Trang chủThị trường
Thành lập thương hiệu con - "Trào lưu" mới nổi của các nhà sản xuất smartphone
Thành lập thương hiệu con - "Trào lưu" mới nổi của các nhà sản xuất smartphone

Thành lập thương hiệu con - "Trào lưu" mới nổi của các nhà sản xuất smartphone

Thành lập thương hiệu con - "Trào lưu" mới nổi của các nhà sản xuất smartphone

An Đông Nghệ, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
An Đông Nghệ
Ngày cập nhật: 10/03/2019
gg news
Thời gian gần đây, chúng ta liên tục chứng kiến sự ra mắt của các thương hiệu con đến từ các hãng smartphone Trung Quốc, liệu đây có phải xu hướng mới trong làng di động?

Các hãng smartphone đua nhau thành lập thương hiệu con

Vào cuối năm 2013, Huawei đã ra mắt thương hiệu phụ Honor của mình. Ban đầu, thương hiệu này chỉ bán online với các sản phẩm có cấu hình tương tự nhưng nổi bật với mức giá rẻ hơn so với các thương hiệu chính của công ty mẹ. Kể từ khi ra mắt, Honor đã tạo khác biệt bằng cách mang đến cho người dùng nhiều thiết kế và công nghệ mới nhất.

Honor có 4 dòng sản phẩm chính gồm V series, N series, X series và Lite series. Với mức giá cạnh tranh, cấu hình tốt cùng chiến lược chiêu thị thu hút, Honor đang ngày một phát triển mạnh mẽ không chỉ tại Trung Quốc mà còn vươn sang nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tính đến tháng 7/2018, Honor đã phát triển tới 74 quốc gia với hơn 80 triệu người hâm mộ trên thế giới. Đây là một cánh tay đắc lực giúp Huawei thực hiện mưu đồ thâu tóm thị trường di động

Vào tháng 5/2018, OPPO đã chính thức ra mắt thương hiệu con của mình với tên gọi Realme cùng sản phẩm đầu tiên là chiếc Realme 1, được giới thiệu tại thị trường ́Ấn Độ. Tập trung vào phân khúc giá rẻ với những chính sách giá sản phẩm vô cùng hấp dẫn, Realme đã gặt hái được nhiều thành công tại Ấn Độ và tiếp tục mở rộng ra nhiều quốc gia khác, trở thành một đối thủ đáng gờm của Xiaomi.

Tính tới thời điểm hiện tại, Realme đã trình làng các sản phẩm như Realme C1, Realme 2, Realme 2 Pro và mới đây là Realme 3. Đây là những chiếc smarphone giá rẻ được nhiều người dùng đánh giá cao bởi thiết kế bắt mắt, cấu hình ổn trong phân khúc. Hồi đầu năm nay, công ty tiết lộ đã đạt con số bốn triệu người dùng, một cột mốc đáng tự hào trên thị trường smartphone.

Không chịu thua kém đối thủ, Xiaomi tính tới thời điểm hiện tại đã có hai thương hiệu con, đó là Pocophone và Redmi. Poco được ra mắt vào giữa năm 2018, là một hướng đi táo bạo của Xiaomi khi là thương hiệu mới với cấu hình khủng và giá rẻ hơn, nhằm “đánh úp” Samsung ở thị trường Ấn Độ. Chiếc Pocophone F1 được ra mắt vào năm ngoái là một trong những chiếc smartphone phá giá nhất thị trường, góp phần định nghĩa lại phân khúc điện thoại tầm trung.

Chưa dừng lại ở đó, Xiaomi mới đây cũng đã tách dòng Redmi của mình thành một thương hiệu phụ với sản phẩm đầu tiên là Redmi Note 7, chiếc smartphone giá rẻ đã gây bão trên thị trường di động những tháng đầu năm. Redmi và Xiaomi sẽ tách ra thành hai công ty với đường đi riêng của mình.

Ngoài ra, mới đây, Vivo cũng chạy theo xu hướng này khi ra mắt một thương hiệu riêng với tên gọi iQOO, viết tắt của 'I Quest On and On'. Khác với “những đứa con” của các hãng kể trên, iQOO là thương hiệu smartphone cao cấp, đi kèm với những tính năng và công nghệ hiện đại, tách biệt với những dòng smartphone tầm trung, giá rẻ trước đó của Vivo.

Thương hiệu này đã có một màn “debut” với chiếc smartphone chơi game iQOO sở hữu cấu hình khủng cùng hàng loạt công nghệ mới tiên tiến như hệ thống làm mát buồng hơi, sạc nhanh Super FastCharge 44W, đồng thời máy cũng sở hữu thiết lập 3 camera sau thời thượng, hứa hẹn sẽ là một đối thủ đáng gờm cho chiếc Xiaomi Mi 9 được ra mắt cách đó vài ngày.

Ý đồ của chiến lược này là gì?

Vậy lí do thực sự đằng sau việc ồ ạt ra mắt thương hiệu phụ của các nhà sản xuất Trung Quốc là gì. Hãy trở lại với Honor, phải nói đây là một quân bài chiến lược thành công nhất của Huawei từ trước đến nay. Thương hiệu này hoạt động khá độc lập với công ty mẹ với chiến lược và hướng đi hoàn toàn khác, thậm chí còn cạnh tranh và gây áp lực lên Huawei ở nhiều thị trường.

Việc ra mắt thương hiệu con này giúp Huawei có thể tiếp cận nhiều thị trường hơn, từ đó tăng cường sự bành trướng của công ty trong làng di động. Chiến lược của công ty này khá rõ ràng, Honor sẽ thay Huawei nhắm đến phân khúc chuyển tiếp giữa tầm trung và cao cấp với mức giá rẻ hơn, trong khi các thương hiệu khác của Huawei sẽ có thể tập trung vào phân khúc cao cấp.

Với bước đi đầy khôn ngoan này, thương hiệu con của Huawei đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng, gần nhất là mức tăng trưởng hàng năm 170% trên thị trường quốc tế trong năm 2018. Ở thị trường trong nước, công ty đã xuất sắc giành lấy danh hiệu Thương hiệu điện tử hàng đầu tại Trung Quốc trong 9 quý liên tiếp.

Trong khi đó, Realme và công ty mẹ OPPO lại có hướng đi khá giống nhau, đều tập trung giải quyết những nhu cầu cần thiết nhất cho thế hệ trẻ với các sản phẩm tầm trung và giá rẻ. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai thương hiệu này là Realme chọn các thị trường smartphone lớn như Ấn Độ để xâm nhập trước, sau đó mở rộng ra các quốc gia khác như Việt Nam và ASEAN, ngược lại với OPPO.

Các dòng sản phẩm của Realme tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ, là sinh viên và người mới đi làm. Do đó, có thể xem Realme là quân bài giúp OPPO thực hiện ý đồ “đánh chiếm” phân khúc smartphone giá rẻ. Với sự thành công và tăng trưởng đáng kinh ngạc ở nhiều thị trường, Realme sẽ tiếp tục mở rộng sang bán hàng ngoại tuyến trong thời gian tới.

Đối với Pocophone, Xiaomi đang ấp ủ ý định chiếm lấy thị phần ở phân khúc smartphone cao cấp. Việc tung ra các sản phẩm sở hữu cấu hình cao cấp nhưng với mức giá tầm trung sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phân khúc cao cấp, nơi mà Samsung, Huawei, Apple gần như đang chiếm lĩnh.

Trong khi đó, Redmi được tách ra nhằm phục vụ cho ý đồ tăng trưởng mới của Xiaomi. Redmi tập trung vào các smartphone có hiệu năng cao với giá tốt và được phân phối chủ yếu qua các kênh bán hàng thương mại điện tử nhằm tối ưu hóa chi phí. Khi đó, Xiaomi sẽ có thể tập trung vào dòng Mi ở phân khúc trung cho đến cao cấp, được phân phối qua các kênh bán lẻ, các cửa hàng mới mở của công ty. Chiến thuật này giúp Xiaomi gỡ bỏ cái mác “hàng giá rẻ” cho mình, hướng tới những thứ cao cấp hơn.

Trái ngược với OPPO, iQOO của Vivo sẽ là quân bài cạnh tranh ở phân khúc cao cấp, góp phần nâng tầm giá trị thương hiệu của công ty. Cả Vivo và OPPO đều nổi tiếng với các sản phẩm giá rẻ đến tầm trung, do đó, khi lựa chọn mở rộng thị phần, mỗi công ty đã chọn cho mình hướng đi riêng, phù hợp với chiến lược chung của công ty mẹ BBK, một hướng đi khá an toàn.

Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất Vivo-IQOO-ra-mat-1 Vivo iQOO ra mắt: Snapdragon 855, RAM 12GB, pin 4.000 mAh, giá chỉ từ 10.4 triệu

Tạm kết


Với những thành công hiện tại, có thể thấy việc thành lập các thương hiệu phụ là một chiến thuật đúng đắn của các nhà sản xuất smartphone. Liệu trong tương lai, khi phát triển đến một mức độ nhất định, các hãng smartphone sẽ đề ra bước đi nào mới cho những thương hiệu con của mình, sẽ có thêm bao nhiêu công ty con được ra mắt trong thời gian tới, cùng chờ xem nhé.
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Bình luận (0)

sforum facebook group logo