Trang chủThị trường
Tại sao Sony, Sharp vẫn gắn bó với mảng smartphone dù tình hình kinh doanh ảm đạm?
Tại sao Sony, Sharp vẫn gắn bó với mảng smartphone dù tình hình kinh doanh ảm đạm?

Tại sao Sony, Sharp vẫn gắn bó với mảng smartphone dù tình hình kinh doanh ảm đạm?

Tại sao Sony, Sharp vẫn gắn bó với mảng smartphone dù tình hình kinh doanh ảm đạm?

Tiz , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Tiz
Ngày đăng: 10/06/2024-Cập nhật: 10/06/2024
gg news

Tại Nhật Bản, iPhone chiếm lĩnh thị trường smartphone, bóp nghẹt những tên tuổi nội địa như Sony và Sharp. Nhưng tại sao các công ty này vẫn tiếp tục duy trì kinh doanh mảng smartphone bất chấp khó khăn.

Khi Sony ra mắt Xperia 1 VI cách đây không lâu, một số người đánh giá cao camera của chiếc điện thoại này tuy nhiên nhiều người khác lại tỏ ra khó chấp nhận mức giá lên tới 1290 USD, cao hơn cả iPhone 15 Pro Max 256GB.

Tất nhiên mức giá cao cũng đi kèm với hàng loạt nâng cấp về camera như hệ thống ống kính phức tạp, khả năng chụp xa lẫn chụp cận cảnh chất lượng, chất lượng thu âm tuyệt vời, nhiều tính năng hỗ trợ việc sáng tạo nội dung cải thiện thời lượng pin. Tuy nhiên điều đó là không đủ để Sony thu hồi vốn chứ đừng nói đến việc kiếm lời. 

Apple tại Nhật quá mạnh

Có một số lý do khiến các công ty như Sony gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư vào các mẫu máy mới. Đầu tiên là iPhone, hiện tại Apple chiếm hơn một nửa thị trường smartphone Nhật Bản tính theo số lượng xuất xưởng. Sony đứng ở vị trí thứ năm với khoảng 6%, xếp sau Apple, Sharp, Google và Samsung Electronics.

Thị trường Nhật Bản cực kỳ chuộng iPhone
Thị trường Nhật Bản cực kỳ chuộng iPhone

Xét trên bình diện toàn cầu, ngay cả Apple cũng đang gặp khó khăn. Doanh thu ròng của hãng giảm 4% trong năm xuống còn 90.8 tỷ USD trong ba tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 3. Lợi nhuận ròng giảm 2% xuống 23.6 tỷ USD, đánh dấu mức giảm đầu tiên trong bốn quý. Điều này chủ yếu là do doanh thu thuần toàn cầu từ phân khúc iPhone giảm 10%, chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu thuần của công ty.

Giá cả tại Nhật Bản đang tăng vọt

Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, hơn một nửa số smartphone được bán bởi bốn nhà mạng di động chính trong nước trong quý tháng 10 đến tháng 12 năm 2023 có giá trên 80,000 yên (trên 13 triệu đồng), trong đó các thiết bị vượt quá 100,000 yên không phải là hiếm.

Điều này là do các chính sách ngăn chặn việc mua kèm các gói cước di động cũng như việc smartphone ngày càng đắt đỏ hơn. Kết quả là người tiêu dùng đang dần rời xa những mẫu máy mới cao cấp và có xu hướng mua những sản phẩm tầm trung và sử dụng lâu dài.

Người dùng tại Nhật có xu hướng mua điện thoại tầm trung nhiều hơn
Người dùng tại Nhật có xu hướng mua điện thoại tầm trung nhiều hơn

Số lượng smartphone đã qua sử dụng được bán tại Nhật Bản trong năm tài chính 2022 đạt 2.34 triệu chiếc, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Mức tăng 10% cũng được dự đoán cho năm tài chính 2023, điều đó có nghĩa là người dùng tại Nhật đang ngày càng giảm chi tiêu cho smartphone.

Sony vẫn ra mắt điện thoại mới để giới thiệu công nghệ

Bất chấp hàng loạt khó khăn, Sony vẫn tiếp tục tung ra các mẫu máy mới vì smartphone đóng vai trò là nơi giới thiệu các công nghệ mới nhất của hãng. Mẫu máy năm 2023 là điện thoại đầu tiên trên thế giới được trang bị cảm biến mới do bộ phận bán dẫn của Sony phát triển. Theo hãng, có khả năng chụp ảnh trong môi trường tối tốt gấp đôi so với các mẫu trước đó.

Sony Xperia VI
Sony Xperia VI

Duy trì độ phủ thương hiệu

Tập đoàn Sony từng phát triển nhờ hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm thiết bị âm thanh và TV. Giờ đây, công ty đã biến giải trí trở thành trụ cột của tăng trưởng với game, phim ảnh, hoạt hình và âm nhạc hiện tạo ra hơn một nửa lợi nhuận hoạt động hợp nhất.

Tuy nhiên, các lĩnh vực giải trí người dùng có xu hướng tập trung vào bản thân các tác phẩm, diễn viên, đạo diễn, cốt truyện, nghệ sĩ… mà ít quan tâm đến tên tuổi công ty đằng sau. Đối với thiết bị điện tử, nhiều người tiêu dùng coi trọng thương hiệu, đó là lúc cái tên Xperia mang lại sức mạnh cho Sony.

Xperia mang lại sức mạnh cho thương hiệu
Xperia mang lại sức mạnh cho thương hiệu

Trong khi đó, Sharp đang đứng thứ hai trên thị trường smartphone Nhật Bản đã công bố tái cơ cấu lớn hoạt động kinh doanh màn hình LCD. Họ sẽ rút khỏi hoạt động sản xuất màn hình TV và đóng cửa một nhà máy lớn trong nước để ngăn chặn sự suy giảm thu nhập. Công ty cũng sẽ cắt giảm sản xuất màn hình smartphone tại một số địa điểm.

Tuy nhiên, Sharp vẫn tiếp tục đầu tư vào điện thoại thông minh, với việc ra mắt Aquos R9 sử dụng màn hình OLED thay vì LCD (thế mạnh của Sharp trong nhiều năm qua). Đây có thể coi là một bước đi chiến lược của Sharp nhằm duy trì sự nhận diện thương hiệu bất chấp những khó khăn của thị trường.

Sharp Aquos R9
Sharp Aquos R9

Ngoài ra, Sharp còn được biết đến với các thiết bị tiêu dùng như máy giặt, tủ lạnh và điều hòa. Công ty mẹ Đài Loan Hon Hai Precision Industry (Foxconn) dường như đã nhận ra giá trị của cái tên Sharp. 

Foxconn cho rằng thương hiệu Aquos có những người hâm mộ đã tiếp tục mua sản phẩm của họ qua nhiều thế hệ mẫu mã, việc tiếp tục sản xuất điện thoại Aquos bất chấp điều kiện thị trường giúp Sharp tiếp tục có điểm tiếp xúc với người tiêu dùng để bán thêm nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.

Tạm kết

Nhìn chung, các công ty như Sony hay Sharp tiếp tục duy trì mảng kinh doanh smartphone giống như một hoạt động quảng bá cho công nghệ mới cũng như marketing thương hiệu nhiều hơn là cố gắng tìm kiếm lợi nhuận 

Xem thêm: 

Tham khảo ngay các mẫu điện thoại Sony đang có mặt tại CellphoneS:

[Product_Info id='59593']

[Product_Info id='56698']

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Với hơn 9 năm làm nội dung công nghệ, trải nghiệm qua hàng trăm sản phẩm smartphone, laptop khác nhau, mình hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo