Nhìn lại LG - cái tên đi liền với những sáng tạo độc, dị không giống ai


Đã một năm kể từ LG quyết định rời khỏi mảng kinh doanh điện thoại thông minh và chúng ta không còn thấy các thiết bị Android cũng như cái tên thương hiệu này xuất hiện thường xuyên trên truyền thông nữa. Hơn một thập kỷ phát triển điện thoại thông minh, nhà sản xuất đã mang tới nhiều đóng góp cho cộng đồng smartphone thế giới, điển hình như máy ảnh góc siêu rộng, chế độ quay phim chỉnh tay và điện thoại thông minh đầu tiên trang bị màn hình cảm ứng điện dung.

Tuy nhiên, không hẳn sự đổi mới nào của công ty Hàn Quốc cũng mang đến thành công. Cùng xem qua một loạt những tính năng vô cùng thú vị của LG nhưng đã không may 'chết yểu' cũng giống như những nốt thăng trầm trong suốt hành trình kinh doanh của họ.
Điện thoại mô-đun
Chiếc LG G5 được ra mắt vào năm 2016 đã đánh dấu bước chuyển mình của công ty thoát khỏi công thức thiết kế truyền thống và đặt cược tất cả vào một điện thoại mô-đun. Phần cằm của LG G5 có thể kéo ra ngoài, để lộ viên pin có thể tháo rời. Người dùng có thể làm được nhiều thứ với khe cắm này hơn là chỉ thay pin.

Cụ thể, chủ sở hữu thiết bị có thể tận dụng khe cắm này để 'độ' thêm một số phụ kiện cho máy, chẳng hạn như tay cầm máy ảnh hoặc thậm chí cả DAC hỗ trợ âm thanh Hi-Fi. Đáng tiếc, rất ít phụ kiện như vậy được phát hành cho điện thoại, sau đó LG cũng nhanh chóng khai tử thiết kế mô-đun này do doanh số bán hàng không đạt kỳ vọng.
Màn hình phụ
Thương hiệu Hàn Quốc lần đầu tiên thử nghiệm màn hình phụ khi ra mắt LG V10 vào năm 2015, sản phẩm được trang bị một màn hình nhỏ phía trên màn hình chính. Màn hình thứ hai này tách biệt hoàn toàn với màn hình chính và được nâng cấp thêm một số tính năng tiện dụng trên phiên bản V20 ra mắt sau đó một năm. Các tính năng này bao gồm hiển thị các phím tắt truy cập ứng dụng, thông báo, lịch biểu, điều khiển âm nhạc,...

Sau đó, nhà sản xuất tiếp tục phát hành LG G6 vào năm 2017, chiếc máy này đã chứng minh rằng một màn hình phụ bên trên màn hình chính rõ ràng không phải là giải pháp tối ưu. LG G6 sở hữu màn hình với tỷ lệ 18:9 và tất nhiên về cơ bản nó đã bao gồm luôn cả phần màn hình phụ. Giá như LG đã thức thời sớm hơn và cải tiến nó thành màn hình ở mặt sau tương tự như Mi 11 Ultra, hỗ trợ người dùng selfie bằng máy ảnh phía sau thì sẽ thiết thực hơn.
Cho tới gần đây, LG vẫn không từ bỏ ý tưởng này khi họ tiếp tục nó trên mẫu LG V50 với một phụ kiện ốp lưng hỗ trợ thêm một màn hình nữa cho điện thoại, gập mở tương tự Surface Duo của Microsoft. Vào cuối năm 2020, họ lại hiện thực hóa điều này trên LG Wing, điện thoại có màn hình phụ xoay ra từ phía sau màn hình chính. Nhưng cũng giống như các thiết bị hai màn hình khác, LG Wing tiếp tục thất bại, nó cũng là điện thoại màn hình kép cuối cùng mà LG từng trình làng.

Bảo mật Knock
Lúc bấy giờ, các hình thức bảo mật sinh trắc học chưa xuất hiện nhiều trên điện thoại thông minh. Các nhà sản xuất chủ yếu sử dụng các tính năng mở khóa bằng hình khóa, mã PIN, mật khẩu,... để giữ an toàn cho điện thoại người dùng. Tuy nhiên, LG đã có một giải pháp độc lạ khác, đó là gõ vào màn hình để mở khóa.

Màn hình cong tràn viền hai cạnh đã không còn quá xa lạ trên dòng smartphone cao cấp của Samsung, OnePlus hay Xiaomi. Tuy nhiên, tất cả điện thoại này đều sử dụng tấm nền cung cấp giải pháp cong ở cạnh trái và phải. Trong khi đó, đi ngược với số đông, LG đã chọn một ý tưởng rất khác.

LG G Flex xuất hiện với màn hình OLED được cải tiến với chất liệu nhựa dẻo, giúp điện thoại có thể uốn cong theo chiều dọc từ trên xuống dưới. LG tiếp tục duy trì thiết kế này trên G Flex 2 và LG G4, cả hai đều được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, màn hình cong linh hoạt cũng giúp thiết bị có độ bền tốt hơn, hạn chế bị bể màn hình khi gặp các tác động mạnh.
Mặc dù tuyệt vời như vậy, LG không giữ được công nghệ này quá lâu, màn hình cong theo chiều dọc dần biến mất kể từ phiên bản G4. Dẫu sao, sự kết hợp giữa màn hình cong theo chiều dọc và mặt lưng da cong về hai cạnh bên của LG G4 vẫn là một trong những thiết kế điện thoại đẹp nhất từ trước đến nay.

Hand ID
Vào năm 2019, các công nghệ bảo mật như xác thực vân tay, mở khóa khuôn mặt và nhận dạng mống mắt đã dần phổ biến hơn. LG tiếp tục lại chọn một lối đi riêng khi giới thiệu một loại xác thực hoàn toàn khác trên LG G8.
Điện thoại này được trang bị công nghệ Hand ID, sử dụng máy ảnh 3D ToF (Time-of-Flight) và cảm biến IR (hồng ngoại) ở mặt trước để xác thực. Công nghệ này sẽ đọc các tĩnh mạch trong lòng bàn tay người dùng để xác minh danh tính và mở khóa điện thoại. So với việc Touch ID và Face ID của Apple phổ biến như thế nào ngày này thì khái niệm Hand ID nghe thật điên rồ phải không nào.

Không may, quá trình mở khóa này rất khó khăn và chậm chạp khi bạn phải từ từ hạ tay xuống điện thoại. Tệ hơn thế, người dùng đã phản ánh rằng tỉ lệ thành công của nó chỉ khoảng 20%, tức là mở 10 lần thì mới có 2 lần vào được màn hình. Gần như không có lý do gì để sử dụng tính năng nay thay vì các phương pháp mở khóa vân tay hay khuôn mặt 3D nhanh và chính xác hơn.
Nắp lưng tự phục hồi
Một chiếc điện thoại có thể tự chữa lành các vết trầy xước trên thân nó nghe có vẻ viễn tưởng, nhưng LG đã biến ý tưởng này thành hiện thực, cũng trên hai chiếc LG G Flex và LG G Flex 2 vào những năm 2010. Điện thoại không chỉ có màn hình dẻo và thân máy uốn cong mà chúng còn có mặt lưng với khả năng tự phục hồi.

Công nghệ này giúp các vết xước nhẹ trên LG G Flex dần dần biến mất trong khoảng vài phút. Nó tiếp tục được cải tiến trên G Flex 2, mất chưa đến 30 giây để phục hồi cá vết xước nhẹ trên mặt lưng. Trái ngược với những gì chúng ta hy vọng, công nghệ này không hoạt động với các vết xước sâu và hư hỏng nặng hơn. Ít nhất, đây vẫn là một tính năng sáng tạo và giúp các điện thoại của LG bền bỉ hơn so với các đối thủ khác.
Ngày nay, điện thoại với một mặt lưng tự phục hồi đã không còn bắt kịp với sự phát triển của ngành di động nữa. Thay vào đó, hầu hết các nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng mặt lưng polycarbonate hoặc mặt lưng kính cường lực Gorilla Glass có độ bền cao.
Tạm kết


Bình luận (0)