Nhiệt độ CPU điện thoại bao nhiêu là ổn định? Cách kiểm tra


Có phải bạn đang quan tâm tới nhiệt độ CPU điện thoại bao nhiêu là ổn định, bình thường? Hầu hết mọi người đều biết nhiệt độ chip điện thoại có ảnh hưởng lên các chương trình, pin, tuổi thọ thiết bị,... Bài viết sau sẽ giải thích rõ hơn nhiệt độ điện thoại bao nhiêu là tốt, cách làm giảm nhiệt độ thiết bị khi bị nóng. Bạn hãy tham khảo để bảo đảm điện thoại hoạt động tốt nhất, tránh gây tổn hại tới thiết bị nhé!
Nhiệt độ CPU điện thoại là gì?
Đó là mức nhiệt CPU sinh ra (đạt được) trong quá trình điện thoại hoạt động. Có thể hiểu rằng, khi CPU tiếp nhận và xử lý dữ liệu cần một nguồn năng lượng nhất định, dẫn tới việc tạo ra nguồn nhiệt.
Các ứng dụng hoạt động càng mạnh mẽ, đòi hỏi CPU điện thoại làm việc với cường độ cao, nhiệt độ sinh ra sẽ càng lớn. Khi nguồn nhiệt này vượt qua ngưỡng an toàn có thể gây hại đến tuổi thọ của pin, hiệu suất hoạt động của điện thoại, thậm chí dẫn đến hư hỏng.

Nhiệt độ CPU điện thoại bao nhiêu là ổn định, bình thường?
Tùy vào điện thoại có đang hoạt động hay không, các ứng dụng nào đang được khởi chạy mà nhiệt độ CPU sẽ có các mức dao động khác nhau.
Tình trạng |
Nhiệt độ CPU điện thoại |
Hoạt động nhẹ (đọc báo, xem tin,…) hoặc không sử dụng |
30 – 40 độ C |
Xem phim, chơi game,… |
40 – 50 độ C |
Nhìn vào bảng trên bạn đã biết nhiệt độ CPU điện thoại bao nhiêu là bình thường phải không nào. Nếu mức nhiệt độ CPU vượt trên 50 độ C - dưới 60 độ C là dấu hiệu cảnh báo thiết bị đang bị quá tải. Nó thường xảy ra khi xem phim liên tục, chơi game trong thời gian quá dài,... Hoặc cũng có thể do vấn đề tản nhiệt đang không hoạt động tốt thì bạn cần kiểm tra lại. Với trường hợp nhiệt độ CPU trên 60 độ C bạn hãy chú ý để thiết bị nghỉ ngơi.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến nhiệt độ CPU điện thoại
Nhiệt độ CPU chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, có thể do môi trường, pin điện thoại, các ứng dụng khởi chạy,… Những yếu tố này ảnh hưởng đến nhiệt độ CPU thế nào hãy tìm hiểu cùng Sforum nhé!
- Môi trường xung quanh: Sử dụng thiết bị trong môi trường có nhiệt độ cao như ngoài trời nắng nóng có thể làm tăng nhiệt độ của CPU.
- Pin và sạc điện thoại: Những pin cũ, có dấu hiệu bị chai, sạc pin nhanh dẫn đến CPU phải hoạt động liên tục gây sản sinh nhiệt lớn.
- Các ứng dụng nặng: Những app có dụng lượng lớn hoạt động hoặc nhiều ứng dụng chạy cùng lúc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bởi để duy trì các ứng dụng, CPU hoạt động với cường độ lớn dẫn đến nhiệt sản sinh cao hơn.
- Tính năng tản nhiệt (độ làm mát): Yếu tố này gây ảnh hưởng lên nhiệt độ CPU. Khi tản nhiệt phát sinh lỗi hoặc bộ tản nhiệt kém là nguyên nhân khiến nhiệt độ của chip điện thoại tăng cao.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU điện thoại
Để biết nhiệt độ CPU điện thoại bao nhiêu là ổn định, bạn nên sử dụng những ứng dụng đo lường như CPU Monitor, CPU X hay AnTuTu BenchmarkCPU,… Các ứng dụng cho biết tình trạng nhiệt độ CPU thiết bị của bạn ra sao một cách nhanh chóng với độ chính xác cao.
Sử dụng CPU Monitor đo nhiệt độ CPU trên Android:
- Bước 1: Vào CHPlay.
- Bước 2: Gõ tìm và tải CPU Monitor.
- Bước 3: Mở ứng dụng lên bạn sẽ thấy nhiệt độ của CPU trên thiết bị đang sử dụng.

Sử dụng CPU X kiểm tra nhiệt độ CPU trên iOS như sau:
- Bước 1: Vào App Store, gõ tìm và tải xuống CPU X.
- Bước 2: Mở ứng dụng lên, nhấn vào “vi xử lý”.
- Bước 3: Xem ở mục “trạng thái nhiệt độ” để biết điện thoại của bạn đang bình thường, ấm hay nóng,...

Cách giảm nhiệt độ CPU trên điện thoại
Một số việc làm tưởng chừng đơn giản nhưng lại giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm, làm mát nhiệt độ của CPU. Nếu điện thoại bạn gặp tình trạng bị nóng, hãy áp dụng nhanh những cách sau:
- Hãy đóng lại các ứng dụng, phần mềm không cần thiết, không dùng đến nữa. Bên cạnh đó, không nên khởi chạy cùng lúc nhiều phần mềm nặng để giảm nhiệt độ của CPU về mức bình thường.
- Lưu ý sử dụng điện thoại trong điều kiện mát mẻ, cần tránh để thiết bị tiếp xúc với bề mặt nóng.
- Chú ý cập nhật phần mềm cũng là việc làm cần thiết để giảm nhiệt độ CPU điện thoại an toàn. Hãy đảm bảo rằng hệ điều hành cũng như các ứng dụng luôn được cập nhật phiên bản tốt nhất giúp nâng cao hiệu suất làm việc.
Ngoài ra, một số việc làm khác cũng giúp bạn giảm nhiệt độ cho CPU đó là: tắt các kết nối mạng 5G, Bluetooth không cần thiết, giảm độ sáng màn hình, giảm âm lượng xuống mức vừa nghe, hay không vừa sạc pin vừa dùng ứng dụng,…

Sử dụng điện thoại có chip CPU tiên tiến, tích hợp tính năng tiết kiệm năng lượng, tản nhiệt nhanh sẽ hạn chế được tình trạng nóng lên của thiết bị. Tham khảo những mẫu điện thoại hiện đại, có CPU nổi bật, tính năng cao dưới đây tại CellphoneS:
[Product_Listing categoryid="1131" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile/dien-thoai-gaming.html" title="Danh sách điện thoại gaming đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Câu hỏi thường gặp
Điện thoại có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng thế nào có phải là vấn đề bạn đang quan tâm? Để biết được ảnh hưởng của nhiệt độ trên thiết bị di động, hãy cùng Sforum tìm hiểu những câu hỏi bên dưới nhé.
Nhiệt độ điện thoại cao quá có sao không?
Nhiệt độ điện thoại cao sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm và thiết bị của bạn. Bởi lúc này nó khiến tốc độ xử lý chậm, ứng dụng bị lag, tự out ra màn hình, điện thoại bị sập nguồn,… Về lâu dài, chúng ảnh hưởng đến phần trăm pin, khiến pin bị chai, gây hỏng linh kiện, giảm tuổi thọ của thiết bị. Vì vậy, bạn cần quan tâm nhiệt độ điện thoại bao nhiêu là tốt, tránh để điện thoại bị quá nóng khi sử dụng.

Nhiệt độ điện thoại báo quá thấp có sao không?
Nhiệt độ điện thoại quá cao gây nên ảnh hưởng không tốt, vậy nhiệt độ quá thấp thì sao? Khi điện thoại có nhiệt độ quá thấp sẽ dẫn đến cảm ứng kém nhạy cảm, hiệu suất xử lý lệnh của CPU không hiệu quả, khả năng sạc pin gặp khó khăn, ứng dụng khởi chạy không ổn định,… Do đó, hãy đảm bảo nhiệt độ của thiết bị luôn trong mức ổn định, bình thường.
Như vậy, Sforum đã cùng bạn tìm hiểu xong nhiệt độ CPU điện thoại bao nhiêu là ổn định, bình thường. Nắm được thông tin nhiệt độ điện thoại bao nhiêu là tốt sẽ giúp bạn đảm bảo thiết bị hoạt động trong điều kiện ổn nhất, tránh hao tổn pin và tuổi thọ của máy. Đừng bỏ qua bài viết trên nếu bạn quan tâm đến nhiệt độ của CPU, hay điện thoại nhé!
- Xem thêm bài viết chuyên mục: iOS - Android, Thủ thuật Android

Bình luận (0)