Trang chủThị trường
Tìm hiểu về các công nghệ màn hình: Mini LED thực chất vẫn là LCD, Micro LED mới là công nghệ tương lai
Tìm hiểu về các công nghệ màn hình: Mini LED thực chất vẫn là LCD, Micro LED mới là công nghệ tương lai

Tìm hiểu về các công nghệ màn hình: Mini LED thực chất vẫn là LCD, Micro LED mới là công nghệ tương lai

Tìm hiểu về các công nghệ màn hình: Mini LED thực chất vẫn là LCD, Micro LED mới là công nghệ tương lai

Tiz
Ngày đăng: 09/12/2019
gg news
Gần đây xuất rất nhiều nguồn tin cho thấy Apple sẽ sử dụng tấm nền Mini LED cho các thiết bị có màn hình lớn như iPad hay MacBook. Vậy Mini LED là gì, công nghệ này có gì nổi bật hơn LCD và các công nghệ còn lại như OLED hay Micro LED hay không?Ở thời điểm hiện tại, LCD là tấm nền đang được sử dụng phổ biến nhất trên hầu hết mọi thiết bị điện tử, iPad hay MacBook cũng đang dùng công nghệ này. Chỉ có những mẫu điện thoại cao cấp mà một số lượng không nhiều sản phẩm tầm trung (đa số là của Samsung) được trang bị màn hình OLED mà thôi. Lý do chính là LCD có chi sản xuất thấp hơn rất nhiều, nhiều nhà cung cấp màn hình có thể sản xuất số lượng lớn. Còn OLED hiện tại phần lớn vẫn phụ thuộc vào Samsung, LG và gần đây mới có thêm BOE của Trung Quốc.

Sản xuất tấm nền Micro LED vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chính vì vậy Mini LED sẽ là lựa chọn thay thế tuyệt vời trong thời điểm này. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về mỗi loại tấm nền và ưu nhược điểm từng loại.

LCD

LCD là tên gọi chung của màn hình tinh thể lỏng, công nghệ này đã có rất nhiều năm phát triển và cũng được chia làm nhiều loại khác nhau. Hiện tại loại LCD phổ biến đang được sử dụng là IPS.IPS là viết tắt cho cụm từ In-plane Switching là một công nghệ màn hình được phát triển trên nền tảng LCD, khắc phục những nhược điểm của công nghệ TN trước đây như độ góc nhìn hẹp, màu sắc kém chính xác.

Về cơ bản, phương pháp In-plane switching liên quan đến việc sắp xếp và chuyển đổi các định hướng của các phân tử tinh thể lỏng (LC) theo chiều ngang giữa những lớp kính nền, qua đó giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và cho ra màu sắc hiển thị tốt hơn.So với OLED thì IPS có giá thành rẻ hơn, nhiều nhà sản xuất có khả năng cung cấp nên sản lượng dồi dào tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như tốn nhiều năng lượng, độ tương phản không cao, không linh hoạt và không thể làm mỏng như OLED. Vì cơ bản IPS vẫn là LCD nên nó cần phải có đèn nền, màu đen của màn hình không thể đen hoàn toàn và một tấm nền IPS được cấu tạo bởi nhiều lớp.

OLED

OLED - viết tắt của Organic Light Emitting Diode là công nghệ màn hình sử dụng diode hữu cơ để phát sáng. Màn hình này có các điểm ảnh tự phát sáng chứ không cần đến đèn nền. Chính vì vậy tấm nền OLED mang rất nhiều ưu điểm như độ tương phản theo lý thuyết là vô cực (vì khi hiển thị màu đen điểm ảnh không phát sáng, độ sáng bằng 0), có thể làm linh hoạt (làm cong, uốn dẻo…), tiết kiệm điện, góc nhìn rộng, hiển thị tuyệt vời dưới ánh nắng.Super AMOLED của Samsung chính là một loại OLED nhưng đã được công ty đăng ký độc quyền với một số tinh chỉnh mang đến chất lượng hiển thị hoàn hảo hơn. Cũng chính vì độc quyền cũng như năng lực sản xuất lơn, Samsung vẫn là nhà cung cấp OLED lớn nhất và chất lượng nhất.Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng chi phí sản xuất OLED rất cao, cũng vì thế những thiết bị lớn như máy tính bảng, laptop rất hiếm có sản phẩm nào dùng màn hình OLED. Ngoài ra OLED cũng có một số nhược điểm như tuổi thọ không cao bằng IPS, chưa kể nếu hiển thị một hình ảnh tĩnh quá lâu sẽ bị burn-in (hiện tượng lưu ảnh). Tốc độ làm tươi trên OLED cũng không cao, vài năm trước hiện tượng bóng mờ trên những chiếc điện thoại Samsung thấy khá rõ, nhưng hiện tại đã được khắc phục khá nhiều.

Mini LED

Về bản chất thì đây chính là màn hình LCD nhưng được cải thiện chất lượng nhờ sử dụng những bóng LED siêu nhỏ (nhưng chưa nhỏ đến mức làm điểm ảnh như Micro LED). Số lượng bóng LED làm đèn nền trong một chiếc màn hình 6 inch có thể là 4000 bóng.Bên cạnh ưu điểm về chi phí sản xuất, Mini LED cũng cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, độ tương phản cao hơn nhiều so với LCD thông thường, với những mảng đen lớn có thể tắt cục bộ tất cả đèn nền ở khu vực đó cho màu đen sâu hơn, tất nhiên là không thể bằng OLED hay Micro LED. Ngoài ra, Mini LED cũng có một số ưu điểm so với OLED nhưng không bị burn-in, tuổi thọ dài hơn, ít bị suy giảm khả năng hiển thị theo thời gian.Một số hãng smartphone Trung Quốc như Huawei, OPPO, Vivo đang có kế hoạch sử dụng công nghệ này cho sản phẩm của họ trong tương lai gần. Và nếu những thông tin gần đây là đúng thì Apple cũng đang rất quan tâm đến công nghệ này.Việc sử dụng Mini LED sẽ giúp Apple dễ dàng tìm được nguồn cung ứng lớn, chất lượng tốt hơn màn hình LCD hiện tại nhưng chi phí sản xuất không bị tăng nhiều.

Micro LED

Cũng giống như OLED, Micro LED cũng sử dụng các điểm ảnh tự phát sáng, tức là không cần đèn nền. Chỉ khác ở chỗ OLED sử dụng diode hữu cơ, Micro LED thì sử dụng diode vô cơ hay chính là những bóng LED siêu nhỏ.Dễ hình dung hơn thì Micro LED hoạt động giống màn hình LED của bảng quảng cáo hay sân khấu, chỉ khác là các bóng LED này siêu nhỏ mà thôi, công nghệ thì không hề mới nhưng để làm nhỏ nhưng bóng LED vô cơ đến mức không nhìn thấy là cả một bước phát triển đột phá của công nghệ.Micro LED có độ sáng cao hơn cả OLED, tiết kiệm điện hơn, bền hơn, tốc độ làm tươi cao hơn cả LCD truyền thống, khắc phục hầu hết những nhược điểm của 3 loại màn hình kể trên. Tuy nhiên sẽ cần thêm nhiều thời gian, nếu muốn chuyển sang sản xuất Micro LED số lượng lớn các nhà sản xuất màn hình sẽ phải thay thế hoàn toàn các dây chuyền sản xuất hiện tại với chi phí đắt đỏ.Hiện tại thì Samsung vẫn là một trong những nhà sản xuất đi đầu về công nghệ này, hồi 2017 công ty Hàn Quốc đã giới thiệu một màn hình cỡ lớn cho rạp chiếu phim sử dụng Micro LED, tuy nhiên với kích thước lớn nên việc chế tạo điểm ảnh không quá khó khăn. Tại IFA 2018 Samsung tiếp tục gây bất ngờ với mẫu màn hình mang tên The Wall với kích thước 146 inch độ phân giải 4K. Trong năm nay Samsung cũng tiếp tục giới thiệu thêm nhiều mẫu TV Micro LED nữa nhưng điểm chung là chúng có giá siêu đắt.Dễ thấy, Micro LED chính là tương lai của công nghệ hiển thị, nhưng đến bao giờ mới phổ biến được trên những chiếc điện thoại, máy tính bảng hay laptop vẫn còn là dấu hỏi. OLED được Samsung sử dụng trên smartphone của mình từ 2010, 9 năm sau OLED vẫn chỉ xuất hiện chủ yếu trên những mẫu điện thoại cao cấp và gần như chưa xuất hiện trên tablet và laptop.Hi vọng lớn nhất không nằm ở Samsung, mà chúng ta phải hi vọng có nhiều nhà sản xuất khác như LG và các công ty Trung Quốc bắt kịp công nghệ Micro LED thì việc phổ biến chúng mới sớm thực hiện được.Trong khi chờ đợi Mico LED phát triển, trong vài năm tới Mini LED hứa hẹn sẽ là lựa chọn của nhiều nhà sản xuất. Những chiếc iPhone đầu bảng gần như vẫn tiếp tục sử dụng OLED thêm nhiều năm nữa, phiên bản iPhone giá rẻ hơn (kế nhiệm của iPhone 11 trong tương lai), iPad và MacBook trong tương lai có thể chuyển sang dùng Mini LED để cải thiện chất lượng.
avatar Tiz
QTV
Tiz Bài đã đăng: 2127

Với hơn 9 năm làm nội dung công nghệ, trải nghiệm qua hàng trăm sản phẩm smartphone, laptop khác nhau, mình hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích.