So sánh ASUS ROG Zephyrus M16 GU604 vs ROG Zephyrus G16 GU605: Lựa chọn nào hợp lý hơn cho gaming và làm việc?


ROG Zephyrus M16 và Zephyrus G16 cùng hướng đến nhu cầu vừa chơi game, vừa sáng tạo nội dung trong một thiết kế mỏng nhẹ nhưng vẫn giữ vững tinh thần hiệu năng vượt trội của thương hiệu ROG.
Về phần cứng, Zephyrus M16 sở hữu Core i9-13900H với 14 lõi và 20 luồng. Đối với G16, nó được nâng cấp lên dòng Meteor Lake H, với tùy chọn Core Ultra 7 155H hoặc Ultra 9 185H, cả hai đều có 16 lõi và 22 luồng. Về GPU, cả hai dòng sản phẩm đều được trang bị dòng RTX 40 nhưng Zephyrus G16 có nhiều lựa chọn hơn hẳn.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng so sánh đầy đủ ASUS ROG Zephyrus M16 và Zephyrus G16 để xem đâu sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Bảng thông số kỹ thuật
ASUS ROG Zephyrus M16 GU604 |
ASUS ROG Zephyrus G16 GU605 |
|
Bộ xử lý |
Bộ vi xử lý Intel Core i9-13900H |
Bộ vi xử lý Intel Core Ultra 9 185H Bộ vi xử lý Intel Core Ultra 7 155H |
Bộ xử lý đồ họa |
NVIDIA GeForce RTX 4090 150W NVIDIA GeForce RTX 4080 145W NVIDIA GeForce RTX 4070 140W |
NVIDIA GeForce RTX 4090 115W NVIDIA GeForce RTX 4080 115W NVIDIA GeForce RTX 4070 105W NVIDIA GeForce RTX 4060 100W NVIDIA GeForce RTX 4050 100W |
16.0″, WQXGA (2560 x 1600), 240Hz, IPS |
16.0″, WQXGA (2560 x 1600), 240Hz, OLED |
|
Bộ nhớ |
DDR5-4800 |
LPDDR5X-7467 |
Pin |
90Wh |
90Wh |
Cân nặng |
2.10 kg |
1.85 kg |
Kích thước |
355 x 246 x 19.9 – 22.9 mm |
355 x 246 x 14.9 – 17.2 mm |
Cổng kết nối |
3x USB Type-A 3.2 Gen 2 (10 Gbps) 1x USB Type-C/Thunderbolt 4 HDMI 2.1 Đầu đọc thẻ MicroSD (UHS-II) Wi-Fi 802.11ax Bluetooth 5.2 Giắc 3.5 mm |
2x USB Type-A 3.2 Gen 1 (5 Gbps) 1x USB Type-C 3.2 Gen 2 (10 Gbps) 1x USB Type-C/Thunderbolt 4 HDMI 2.1 Đầu đọc thẻ SD Wi-Fi 802.11ax Bluetooth 5.3 Giắc 3.5 mm |
Mở hộp Zephyrus M16 và Zephyrus G16
Bên trong Zephyrus M16 bao gồm các loại giấy tờ hướng dẫn sử dụng và bộ nguồn 280W cùng nhân vật chính là chiếc laptop 16 inch. Đối với Zephyrus G16, các phiên bản RTX 4080 và RTX 4090 sẽ kèm adapter 240W, các cấu hình khác sẽ kèm adapter 200W. Tại một số quốc gia, M16 có thể đi kèm thêm cả chuột gaming và thêm một adapter Type-C 100W nhỏ gọn nữa để thuận tiện mang theo.

Thiết kế: Zephyrus G16 mỏng nhẹ hơn
Zephyrus M16 có thêm điểm nhấn nhờ AniMe Matrix ở mặt sau, có thể tùy chỉnh để hiển thị đồ họa khác nhau trong khi đó G16 chỉ có một dải LED bắt chéo qua mặt A đơn giản hơn. Tuy nhiên, xét về kích thước và tính di động, G16 nhẹ hơn 350 gram đồng thời mỏng hơn tới 0.5 cm.


Zephyrus G16 còn ấn tượng hơn nhờ thiết kế được CNC từ nhôm nguyên khối cho độ bền cao hơn, cứng cáp hơn, các đường nét thiết kế có độ hoàn thiện cao, tinh tế hơn. Nhìn chung, nếu bạn muốn tìm một chiếc laptop cao cấp, mỏng nhẹ, màn hình lớn thì rõ ràng G16 là lựa chọn tốt hơn. AniMe Matrix của M16 mặc dù khá thú vị nhưng đánh đổi lại là trọng lượng lớn hơn đáng kể.


Bàn phím và touchpad: Cả hai đều tuyệt vời
Bàn phím và cách bố trí phần đế trên hai máy tính xách tay này cực kỳ giống nhau. Cả hai đều không có NumPad và có các phím có hành trình phím dài cho cảm giác gõ rất tốt. Tuy nhiên M16 mang đến cảm giác gõ nặng hơn một chút so với G16, tất nhiên khó có thể nói rằng cái nào tốt hơn vì nó phụ thuộc vào sở thích mỗi người.


Còn về touchpad, Zephyrus G16 nổi bật hơn hẳn nhờ diện tích cực kỳ lớn giống như trên MacBook. Cả hai đều được phủ kính cho trải nghiệm mượt mà, phản hồi nhanh.
Cổng kết nối khá giống nhau
Zephyrus M16 có cổng 2 USB Type-A tốc độ nhanh hơn nhưng nhìn chung là cả hai khá giống nhau và việc có 2 cổng USB-A nhanh hơn thực sự không quá quan trọng trong hầu hết các tình huống sự dụng thực tế.

ASUS ROG Zephyrus M16 GU604 |
ASUS ROG Zephyrus G16 GU605 |
|
Cổng |
3x USB Type-A 3.2 Gen 2 (10 Gbps) 1x USB Type-C/Thunderbolt 4 HDMI 2.1 Đầu đọc thẻ MicroSD (UHS-II) Wi-Fi 802.11ax Bluetooth 5.2 Giắc 3.5 mm |
2x USB Type-A 3.2 Gen 1 (5 Gbps) 1x USB Type-C 3.2 Gen 2 (10 Gbps) 1x USB Type-C/Thunderbolt 4 HDMI 2.1 Đầu đọc thẻ SD Wi-Fi 802.11ax Bluetooth 5.3 Giắc 3.5 mm |
Chất lượng hiển thị
Cả hai laptop đều có màn hình 16 inch với cùng độ phân giải và tỷ lệ khung hình. Zephyrus M16 có tấm nền Mini LED IPS trong khi G16 có tấm nền OLED.
ASUS ROG Zephyrus M16 GU604 |
ASUS ROG Zephyrus G16 GU605 |
|
Độ tương phản |
2560 x 1600 pixel |
2560 x 1600 pixel |
Tỷ lệ khung hình |
16:10 |
16:10 |
Tấm nền |
IPS, MiniLED |
Màn hình OLED |
Mật độ điểm ảnh |
189 PPI |
189 PPI |
Zephyrus M16 với tấm nền Mini LED sáng hơn gần 100 nits, nhưng OLED của G16 lại có màu đen siêu sâu khiến toàn bộ màn hình trở nên nổi bật.
ASUS ROG Zephyrus M16 GU604 |
ASUS ROG Zephyrus G16 GU605 |
|
Độ sáng tối đa (giữa màn hình/trung bình cho toàn bộ khu vực hiển thị) |
501/495 nits |
416/416 nits |
Độ lệch tối đa |
4% |
1% |
Nhiệt độ màu (trên màn hình trắng) |
6280K |
6470K |
Độ tương phản |
1190:1 |
vô hạn |


Độ phủ màu G16 cao hơn
Cả ROG Zephyrus M16 GU604 và ROG Zephyrus G16 đều có độ phủ màu rất cao nhưng màn hình OLED trên G16 vẫn tạo ra sự khác biệt khi đạt 100% cả dải màu sRGB lẫn DCI-P3.
ASUS ROG Zephyrus M16 GU604 |
ASUS ROG Zephyrus G16 GU605 |
|
sRGB |
99% |
100% |
DCI-P3 |
98% |
100% |

Độ chính xác của màu sắc
Mặc dù màn hình OLED trên G16 thể hiện sự vượt trội về tương phản, độ phủ màu và mức độ đồng đều trên toàn màn hình nhưng về độ chính xác màu sắc thì màn hình mini LED của M16 lại tốt hơn với dE là 1.0. Tuy nhiên với dE 1.5 thì màn hình của Zephyrus G16 vẫn hoàn toàn đáp ứng tốt các nhu cầu thiết kế, chỉnh ảnh, hậu kỳ video…

Hiệu năng nghiêng về ROG Zephyrus M16
Mặc dù ROG Zephyrus G16 có CPU mới hơn nhưng đổi lại TGP của GPU lại thấp hơn đáng kể vì vậy hiệu năng tổng thể của hệ thống của ROG Zephyrus M16 tốt hơn.
Điểm hiệu năng CPU
Ở đây chúng ta có hai bộ xử lý mạnh mẽ i9-13900H và Ultra 9 185H. Bộ xử lý thế hệ mới hơn có lợi thế về nhân và luồng với 16 nhân 22 luồng trong khi i9-13900H có 14 nhân 20 luồng. Nhờ đó mà Ultra 9 185H có điểm Cinebench R23 cao hơn một chút. Tuy vậy với thử nghiệm Photoshop thì i9-13900H lại nhanh hơn.

Điểm hiệu năng GPU
Bạn có thể thấy sự khác biệt về giới hạn công suất giữa hai GPU. M16 có RTX 4090 150W, mạnh hơn RTX 4090 115W trong tất cả các thử nghiệm.
Hiệu năng chơi game
Thời lượng pin G16 vượt trội
Zephyrus G16 có thời lượng pin dài hơn nhiều dù dung lượng pin cả hai tương đồng. Sự khác biệt này chứng tỏ Intel Core Ultra thực sự mang đến khả năng tiết kiệm tuyệt vời hơn nhiều so với thế hệ trước.


Khả năng nâng cấp M16 tốt hơn
ROG Zephyrus M16 có hai khe cắm SODIMM để nâng cấp RAM, trong khi RAM của G16 được hàn vào bo mạch chủ. Về mặt lưu trữ, cả hai máy tính xách tay đều có hai khe cắm M.2 PCIe Gen 4.
Kết luận
ASUS ROG Zephyrus M16 GU604 và ROG Zephyrus G16 GU605 đều là những chiếc laptop cực kỳ tuyệt vời cho nhu cầu vừa chơi game, vừa làm việc và đặc biệt là các công việc liên quan đến sáng tạo. Cả hai đều sở hữu hiệu năng mạnh mẽ.

Tuy nhiên giữa chúng vẫn có nhiều sự khác biệt về mặt thiết kế và trọng lượng, công nghệ màn hình. Nếu bạn thích AniMe Matrix thú vị thì M16 là lựa chọn phù hợp. Còn nếu trọng lượng là ưu tiên hàng đầu thì Zephyrus G16 sẽ không làm bạn thất vọng.
Ngoài ra, nếu bạn cần thời lượng pin dài hơn cho các công việc văn phòng, G16 mới hơn chắc chắn sẽ mang lại thời gian sử dụng vượt trội. Còn về hiệu năng tổng thể thì M16 lại mạnh mẽ hơn nhờ GPU có TGP cao hơn nhiều.
Nguồn: LaptopMedia
Xem thêm:
- Đánh giá ROG Zephyrus G16 2024: Đây là chiếc laptop gaming cấu hình cực khủng để... làm việc
- Trên tay ASUS ROG Zephyrus M16 GU604: Thiết kế gaming ấn tượng, AniMe Matrix phê hơn, cấu hình "max ping"
[Product_Info id='78362']
[Product_Info id='62904']

Bình luận (0)