất. Với đối tác, nhà cung cấp và khách hàng trong quá trình giao dịch.

Như vậy, giờ bạn đã biết ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì, thi khối nào, học trường gì và cơ hội làm việc ra sao? Con gái có nên học Logistics không ?. Nếu bạn yêu thích các hoạt động liên quan đến ngành này. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về ngành và chọn trường đào tạo phù hợp để theo đuổi đam mê.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Thành An, chuyên viên Marketing có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia dụng, công nghệ và game. Chịu trách nhiệm chính tạo ra những bài viết phù hợp, thiết thực nhất nhằm đem tới những thông tin hữu ích và thúc đẩy lưu lượng người dùng biết tới trang.

Với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất đến với người dùng, tôi và Sforum đang nỗ lực cải tiến và phát triển nội dung được chọn lọc nhất để tạo hành trình trải nghiệm và hướng lối người dùng tới những thông tin liên quan nhất.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo