Nintendo, Apple, Nokia... và 7 thất bại console khiến game thủ không thể quên


Đằng sau những thành công từ các phiên bản console đã quá nổi tiếng từ Sony hay Xbox, thì vẫn có những mẫu máy console cầm tay gây thất vọng.
Có thể bạn đã có một tuổi thơ rất đẹp với Nintendo Switch, PlayStation 2 hoặc Xbox 360, song, còn đó là những mẫu máy tay cầm chơi game thất bại thảm hại. Sau đây là cái nhìn về 7 mẫu máy chơi game cầm tay có "cú ngã ngựa" đau nhất ở bài viết dưới đây nhé.
Nintendo Virtual Boy (1995)
Vào những năm 1990, Nintendo thực sự đang là một trong những nhà sản xuất game hàng đầu thế giới khi các sản phẩm của họ được coi là tiêu chuẩn vàng cho trò chơi gia đình vui nhộn, nổi bật với cú hích lớn là mẫu Game Boy đầu tiên, Super Nintendo Entertainment System thì đang phát triển mạnh mẽ.

Thế nên, Nintendo đã mang ý tưởng về một trò chơi 3D được mô phỏng VR đầu tiên trên máy chơi game cầm tay thời đó.. Một khái niệm mang tính tương lai, chắc chắn rồi, nhưng việc thực hiện thì, ừm, lại gây "chóng mặt" do công nghệ chưa theo kịp tầm nhìn đầy tính tương lai này.
Song, bộ xử lý RISC 32 bit của Virtual Boy vẫn rất ấn tượng vào thời điểm đó và nó đã thử nghiệm 3D thực sự thông qua một cặp gương dao động chiếu hình ảnh bằng đèn LED màu đỏ. Và vì lý do chi phí nên phiên bản này cũng chỉ giúp người dùng nhìn vào thế giới màu đỏ đơn sắc mà thôi. Mặc dù máy chơi game này đã tạo ra cảm giác về chiều sâu, nhưng bảng màu hạn chế và cảnh báo liên tục "nghỉ ngơi" sau mỗi vài phút khiến nhiều người chơi thực sự đau đầu.

Đặc biệt, việc thất bại trong chiến lược tiếp thị của Nintendo cũng đã thổi phồng hơi "quá lố" mẫu máy này trong khi chức năng của sản phẩm chưa đạt được kỳ vọng, chưa kể là thư viện game cũng chỉ có 22 trò chơi được phát hành cũng đã khiến nó thất bại ngay từ ngày đầu tiên. Sau doanh số bán hàng tệ hại, Nintendo đã"rút phích cắm" vào năm 1996.
Apple Pippin (1996)
Đúng vậy, trước khi Apple "tung bay" với các dòng máy chủ chốt của hãng, thì Apple cũng đã từng thử sức trong lĩnh vực máy chơi game. Vào giữa những năm 90 - thời điểm mà công ty đang gặp khó khăn, Steve Jobs vẫn chưa trở lại và ban lãnh đạo đang tìm cách đa dạng hóa.

Và thế là Apple Pippin ra đời, được phát triển thông qua sự hợp tác với gã khổng lồ về đồ chơi và trò chơi Bandai của Nhật Bản. Pippin dựa trên bộ xử lý PowerPC 603 chạy ở tốc độ khoảng 66MHz, tương tự như bộ xử lý Apple sử dụng trong máy tính Macintosh của mình. Nó có ổ đĩa CD-ROM tích hợp cho phần mềm và đĩa trò chơi, cùng với một phiên bản Mac OS.
Tuy nhiên, mức giá từ 599 đô la Mỹ trở lên đã khiến cho Pippin gặp bất lợi khi giá bán này lại cao hơn nhiều so với mức giá mà một game thủ trung bình sẵn sàng chi. Thứ hai, hệ sinh thái các nhà phát triển phần mềm của Apple không mấy hứng thú với các dự án giống như máy chơi game, và nhiều nhà xuất bản hàng đầu đã đổ xô đến Sony PlayStation và Sega Saturn.

Thứ ba, cách Apple tiếp thị thời điểm đó cũng chưa thực sự tốt và mang đến nhiều sự hiểu lầm. Liệu đó có phải là máy chơi game không? Một chiếc máy tính thu nhỏ?... Tóm lại là quá nhiều vấn đề mà người dùng phải đắn đo khi nhìn vào sản phẩm này. Chuyện gì đến cũng phải đến, khi Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997, Pippin đã lặng lẽ chìm vào quên lãng.
Nokia N-Gage (2003)
Quay trở lại đầu những năm 2000, Nokia đích thực là ông vua của điện thoại di động với mẫu 3310 thực tế là một biểu tượng văn hóa. Nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, Nokia quyết định kết hợp điện thoại của mình với một nền tảng chơi game cầm tay, ra mắt N-Gage. Lời chào hàng rất hấp dẫn: "Tại sao phải mang theo hai thiết bị khi bạn có thể có một điện thoại và một máy chơi game cầm tay trong một?"

N-Gage chạy trên hệ điều hành Symbian, sử dụng bộ xử lý ARM điển hình của điện thoại thông minh vào thời điểm đó và tự hào có màn hình 176x208 pixel theo chiều dọc. Nó có Bluetooth để chơi nhiều người chơi và một khe cắm trò chơi chuyên dụng. Trên lý thuyết, đây là những tính năng thú vị khiến nó cạnh tranh với Game Boy Advance.
Và nếu bạn đã từng nghe nói về "điện thoại taco" khét tiếng, bạn sẽ biết thiết kế của nó... khác thường. Bạn phải cầm nó nghiêng về phía mặt để gọi điện, khiến bạn trông giống như đang nói chuyện với một chiếc vỏ taco. Quan trọng hơn, việc đổi băng trò chơi đòi hỏi phải tháo pin điện thoại, một nước đi đối với mình là khá "ngớ ngẩn" vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm chơi game của người dùng luôn.

Với số lượng hạn chế các tựa game độc quyền và sự cạnh tranh gay gắt từ Nintendo, N-Gage nhanh chóng bị lu mờ. Ngay cả phiên bản “N-Gage QD” được cải tiến cũng không thể cứu vãn được danh tiếng của thương hiệu. Nokia quay lại sản xuất nhiều điện thoại truyền thống hơn và bỏ lại phần cứng chơi game phía sau.
3DO (1993)
Nhà sáng lập Electronic Arts Trip Hawkins đã có một tầm nhìn: tạo ra một máy chơi game thế hệ tiếp theo siêu mạnh mẽ và cấp phép thiết kế của nó cho nhiều nhà sản xuất phần cứng (Panasonic, Sanyo, GoldStar, v.v.), mỗi hãng sẽ phát hành phiên bản riêng của mình.

Về lý thuyết, điều này sẽ tạo ra một tiêu chuẩn chung cho trò chơi 3D và phương tiện truyền thông tương tác. Bản thân Công ty 3DO giống một công ty thiết kế và cấp phép hơn là một nhà sản xuất máy chơi game.
3DO sở hữu CPU ARM 32-bit tốc độ 12.5 MHz và bộ xử lý đồ họa và âm thanh tùy chỉnh, hỗ trợ video chuyển động đầy đủ ấn tượng vào thời điểm đó, cùng với đó là phần âm lượng khá nổi trội ở mức 16 bit. Ngoài ra thì mẫu máy này cũng sử dụng ổ đĩa CD-ROM, cho phép các trò chơi có dung lượng lưu trữ cao hơn nhiều so với các hệ thống dùng băng.

Khi máy chơi game ra mắt, mẫu máy có giá khoảng 699 đô la Mỹ - một mức giá "chát" không tưởng vào đầu những năm 90, đặc biệt là khi so sánh với Sega Genesis hoặc Super Nintendo. Mặc dù 3DO tự hào về hình ảnh tiên tiến, nhưng thư viện trò chơi lại quá thiếu sự đồng nhất.
Dù có một vài tựa game rất đáng chơi như Road Rash và The Need for Speed nổi bật, nhưng nhiều tựa game chỉ ở mức trung bình. Vào thời điểm Sony tung ra PlayStation giá cả phải chăng hơn và có tính cạnh tranh về mặt kỹ thuật, số phận của 3DO đã được định đoạt.
Atari Jaguar (1993)
Atari là công ty tiên phong với Atari 2600, nhưng đến đầu những năm 90, công ty này đã phải vật lộn để theo kịp Sega và Nintendo. Jaguar được giới thiệu là máy chơi game 64 bit đầu tiên trên thế giới, vượt xa Sega Genesis và Super Nintendo 16 bit. Khẩu hiệu tiếp thị "Do the Math" nhằm mục đích cho thấy mức độ tiên tiến của nó.

Kiến trúc CPU của Jaguar thực chất là thiết lập 32 bit kép phức tạp, mỗi thiết lập có bộ xử lý chuyên dụng. Về lý thuyết, mẫu máy này có thể đạt hiệu suất tương đương 64-bit, nhưng việc mã hóa cho nó lại cực kỳ khó khăn. Máy chơi game này có 2MB RAM và có thể xử lý một số hình ảnh 2D và bán 3D khá tốt.
Và khi các nhà phát triển thấy kiến trúc phần cứng khó hiểu, với nhiều chip đòi hỏi phải lập trình cân bằng cẩn thậm cũng dẫn đến việc hỗ trợ của bên thứ ba bị hạn chế. Các trò chơi đặc trưng cũng khá "nhỏ giọt" với chỉ duy nhất Tempest 2000 là một cú hích đình đám nhưng không đủ để duy trì hệ thống.

Khi Sony PlayStation và Sega Saturn ra đời, mẫu máy Jaguar trông lỗi thời mặc dù có tất cả các chiến dịch tiếp thị “64-bit”. Cuối cùng, Atari đã rút lui, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên sản xuất máy chơi game.
Gizmondo (2005)
Do Tiger Telematics sản xuất, Gizmondo được giới thiệu là thiết bị chơi game cầm tay tất cả trong một với GPS, camera kèm với đó là cả tính năng nhắn tin. Vào thời điểm đó, thị trường máy chơi game cầm tay bị thống trị bởi Game Boy Advance SP và DS của Nintendo, cùng với PSP mới ra mắt của Sony. Gizmondo đã đi theo hướng tiếp cận cao cấp, tuyên bố cung cấp đồ họa 3D tiên tiến giống như một chiếc máy chơi game mini bỏ túi.

Nó có bộ xử lý ARM9, màn hình màu 2,8 inch, bộ nhớ thẻ SD và thậm chí cả GPRS để kết nối. Điểm hấp dẫn thực sự là GPS tích hợp, hứa hẹn các trò chơi dựa trên vị trí (vượt xa Pokémon Go). Trên lý thuyết, mẫu máy này có vẻ đi trước thời đại, đặc biệt là vào năm 2005.
Tuy vậy, với mức giá cao 229 đô la Mỹ (hoặc 400 đô la Mỹ nếu không có "Smart Adds", một hệ thống hiển thị quảng cáo trên thiết bị). Thư viện trò chơi gần như không tồn tại, chỉ có một số ít tựa game, nhiều trong số đó là bản demo hơn là những bản game hoàn chỉnh.
Tệ hơn nữa, các giám đốc điều hành cấp cao đã bị bắt trong một vụ bê bối tài chính lớn liên quan đến gian lận và các mối liên hệ bị cáo buộc với mafia. Như một điều tất yếu, đến đầu năm 2006, Gizmondo đã chấm dứt.
Ouya (2013)
Crowdfunding vẫn còn mới mẻ, song vẫn đầy tiềm năng vào đầu những năm 2010, và Ouya đã trở thành hình mẫu cho cả thành công trên Kickstarter và sự thất vọng sau đó. Được thành lập bởi Julie Uhrman và được hỗ trợ bởi các đối tác tên tuổi, Ouya hứa sẽ đưa trò chơi Android thân thiện với indie lên màn ảnh rộng. Với cam kết chỉ 99 đô la Mỹ, bạn sẽ có một chiếc hộp nhỏ gọn, một bộ điều khiển và một cổng thông tin đến hàng nghìn trò chơi Android.

Bên trong, Ouya được trang bị bộ xử lý Nvidia Tegra 3, RAM 1 GB và bộ nhớ flash 8 GB (có thể mở rộng qua USB). Nó chạy phiên bản Android tùy chỉnh, vì vậy về mặt lý thuyết, bất kỳ nhà phát triển nào quen thuộc với hệ sinh thái đó đều có thể đưa trò chơi vào Ouya. Bộ điều khiển phản ánh bố cục giống như Xbox, hoàn chỉnh với các cần điều khiển có thể nhấp.
Sự phấn khích nhanh chóng tan biến khi nó đến tay người dùng khi nhiều trò chơi Android trên nền tảng này giống như các bản port nhanh được thiết kế cho màn hình cảm ứng và thư viện gốc không có bất kỳ trò chơi độc quyền thực sự hấp dẫn nào. Đến năm 2015, Ouya đã được Razer mua lại, sau đó đã ngừng cung cấp dịch vụ này.

Tạm kết
Trên đây là một loạt những mẫu máy chơi game console flop nhất từ trước đến nay. Dù nhiều phiên bản là hình mẫu cho sự đổi mới, "dám" cải tiến nhưng đôi khi tầm nhìn chưa thể nào theo kịp được công nghệ và thị hiếu của thời đại. Bạn tiếc mẫu máy nào nhất? Hãy để lại comment ngay dưới bài viết này nhé.
Xem thêm:
- Cơn bão thuế quan của Trump có “đè” được Nintendo Switch 2 và GTA VI?
- Nintendo Switch 2 có vượt mặt được ROG Ally? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ
- Nintendo Switch 2 khác gì Switch đời đầu? Những thay đổi tưởng nhỏ nhưng cực kỳ đáng giá!
[Product_Listing listid='79719,67330,62521' categoryid="" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/phu-kien/gaming-gear.html" title="Các mẫu Máy chơi game cầm tay đáng chú ý tại CellphoneS"]

Bình luận (0)