Trang chủTư vấnMáy tính
So sánh Razer Blade 16 vs ASUS ROG Zephyrus G16: Hai chiến thần RTX 5090 mỏng nhẹ nhất 2025 dành cho ai?
So sánh Razer Blade 16 vs ASUS ROG Zephyrus G16: Hai chiến thần RTX 5090 mỏng nhẹ nhất 2025 dành cho ai?

So sánh Razer Blade 16 vs ASUS ROG Zephyrus G16: Hai chiến thần RTX 5090 mỏng nhẹ nhất 2025 dành cho ai?

So sánh Razer Blade 16 vs ASUS ROG Zephyrus G16: Hai chiến thần RTX 5090 mỏng nhẹ nhất 2025 dành cho ai?

Wolffe Trần, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Wolffe Trần
Ngày đăng: 02/05/2025-Cập nhật: 02/05/2025
gg news

Razer Blade 16 và ASUS ROG Zephyrus G16 2025 đều có độ mỏng ấn tượng và hiệu suất đỉnh nhất thế giới Windows khi cùng được trang bị RTX 5090, nhưng đôi khi hiệu năng không phải là tất cả. 

Razer Blade 16 2025 là phiên bản Blade mỏng và nhẹ nhất của Razer từ trước tới nay, độ dày chỉ vỏn vẹn 1.74cm và nặng 2.14kg đã làm lu mờ mọi đối thủ trong cùng phân khúc giá trăm triệu như MSI Titan 18HX AI, Alienware m18 R2 và Gigabyte Aorus Master 16

Dù Razer đã gây tiếng vang lớn là thế, nhưng danh tiếng của Zephyrus G16 cũng không dễ lu mờ như các đối thủ khác. Vì vậy, mời các bạn cùng mình theo dõi cuộc chiến ngang tài cân sức của Razer Blade và ASUS ROG trong bài viết bên dưới đây.

So sánh Razer Blade 16 và ASUS ROG Zephyrus G16
So sánh Razer Blade 16 và ASUS ROG Zephyrus G16

Thiết kế phần cứng có sự khác biệt lớn

ASUS ROG Zephyrus G16 vẫn giữ ngôn ngữ thiết kế hiện đại và rất có chất riêng với mặt A sở hữu dải LED chéo Slash Lighting đầy cá tính. Các góc cạnh xung quanh viền màn hình, viền thân máy đều được bo cong. Tạo nên một cảm giác liền mạch, mềm mại khi cầm nắm và đặc biệt là ít bám mồ hôi, dấu vân tay hơn nhờ vào tone màu xám mờ.

Zephyrus G16 mặt A sở hữu dải LED chéo Slash Lighting đặc trưng đầy cá tính
Zephyrus G16 mặt A sở hữu dải LED chéo Slash Lighting đặc trưng đầy cá tính

So với ASUS ROG Zephyrus G16, Razer Blade 16 2025 có khung máy vuông thành sắc cạnh, cơ học, cứng cáp và bền bỉ. Cả hai thiết bị đều có body full nhôm CNC, nhưng Razer lại có chất gaming “đậm” hơn ASUS nhờ vào logo huyền thoại Rắn Xanh ba đầu in trên mặt A. Tuy nhiên, màu đen đậm của thiết bị lại dễ lưu lại mồ hôi và dấu vân tay hơn là mặt A của ASUS.

Màu đen đậm của Razer Blade 16 lại dễ lưu lại mồ hôi và dấu vân tay hơn
Màu đen đậm của Razer Blade 16 lại dễ lưu lại mồ hôi và dấu vân tay hơn

Razer Blade 16 2025 chỉ là thế hệ laptop gaming mỏng nhất của Razer từ trước tới nay nói riêng, và mỏng hơn nhiều đa số các thiết bị máy tính chơi game cao cấp cùng phân khúc nói chung. Sự thật là, ASUS ROG Zephyrus G16 có độ mỏng ngang ngửa Razer Blade 16 2025 là 1.74cm và trọng lượng nhẹ hơn một chút là 1.95kg - so với 2.14kg của Razer.

ASUS ROG Zephyrus G16 có độ mỏng ngang ngửa Razer Blade 16 2025 là 1.74cm
ASUS ROG Zephyrus G16 có độ mỏng ngang ngửa Razer Blade 16 2025 là 1.74cm

Bộ cổng kết nối của cả hai cỗ máy cũng có sự khác biệt, đầu tiên là các cổng Type-C, Razer Blade 16 sử dụng CPU của AMD, nên sẽ là chuẩn USB4. Còn ASUS ROG Zephyrus G16 lại sử dụng CPU của Intel, nên sẽ là chuẩn Thunderbolt 4. Cả hai cỗ máy đều có đầy đủ các cổng cơ bản như USB-A, HDMI và AUX 3.5mm, và cả khe đọc thẻ nhớ SD. Nhưng Razer sẽ có nhiều hơn ASUS 1x cổng USB-A.

Bù lại cho sự khiếm khuyết cổng LAN Ethernet vì chịu ảnh hưởng bởi độ mỏng, cả ASUS và Razer đều đã trang bị module Wi-Fi 7 cao cấp bên trong những cỗ máy của mình. Cả Razer Blade 16 và ASUS ROG Zephyrus G16 đều có RAM được hàn chết trên bo mạch, nhưng bù lại cả hai đều có đến 2x khe SSD PCIe 4.0 chuẩn M.2-2280 để tự do nâng cấp bộ nhớ. 

Cụm phím cho trải nghiệm gõ và gaming khác biệt 

Cụm bàn phím của Razer Blade 16 và ASUS ROG Zephyrus G16 cũng đem lại những trải nghiệm khác biệt rõ rệt. Razer chú trọng vào trải nghiệm chơi game nhiều hơn là soạn thảo văn bản, nên hành trình phím bấm 1.5mm sẽ nông hơn là ASUS. Trong khi đó, Zephyrus G16 chú trọng hơn cho công việc, cho cảm giác gõ êm và sướng tay hơn rất nhiều, hành trình sâu hơn đến 1.7mm.

Touchpad của Razer Blade 16 sẽ có diện tích lớn hơn là ASUS ROG Zephyrus G16, điều này có thể rõ rệt bằng mắt thường nhưng nhìn chung là cả hai đều đem lại trải nghiệm sử dụng rộng rãi và thoải mái. Độ nhanh và cảm ứng nhạy khi lướt chạm rất tốt, điều hiển nhiên cần có trong tầm giá trăm triệu. Mình có thể tự tin dùng cụm touchpad này thay cho chuột khi cần.

Xét về LED nền, công nghệ Chroma RGB của Razer vẫn là một thứ gì đó mang tính tượng đài khó bị đánh đổ. Cụm phím của Razer Blade 16 có RGB từng phím, tự do tùy chỉnh trong phần mềm Razer Synapse. Còn ASUS ROG Zephyrus G16 chỉ có cụm phím RGB 1-zone, vẫn có thể tùy chỉnh trong Armoury Crate, nhưng độ tỏa LED mờ ảo cũng thua kém Razer đôi chút.

ASUS ROG Zephyrus G16 chỉ có cụm phím RGB 1-zone
ASUS ROG Zephyrus G16 chỉ có cụm phím RGB 1-zone

Màn hình OLED của Razer đa dụng hơn ASUS

Trước tiên hãy cùng mình điểm qua thông số của 2 cụm màn hình trên Razer Blade 16 và ASUS ROG Zephyrus G16. Dù cùng sở hữu tấm nền OLED cao cấp, độ phân giải 2.5K và tần số làm mới lên đến 240Hz ưu việt. Tuy nhiên, khác biệt sẽ nằm ở độ sáng và các chuẩn gam màu. Razer có độ sáng 400 nits thấp hơn ASUS nhưng lại có đầy đủ 100% sRGB và DCI-P3. Trong khi đó ASUS nhỉnh hơn với 500 nits nhưng chỉ có DCI-P3 mà thôi.

Màn hình OLED ASUS nhỉnh hơn với 500 nits nhưng chỉ có DCI-P3
Màn hình OLED ASUS nhỉnh hơn với 500 nits nhưng chỉ có DCI-P3

Điều này nói lên rằng màn hình của Razer Blade 16 đa dụng và phù hợp đa dạng nội dung hơn là ASUS ROG Zephyrus G16. Khi mà vừa có DCI-P3 để xử lý các tác vụ chỉnh sửa, edit hình ảnh video clip, dựng phim, xử lý đồ họa 3D cao cấp; vừa có sRGB để cho trải nghiệm chơi game chân thực hơn, đắm chìm hơn với các tone màu sắc hiển thị chuẩn chỉnh, rực rỡ.

Màn hình của Razer Blade 16 đa dụng và phù hợp đa dạng nội dung hơn
Màn hình của Razer Blade 16 đa dụng và phù hợp đa dạng nội dung hơn

ASUS ROG Zephyrus G16 đúng nghĩa dành cho những Creator chuyên nghiệp hơn là Gamer lâu năm. Màn hình của G16 cực kỳ tuyệt vời cho các tác vụ đồ họa cao cấp, đa nhiệm đa tác vụ hình ảnh từ cơ bản tới đòi hỏi hiệu suất cao. Trải nghiệm chơi game trên ASUS ROG Zephyrus G16 vẫn rất đỉnh, nhưng chỉ thiếu một chút cảm giác chân thực và đắm chìm mà thôi.

Hiệu suất gaming và đồ họa vượt trội với Razer

Razer Blade 16 2025 có lợi thế rất lớn về mặt hiệu năng và cấu hình, với CPU AMD Ryzen AI 9 HX 370 12 nhân, 24 luồng so với 16 nhân, 16 luồng của Intel Core Ultra 9 285H trên ASUS ROG Zephyrus G16. Chưa dừng lại ở đó, mặc dù cùng được trang bị RTX 5090 nhưng TGP trên GPU của Razer lại là 160W, so với 120W trên thiết bị của ASUS. 

Vì vậy, không khó để biết được kẻ chiến thắng về mặt hiệu suất sẽ là ai.

Nhìn vào bảng so sánh bên dưới, có thể thấy dù Intel Core Ultra 9 285H có ăn đến 100W điện, nhiều hơn con số 78W của AMD Ryzen AI 9 HX 370 nhưng vẫn không thể bắt kịp hiệu năng trong bài benchmark Cinebench R24.

Mức tiêu thụ điện năng của GPU cũng đem lại sự khác biệt về hiệu suất đồ họa và gaming rất đáng kể. Điểm 3DMark Time Spy của RTX 5090 120W và RTX 5090 160W có chênh lệch rất lớn lên đến gần 3000 điểm. FPS trung bình khi chơi Cyberpunk 2077 độ phân giải QHD và Ultra setting trên ROG Zephyrus G16 và Razer Blade 16 lần lượt là 83 và 98, chênh lệch lên đến 15 FPS.

Bảng so sánh tiêu thụ điện năng, điểm benchmark, FPS và tiếng ồn thiết bị
Bảng so sánh tiêu thụ điện năng, điểm benchmark, FPS và tiếng ồn thiết bị

Dù chạy với hiệu suất mạnh hơn, nhưng độ ồn của quạt tản nhiệt trên Razer Blade 16 chỉ khoảng 48db khi chơi Cyberpunk 2077. Nhưng khi so tới độ ồn tối đa, thì cả hai cỗ máy ROG Zephyrus G16 và Razer Blade 16 đều không quá lớn, chỉ xấp xỉ 53db. 

Nhìn vào bảng so sánh hiệu suất đồ họa 3D, ROG Zephyrus G16 và Razer Blade 16 một lần nữa phô ra sự khác biệt cực kỳ lớn giữa TGP của 2 phiên bản RTX 5090. Phiên bản RTX 5090 160W của Razer Blade 16 nhanh hơn khoảng 20% so với phiên bản RTX 5090 120W của ROG Zephyrus G16 trong các bài kiểm tra tổng hợp 3DMarks.

Bảng so sánh hiệu suất đồ họa 3D
Bảng so sánh hiệu suất đồ họa 3D

Có một nhược điểm tồn tại không chỉ trên ROG Zephyrus G16 và Razer Blade 16 mà hầu hết những mẫu laptop gaming trang bị RTX 5000 series, đó chính là thường xuyên gặp hiện tượng drop FPS, hoặc thậm chí là nghẽn cổ chai khi chơi game ở độ phân giải Full HD.

Vì vậy, có thể nói việc chơi game ở độ phân giải Full HD là bất hợp lý trên những mẫu laptop cao cấp, sở hữu màn hình 2.5K như ROG Zephyrus G16 và Razer Blade 16. Chơi đa dạng tựa game ở độ phân giải QHD, Ultra setting, có thể thấy hiệu suất gaming trung bình của Razer nhỉnh hơn 29% so với ASUS.

Mình cũng có thử nghiệm chơi 2 tựa game Alan Wake 2 và Cyberpunk 2077 Phantom Liberty với Raytracing và Pathtracing Full. Kết quả cho thấy, khó mà có thể chơi được 2 tựa game này với độ phân giải gốc (Native) là 2560 x 1600 pixel.

Mình đã chuyển qua sử dụng DLSS upscale với nhiều cài đặt khác nhau, và đã bắt đầu có thể chơi được mượt mà tựa game này trên cả 2 thiết bị Razer và ASUS. Tuy nhiên Razer vẫn có FPS vượt trội hơn ASUS trong hầu hết các thiết lập DLSS.

Sau khi xem những bảng so sánh bên dưới, dễ dàng kết luận rằng nếu muốn sở hữu một cỗ máy gaming thật mỏng nhưng cũng thật mạnh, Razer Blade 16 2025 là một sự lựa chọn quá hiển nhiên. 

Thời lượng pin của Razer Blade 16 2025 và ASUS ROG Zephyrus G16 2025 một lần nữa cho thấy khả năng tiêu thụ điện năng ảnh hưởng như thế nào đến hiệu năng và pin. Cụ thể, dù CPU AMD Ryzen AI 9 HX 370 ăn ít điện hơn Intel Core Ultra 9 285H, nhưng GPU RTX 5090 của Razer lại ăn tới 160W, nhiều hơn ASUS. Vì vậy, ASUS sẽ có thời lượng pin tốt hơn rõ rệt.

Thời lượng pin của ASUS ROG Zephyrus G16 2025 tốt hơn Razer rõ rệt
Thời lượng pin của ASUS ROG Zephyrus G16 2025 tốt hơn Razer rõ rệt

Gaming chọn Razer, Creator chọn ASUS

Thật sự thì chẳng có ai thắng ai trong bài so sánh này, cả hai cỗ máy đến từ Razer và ASUS đều có những ưu nhược riêng. Nhưng có thể thấy rất rõ rệt, là Razer Blade 16 2025 có phần cứng và hiệu suất gaming quá tốt. Còn ASUS ROG Zephyrus G16 2025 sẽ phù hợp hơn với những Creator chuyên nghiệp, ưa di chuyển vì có thời lượng pin dài và trọng lượng nhẹ hơn mà vẫn có được hiệu năng đỉnh nhất phân khúc.

Xem thêm:

Razer Blade 16 2025 hiện chưa được mở bán chính hãng tại thị trường Việt Nam nói chung và CellphoneS nói riêng. Nhưng ASUS ROG Zephyrus G16 2025 thì lại có, bạn đọc có thể tham khảo thông tin về chiến thần Zephyrus trong phần bên dưới đây, đăng ký nhận tin, đặt hàng để có thể sớm sở hữu và trải nghiệm nhé.

[cpsSubscriber id='103476']

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tên thật là Nhật Quang, hiện đang là Content Creator tại Sforum, đã có 4 năm tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm với nhiều thiết bị công nghệ khác nhau. Đặc biệt là những món đồ về Âm thanh, Tai nghe có dây, True Wireless, Chuột và Bàn phím cơ, Laptop văn phòng và Gaming. 


Rất hân hạnh được mang đến cho bạn đọc những bài viết chuyên sâu nhất, đầy đủ thông tin nhất để cùng trải nghiệm công nghệ với mình và Sforum.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo