Trang chủThủ thuật
Chụp ảnh macro và những điều cần biết
Chụp ảnh macro và những điều cần biết

Chụp ảnh macro và những điều cần biết

Chụp ảnh macro và những điều cần biết

Sforum CTV, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Sforum CTV
Ngày đăng: 04/10/2018-Cập nhật: 19/06/2021
gg news
Thiên nhiên, cảnh quan và động vật hoang dã là một trong những lĩnh vực nhiếp ảnh yêu cầukỹ thuật cao nhất, và chụp ảnh macro thường đi kèm với nhữngkỹ thuật vô cùng độc đáo. Ở bài viết tin điện thoại dưới đây, Sforum.vn sẽ giới thiệu cho bạn về chụp ảnh Macro và những điều cần biết.

Cách chụp ảnh macro và những điều bạn cần nên biết

1.Độ phóng đại

Một trong những thách thức lớn nhất trong nhiếp ảnh MACRO là khoảng cách từ ống kính đến chủ thểrất gần.Do đó độ phóng đại của chủ đề trở nên quan trọng hàng đầu.Khả năng phóng to của một ống kính đã được ghi rõtrong các thông số kỹ thuật của ống kính đó nhưng theo tôi thấy, có rất ít nhiếp ảnh gia hiểu được đầy đủý nghĩa củađộ phóngđại.

Lens chuyên dụng để chụp Macro có độ phóng đại lớn

Để hiểu được khái niệm phóng đại, bạn nên tìm hiểumột cách ngắn gọn về cách mà hình ảnh được tạo ra.Mỗi điểm trong một cảnh cụ thể đều phản chiếu tia sáng của mình về nhiều phía khác nhau.Các vật thểphía trước của ống kính đượcmáy ảnh thu lại những tia này và sau đó hội tụchúng vào cảm biến hình ảnh, tạo ra một hình chiếu trên cảm biến máyảnh.

Đây là sơ đồ đơn giản của quá trình nhiếp ảnh. Các tia sáng phản xạ từ một vật thể đi qua một thấu kính, sau đó hội tụ hình ảnh trên cảm biến của máy ảnh.

Độ phóng đại – hay chính xác hơn, tỷ lệ phóng to – chỉ đơn giản là mối quan hệ giữa kích thước của chủ thểtrên bộ cảm biến hình ảnh và kích thước của chủ thểtrong thực tế.Đây là một số ví dụ.Giả sử chúng ta đang chụp ảnh một đứa trẻ nhỏ, cao 1 mét.Hãy tưởng tượng rằng chiều cao của chiếu của đứa trẻ lên cảm biến là 1cm.Tỷ lệ phóng đại là 1cm / 100cm hoặc 1/100.Sự phóng đại thường được ghi chú bằng cách sử dụng một dấu hai chấm, vì vậy chúng ta có thể viết 1: 100, có nghĩa là đứa trẻ lớn hơn gấp 100 lần so với hình ảnh của nó như được chiếu trên cảm biến.Tương tự, nếu chủ thể là con thằn lằn dài 10cm, và chiếu trên cảm biến dài 2cm, tỷ lệ phóng đại là 2cm / 10cm hoặc 1: 5.

Khi chủ thểcủa bạn lấpđầy khung hình mà không bị cắt xén, bạn có thể dễ dàng xác định tỷ lệ phóng đại từ một hình ảnh đã chụp và kích thước thật của chủ thểđó.

Con chuồn chuồn này có sải cánh khoảng 60mm. và kích thước cảm biến là 22mm, vì vậy ta có tỷ lệ phóng đại là 22mm / 60mm, khoảng 1: 2.7.

Yêu cầuđộ phóngđại tối thiểu về độ phóng đại của việc chụp macro theo cách giải thích trên là1:1.

2. Ánh sáng

Vấn đề về chiếu sáng đủ và cân đối đối tượng có thể rất khó đểkiểm soát. Để đặt một nguồnsáng giữa máy ảnh và một chủ thể trong chụp ảnh macro rất khó để thực hiện với ống kính macro tiêu cự bình thường.Để tránh vấn đề này, nhiều nhiếp ảnh gia sử dụngống kínhmacrotelephoto, thường có độ dài tiêu cự từ 100 đến 200 mm.Đây là những điều phổ biến vì chúng cho phép khoảng cách đủ để chiếu sáng giữa camera và chủ thể.

Ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng trong chụp ảnh Macro

3. Độ sâu trường ảnh (Depth of Field - DOF)

Sự khác biệt lớn nhất giữa ảnh macro và ảnh chân dung hay phong cảnh thông thường là ở DOF mà bạn tạo ra. DOF là khu vực trong bức ảnh của bạn mà mọi vật thuộc khu vực đó đều hiện ra sắc nét, thường nằm ở một khoảng phía trước và phía sau đối tượng chính của bạn.

DOF trong các bức ảnh thông thường, ví dụ như khi bạn chụp cả gia đình đang đứng trước một bụi hoa hồng chẳng hạn, thì vùng DOF của ảnh sẽ cần rộng hơn để tất cả mọi người trong ảnh và cả bụi hoa đều được rõ nét. Với những bức ảnh như vậy, gần như bạn không phải quan tâm nhiều đến DOF, chỉ cần mọi thứ đều sắc nét là được. Khoảng cách giữa bạn và đối tượng có thể cách xa đến vài mét.

DOF trong các bức ảnh thông thường

Tuy nhiên khi chụp ảnh cánh hoa và côn trùng, vùng nét DOF có thể rất nhỏ, có khi chỉ bằng một vài centimet. Và khoảng cách giữa bạn và đối tượng cũng thu hẹp lại tương ứng.

DOF trong chụp ảnh Macro

Một giải pháp cho khó khăn về việc độ sâu trường ảnh nhỏ là bạn hãy chụp ảnh với một suy nghĩ trong đầu là DOF sẽ rất nhỏ, hãy tìm cách làm sao để vùng nét nằm ở vị trí bạn muốn. Nếu đối tượng của bạn trải rộng từ tiền cảnh tới hậu cảnh, chắc chắn sẽ có một vài phần của bức ảnh bị mờ. Nhưng nếu bạn thay đổi góc nhìn và chụp bức ảnh với đối tượng nằm vuông góc với ống kính – sao cho mọi phần của đối tượng đều có một khoảng cách bằng nhau so với ống kính máy ảnh, khi đó DOF sẽ trở nên ít quan trọng. Bạn sẽ có thể chụp bức ảnh lấy nét vào tất cả đối tượng.

4. Chống rung

Ảnh Macro bị rung

Vì chụp macroởđộ phóngđại lớn và khoảng cách rất gần nên việc chống rung làđiều hết sức cần thiếtđể cóđược một bứcảnhđủ nét. lời khuyên: bạn nên dùng tripod khi chụp thể loạiảnh này và dây bấm mền nếu bạn thật sự chú tâm trong việc chụp macro.

Sử dụng các thiết bị chống rung để có được bức ảnh Macro sắc nét

Trên đây là giới thiệu những điều cần biết về chụp ảnh Macro. Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ bài viết thủ thuật công nghệ này đến bạn bè và người thân nhé!
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Trang tin công nghệ Sforum.vn được thành lập từ năm 2012, đến nay đã hơn 10 năm tuổi. Chúng tôi vẫn không luôn ngừng đổi mới và thử nghiệm các chuyên mục, nội dung mới để phục vụ bạn đọc. Hi vọng các thông tin công nghệ, game hay mẹo vặt từ Sforum sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong đời sống cũng như có những phút giây giải trí lành mạnh.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo