Trang chủThị trường
Smartphone Android của bạn sẽ cần tối thiểu bao nhiêu RAM trong năm 2022?
Smartphone Android của bạn sẽ cần tối thiểu bao nhiêu RAM trong năm 2022?

Smartphone Android của bạn sẽ cần tối thiểu bao nhiêu RAM trong năm 2022?

Smartphone Android của bạn sẽ cần tối thiểu bao nhiêu RAM trong năm 2022?

Sforum CTV, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Sforum CTV
Ngày đăng: 10/02/2022-Cập nhật: 10/02/2022
gg news
Từ trước đến nay, iOS vẫn được xem là hệ điều hành trên di động có khả năng quản lí RAM rất tốt, minh chứng bằng những mẫu iPhone đời cũ chỉ có 2 - 3GB RAM, hay bây giờ là iPhone 13 Pro Max với 6GB RAM, vẫn thể hiện tốt trong các bài test về quản lí đa nhiệm. Ở bên kia chiến tuyến, các mẫu Android liên tục tăng dung lượng RAM từ 4GB đến nay đã lên đến 12GB hay thậm chí 16GB như những chiếc gaming phone nhưng vẫn tỏ ra thua kém trước khả năng quản lí đa nhiệm.

Điện thoại ngày nay bất kể từ thương hiệu gì, đều được trang bị nhiều dung lượng RAM khác nhau. Ví dụ với các mẫu flagship đầu bảng thì thường sẽ có 12 - 16GB RAM. Các mẫu giá rẻ sẽ mặc định trong khoảng 3 - 4GB RAM, còn 6 hoặc thậm chí 8GB RAM là mức được trang bị trên các sản phẩm tầm trung.

Như vậy có thể thấy, các mẫu smartphone giá rẻ hơn sẽ có lượng RAM ít hơn, trong khi, những mẫu cao cấp hoặc cận cao cấp mang trong mình lượng RAM dồi dào. Bỏ qua các yếu tố về nền tảng phần mềm, việc tối ưu phần cứng vẫn còn là một bài toán mà các nhà sản xuất điện thoại Android chưa bì kịp được Apple. Vậy hãy cùng xem trong năm 2022, khi các ứng dụng ngày càng 'phình to' ra, nhiều chức năng hơn, các tựa game ngày càng chiếm nhiều dung lượng và được nâng cao chất lượng đồ hoạ thì điện thoại Android của bạn sẽ phải cần bao nhiêu RAM nhé.

RAM và vùng swap: Cơ chế quản lí bộ nhớ chính

Mỗi chiếc máy tính, hay kể cả PC thu nhỏ trong lòng bàn tay bạn - chiếc điện thoại thông minh, đang dùng một loại bộ nhớ truy cập dữ liệu ngẫu nhiên (gọi tắt là RAM). Nếu như bạn chưa biết thì, khi khởi chạy ứng dụng, dữ liệu của chúng sẽ được nạp vào RAM khi máy tính làm việc, song song với dữ liệu từ hệ điều hành.

Khoảng một thập kỉ về trước, những chiếc smartphone đầu tiên có dung lượng RAM rất thấp, chỉ 1GB hay thậm chí có những mẫu vỏn vẹn 256MB hay 512MB RAM. Tuy nhiên những năm trở lại đây, khi công nghệ phát triển, chi phí sản xuất bộ nhớ giảm kéo theo dung lượng RAM của các thiết bị di động ngày nay càng có xu hướng cải thiện. Như trong năm 2014, rất nhiều smartphone cao cấp đã được trang bị 3GB RAM, hay trong những năm 2016, 4GB đã trở thành một con số tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, 4GB được xem như mức cơ bản của các thiết bị mới.

Công tâm mà nói, việc có ít hay nhiều RAM không quan trọng, vì nó vẫn là một con số hữu hạn cần phải được quản lí để thiết bị hoạt động hiệu quả nhất. Khi khởi chạy một ứng dụng bất kì, hệ thống phải phân bổ lượng RAM để nó hoạt động. Các ứng dụng phổ biến, đơn giản hằng ngày như nghe gọi, nhắn tin, chat chit facebook có thể chỉ tốn vài trăm megabytes RAM. Nhưng khi khởi chạy các ứng dụng nặng như chỉnh sửa video, game nặng, có thể ngốn đến 1GB RAM là chuyện bình thường.

Ngày nay, với 4GB RAM, smartphone Android vẫn có thể đủ gồng gánh một vài ứng dụng và game cùng một lúc, nhưng ở lúc nhất định nào đó bạn sẽ thấy nhiêu đó là không đủ. Để giải quyết vấn đề này, có thể dùng biện pháp phần cứng là tăng dung lượng RAM, hoặc bằng phần mềm trong việc tối ưu hoá hoặc bằng cách 'mượn' của bộ nhớ trong - hay còn gọi là dùng phân vùng Swap.

Cách dùng phân vùng swap đã tồn tại rất lâu, bắt nguồn từ các hệ thống máy tính. Nguyên lí hoạt động được giải thích như sau: hệ thống sẽ lưu trữ những dữ liệu ít được sử dụng hoặc dữ liệu được truy cập cũ hơn trong RAM đưa vào vùng swap lấy từ bộ nhớ trong, và lượng bộ nhớ bị chiếm dụng trong RAM sẽ được giải phóng; dữ liệu trong vùng swap khi được gọi sẽ nạp lại vào RAM (swapped-in). Cách này sẽ gia tăng đáng kể lượng bộ nhớ trống cho các ứng dụng và dữ liệu hoạt động, đổi lại, tốc độ của bộ nhớ trong chậm hơn nhiều so với RAM - thường có tốc độ đọc ghi rất nhanh để bắt kịp với vi xử lí. Cách này phù hợp với máy tính bàn, laptop,... vì lượng bộ nhớ trong có thể thay đổi linh hoạt.

Quay lại câu chuyện Android, do giới hạn về phần cứng, sẽ sử dụng một cách khác. Thay vì viết những dữ liệu ít truy cập trong RAM vào vùng swap, nó chọn cách nén nhỏ lại và đưa ngược trở lại RAM, hay còn gọi là zRAM. Hệ thống sẽ xem zRAM như một vùng swap thông thường, tuy nhiên, dữ liệu đã bị nén lại không thể đọc trực tiếp, mà phải thông qua việc giải nén. Dù sao đi nữa, vùng swap hay zRAM cũng hữu hạn, nếu hệ thống hết dung lượng những vùng này, thì việc đóng các ứng dụng trước đó để dọn chỗ cho những dữ liệu mới là dĩ nhiên, tức nghĩa là bạn có thể sẽ không thể tiếp tục ứng dụng cũ trước đó mà phải mở lại từ đầu.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu bạn có nhiều RAM thì không cần phải đóng các ứng dụng thường xuyên, ngược lại nếu bạn có ít RAM, việc đóng các ứng dụng cũ là điều phải làm nếu bạn muốn có đủ bộ nhớ cho các ứng dụng khác. Vậy chắc hẳn bạn sẽ đặt ra nghi vấn: Mức RAM nào là tối ưu nhất?

Thử nghiệm tìm ra lượng RAM lý tưởng

Để làm sáng tỏ vấn đề trên, mình đã tham khảo bài test RAM của Gary Sims ở trang Android Authority, hai mẫu điện thoại được đưa ra so sánh là Samsung Galaxy S21 Ultra và Google Pixel 3XL với mức RAM được trang bị lần lượt là 12GB và 4GB. Bộ đôi trên tuy cùng chạy hệ điều hành Android 12 nhưng với sản phẩm Samsung đã được tuỳ biến trên giao diện One UI, còn smartphone của Google chạy trên Android gốc hoàn toàn.

Three Android phones running three games with a wood panel background

Trong bài test, Gary đã dùng hỗn hợp 10 game nặng và trình duyệt Chrome - thứ được mệnh danh 'cỗ máy ngốn RAM', để xem cả hai sẽ chịu đựng đến mức nào. Các game được lựa chọn từ những mẫu game nhẹ nhàng như Candy Crush cho đến bom tấn như Genshin Impact. Trên từng mẫu được đánh dấu lượng RAM trống cũng như vùng swap được sử dụng trong biểu đồ như hình dưới, bạn đọc có thể tham khảo.


Kết quả bài test RAM Galaxy S21 Ultra:

Còn đây là kết quả mẫu Google Pixel 3XL:

Như kết quả đã thử nghiệm của Gary, với lượng RAM vượt trội 12GB, Galaxy S21 Ultra dễ dàng đánh bại Pixel 3XL ở cả bài test khi có thể duy trì tất cả game và trình duyệt chạy nền, mẫu điện thoại nhà Google chỉ có thể chịu nhiệt đến tựa game Brawl Stars và sau đó 'gục ngã' trước bài test khi phải khởi động lại trò chơi Subway Surfers. Bên cạnh đó, khi lượng ứng dụng chạy nền ngày càng tăng, vùng swap của S21 Ultra cũng phình to ra đúng như dự đoán để có thể lưu dữ liệu ứng dụng.

Galaxy S21 Ultra: Chiếc smartphone "thách thức" mọi flagship | Sforum

Để có thể đẩy S21 Ultra đạt đến giới hạn, Gary thậm chí tăng số tab Chrome lên 12, tới khi này S21 Ultra mới chịu trận khi phải khởi động lại Minecraft. Qua đó cho thấy khả năng quản lí RAM của mẫu điện thoại đến từ Hàn Quốc vượt trội như thế nào, nhất là khi One UI ngày càng được tinh chỉnh mượt mà hơn nhưng vẫn mang giao diện đẹp mắt, không quá thô sơ như Android gốc.

Lại nói về mẫu Pixel, những con số trong bài test đã thể hiện đúng bản chất của nó, khi chiếc smartphone vẫn duy trì vài ứng dụng chạy nền, và việc chỉ sở hữu lượng RAM khiêm tốn, vùng swap gia tăng nhanh chóng, nhưng cũng chỉ đủ giữ một vài ứng dụng hoạt động đồng thời, không thể đi quá giới hạn.

Vậy cần bao nhiêu RAM để điện thoại Android không còn lag?

Kết quả đã chứng minh rõ ràng: 4GB RAM đã không còn đủ cho việc đa nhiệm trong năm 2022. Mức bộ nhớ này vẫn có thể duy trì một vài ứng dụng chạy nền, tuy vậy nó sẽ bị đầy nhanh chóng và không thể tiếp tục hoạt động của bạn. Nhưng đừng quá lo lắng, những ứng dụng cơ bản hằng ngày chắc chắn sẽ tiêu tốn ít tài nguyên hơn các tựa game trong bài test, thế nên bạn có thể chạy nền nhiều ứng dụng hơn. Gary cũng đã đưa ra giải pháp khi 6GB sẽ giải quyết được vấn đề một cách tạm thời.

Tuy nhiên, cũng nhờ bài test mà bạn có thể thấy ngày nay các ứng dụng và tựa game đang tiêu tốn tài nguyên hệ thống ngày càng nhiều. Mặc dù vẫn có những mặt tích cực như các ứng dụng có nhiều chức năng hơn, các tựa game đặc sắc hơn, đồ hoạ đẹp mắt, ngày càng thu hẹp khoảng cách với PC hay console, thế nhưng người dùng sẽ phải nâng cấp thiết bị của mình để có thể đáp ứng những nhu cầu đó.


Đồng thời Gary đưa ra mức khuyến nghị là 6GB cho một chiếc điện thoại tầm trung và giá rẻ, 8GB sẽ là con số cân nhắc nếu bạn có ý định sắm smartphone cận cao cấp để có thể thoả mãn nhu cầu đa nhiệm hơn. Mức 12GB của S21 Ultra rõ ràng sẽ trở thành hoàn hảo cho mọi tác vụ chạy nền để đáp ứng những người dùng khó tính nhất. Cũng theo anh, 16GB đến hiện tại vẫn chưa là thứ gì đó quá cần thiết ở một chiếc smartphone ngày nay.
Thẻ: Androidram
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Trang tin công nghệ Sforum.vn được thành lập từ năm 2012, đến nay đã hơn 10 năm tuổi. Chúng tôi vẫn không luôn ngừng đổi mới và thử nghiệm các chuyên mục, nội dung mới để phục vụ bạn đọc. Hi vọng các thông tin công nghệ, game hay mẹo vặt từ Sforum sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong đời sống cũng như có những phút giây giải trí lành mạnh.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo