Ngành Luật kinh tế: Cơ hội việc làm và mức lương trung bình


Nhiều học sinh đang muốn biết các trường có chuyên ngành Luật kinh tế là trường nào. Trong bài viết này, Sforum sẽ giới thiệu đến bạn những trường top đầu đào tạo ngành này. Đồng thời, còn cho bạn biết mức lương, điểm chuẩn đại học ngành Luật kinh tế khi ra trường là bao nhiêu. Tham khảo bài viết ngay để biết được những thông tin hữu ích về ngành Economic Law bạn nhé.
Ngành Luật kinh tế là gì?
Chuyên ngành Luật kinh tế (ngành Economic Law) cung cấp cho người học kiến thức về luật liên quan đến lĩnh vực thương mại, kinh tế. Sinh viên sẽ được tìm hiểu, nghiên cứu các quy tắc và quyền lợi pháp lý trong kinh doanh, chứng khoán, tài chính,... giữa các chủ thể. Nhằm mục đích điều chỉnh các các quan hệ kinh tế xảy ra trong khi trao đổi, sản xuất. Thường thì ngành này sẽ được nhà trường đào tạo theo hướng ứng dụng. Đảm bảo sinh viên được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức để làm việc trong kinh tế – pháp luật sau khi ra trường.
Làm việc trong ngành Luật kinh tế cần có yếu tố gì
Để có thể làm việc tốt trong ngành Luật kinh tế, sinh viên cần có những tố chất như sau:
- Kiến thức: Sinh viên cần trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực Luật kinh tế. Đồng thời, sinh viên cũng cần có khả năng tư duy, phân tích vấn đề và vận dụng kiến thức để xử lý tình huống.
- Trung thực, công bằng: Trong khi giải quyết các vấn đề pháp lý, bạn cần có tính trung thực, công bằng để điều chỉnh các sự việc xảy ra một cách hiệu quả, hợp lý.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Khi giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp, bạn cần có sự hỗ trợ, phối hợp với các thành viên khác để vấn đề được xử lý một cách tốt hơn.
- Khả năng giao tiếp: Đây là lĩnh vực mà bạn cần kỹ năng giao tiếp với nhiều đối tượng như khách hàng, đối tác,... Khả năng giao tiếp tốt giúp bạn truyền đạt thông tin rõ ràng và thuyết phục hơn.
- Khả năng chịu được áp lực: Đây là công việc đòi hỏi bạn phải có sự tập trung với cường độ làm việc khá dày. Nên việc chịu được áp lực công việc là một yếu tố rất quan trọng.
Laptop là thiết bị hữu ích đối với sinh viên Luật kinh tế trong quá trình học tập. Tham khảo các gợi ý bên dưới đây nếu bạn muốn mua laptop mới tại CellphoneS:
[Product_Listing categoryid='380' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/laptop.html' title='Danh sách Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
Các trường đại học top đầu đào tạo ngành Luật kinh tế
Dưới đây là thông tin về các trường có ngành Luật kinh tế mà bạn nên tham khảo. Đó đều là những trường top đầu, đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Bạn hãy tham khảo ngay để biết chi tiết đó là những trường đại học nào tại Việt Nam nhé.
- Đại học Luật Hà Nội: Đây được đánh giá là trường đại học đứng top đầu về đào tạo luật ở Việt Nam. Trường sẽ cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng kết hợp với thực hành để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Đội ngũ giảng viên giỏi, tâm huyết với nghề, luôn truyền đạt cho sinh viên những kinh nghiệm hữu ích.
- Đại học Kinh tế Quốc dân: Trong các ngành về kinh tế tại trường Kinh tế Quốc dân này, thì Luật kinh tế cũng rất được chú trong. Do có thế mạnh đào tạo các ngành kinh tế nên tin chắc trường sẽ trang bị cho sinh viên nhiều kiến thức sâu rộng.
- Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Đây là ngôi trường có chương trình đào tạo ngành luật chất lượng với cơ sở vật chất hiện đại. Đội ngũ giảng viên tại đây là những người có kinh nghiệm dày dặn, am hiểu về Luật kinh tế.
- Đại học Ngoại thương: Bên cạnh giảng dạy các ngành về kinh tế đối ngoại, Luật kinh tế cũng là ngành được đào tạo kỹ lưỡng. Trường đảm bảo mang đến cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và trải nghiệm trong quá trình học.
- Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM – UEL: Là một trong những trường đào tạo ngành luật hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Trường có cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo tiên tiến gắn liền với thực hành.
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Luật kinh tế
Khi học xong chương trình đào tạo chuyên ngành Luật kinh tế, sinh viên có khá nhiều cơ hội việc làm. Dưới đây là một số công việc sinh viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp Luật kinh tế:
- Luật sư: Đây là công việc được nhiều bạn sinh viên luật sau khi tốt nghiệp theo đuổi. Luật sư sẽ đảm nhận việc tư vấn pháp luật và giải quyết những vấn đề về pháp lý trong sản xuất, kinh doanh, trao đổi, buôn bán,...
- Chuyên viên pháp chế: Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực liên quan đến kinh tế.
- Chuyên viên pháp lý: Người đảm nhận công việc pháp lý tại các cơ quan nhà nước về kinh tế, thương mại, đầu tư,... Công việc của chuyên viên pháp lý là thực hiện xây dựng, ban hành văn bản pháp luật,...
- Giảng viên Luật kinh tế: Thực hiện việc nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo sinh viên học Luật kinh tế ở các trường Cao đẳng, Đại học,...
Mức lương trung bình của ngành Luật kinh tế hiện nay
Dưới đây là bảng mức lương ngành Luật kinh tế cho từng vị trí sau khi ra trường. Mức lương trung bình này mang tính chất tham khảo, có thể sẽ thay đổi tùy vào thời gian, môi trường làm việc.
Vị trí | Mức lương khởi điểm (VNĐ/tháng) | Mức lương trung bình (VNĐ/tháng) | Mức lương cao nhất (VNĐ/tháng) |
Luật sư | 5.000.000 – 10.000.000 triệu | 15.000.000 – 30.000.000 triệu | 50.000.000 – 100.000.000 triệu |
Chuyên viên pháp chế | 5.000.000 – 8.000.000 triệu | 8.000.000 – 15.000.000 triệu | 25.000.000 – 50.000.000 triệu |
Chuyên viên pháp lý | 5.000.000 – 8.000.000 triệu | 8.000.000 – 15.000.000 triệu | 25.000.000 – 50.000.000 triệu |
Giảng viên Luật kinh tế | 10.000.000 – 15.000.000 triệu | 15.000.000 – 25.000.000 triệu | 35.000.000 – 50.000.000 triệu |
Một số thắc mắc thường gặp
Ngoài những thông tin trên, các bạn sinh viên cũng còn một số thắc mắc khác liên quan đến chuyên ngành này. Dưới đây là một vài câu hỏi và lời giải đáp chi tiết về việc học Luật kinh tế mà bạn nên biết.
Ngành Luật kinh tế có phù hợp với nữ không?
Luật kinh tế là ngành phù hợp với mọi giới tính nên phụ nữ vẫn có thể theo đuổi ngành này. Các bạn nữ có tính cách tỉ mỉ, kiên trì, nhẫn nại rất thích hợp làm trong lĩnh vực này. Bằng sự khéo léo, nữ học Luật kinh tế có thể giải quyết tốt các vấn đề xảy ra. Từ đó, gặt hái được nhiều thành công và được nhiều người tín nhiệm.
Học ngành Luật kinh tế có khó không?
Nhiều người nghĩ rằng học Ngành Economic Law sẽ nặng về lý thuyết nên khiến người học khó theo đuổi đến cùng. Đây là một ý nghĩ chưa đúng vì bên cạnh biết về lý thuyết thì người học cũng cần có tư duy suy luận. Có như vậy, người học mới có thể vận dụng ra thực tế để giải quyết các vấn đề quan trọng.
Mặc dù mỗi ngành học đều có những cái khó riêng, nhưng nếu đam mê đủ lớn thì tin chắc bạn sẽ vượt qua. Theo đuổi ngành học chính là theo đuổi lý tưởng về nghề nghiệp trong tương lai nên bạn cần có định hướng cụ thể ngay từ đầu.
Luật kinh tế cần người học có kiến thức thực tế, tư duy nhanh và nhạy bén. Khi theo đuổi ngành này, người học sẽ rèn luyện được nhiều kỹ năng cho bản thân. Luật kinh tế còn phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế hiện tại. Vì thế, nó sẽ chỉ khó với những ai không kịp nắm bắt xu hướng, không cập nhật những thay đổi của thị trường.
Điểm chuẩn ngành Luật kinh tế có cao không?
Điểm chuẩn ngành Luật kinh tế (Ngành Economic Law) tại các trường Đại học được đánh giá là nằm ở mức khá cao. Tổ hợp môn xét tuyển vào ngành này thường là Văn, Sử, Địa (khối C00), vẫn có xét tuyển tổ hợp môn khác và thường mức điểm chuẩn sẽ thấp hơn. Mức điểm sẽ giao động trong khoảng từ 19 đến 27,5 tùy vào quy định của từng trường đại học.
Ưu đãi S-Student dành cho học sinh, sinh viên từ Cellphones
Một thông tin khá hữu ích mà Sforum muốn giới thiệu thêm là chương trình ưu đãi S-Student. Khi trở thành S-Student, sinh viên sẽ có cơ hội mua hàng tại CellphoneS với nhiều ưu đãi khủng. Để đăng ký, sinh viên chỉ cần cung cấp giấy tờ chứng minh học sinh sinh viên duy nhất 1 lần khi đăng ký online hoặc đăng ký tại cửa hàng. Sau khi đăng ký, sinh viên có thể mua hàng online hoặc offline tại CellphoneS bất cứ khi nào.
Sforum vừa cho bạn biết các trường có chuyên ngành Luật kinh tế là trường nào. Đồng thời, còn cho bạn biết điểm chuẩn, mức lương ngành Luật kinh tế là bao nhiêu. Nếu còn thắc mắc nào khác về ngành Economic Law, hãy để lại bình luận bên dưới bạn nhé.

Bình luận (0)