Trang chủTư vấnMáy tính
Cẩn thận với 5 tính năng CPU “làm màu” mà ít người dùng thực sự cần
Cẩn thận với 5 tính năng CPU “làm màu” mà ít người dùng thực sự cần

Cẩn thận với 5 tính năng CPU “làm màu” mà ít người dùng thực sự cần

Cẩn thận với 5 tính năng CPU “làm màu” mà ít người dùng thực sự cần

Trường An, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Trường An
Ngày đăng: 25/05/2025-Cập nhật: 25/05/2025
gg news

Nhiều CPU hiện nay được quảng bá rầm rộ với hàng loạt tính năng hiện đại, nhưng không phải công nghệ nào cũng thật sự hữu ích cho người dùng phổ thông. Dưới đây là 5 tính năng tưởng chừng “cao cấp” nhưng thực tế lại khó tận dụng – có thể khiến bạn tốn tiền oan khi chọn mua CPU mới.

Khi mua CPU mới, hẳn bạn sẽ cân nhắc cả bài đánh giá chi tiết lẫn điểm benchmark để có cái nhìn toàn diện. Tuy nhiên, không phải tính năng nào được hãng "trình làng" cũng phù hợp với nhu cầu thực tế của bạn.

Top 5 tính năng vô dụng trên CPU mà có thể bạn chưa biết
Top 5 tính năng vô dụng trên CPU mà có thể bạn chưa biết

Xem thêm: HDD vẫn là lựa chọn tối ưu hơn SSD trong 4 trường hợp này

 5 tính năng "xịn" trên CPU nhưng vô dụng với người dùng phổ thông

Phần lớn người dùng chỉ cần một con CPU đủ mạnh, hợp túi tiền, có thể theo kịp GPU và mang lại hiệu năng ổn định. Trong trường hợp đó, bạn chợt nhận ra rằng có nhiều công nghệ chẳng giúp ích được gì cho nhu cầu của bạn. Hãy cùng xem, những tính năng nào trông "vô dụng" đối với người dùng hiện nay nhé.

1. CPU nhiều nhân: 8, 12 hay 16 nhân không đồng nghĩa với hiệu năng tốt hơn

CPU với 8, 12 hoặc 16 nhân? Nghe thì rất ấn tượng, nhưng lợi ích thực tế đối với phần lớn người dùng lại khá hạn chế. Giả sử bạn đang build một dàn máy PC dưới 1,500 USD (khoảng 39.97 triệu đồng) và cần một CPU đủ khỏe để kết hợp với card đồ họa tầm trung. Trong trường hợp này, bạn sẽ chi bao nhiêu tiền cho CPU? Tính sơ sơ thì bạn không thể chi quá 250 USD (khoảng 6.45 triệu đồng).

Người dùng phổ thông chẳng thể xài hết nhân cao trong CPU
Người dùng phổ thông chẳng thể xài hết nhân cao trong CPU

Đó là lý do vì sao CPU 6 nhân hiện nay là lựa chọn tối ưu cho phần lớn người dùng công nghệ. Trừ khi bạn cần một chip cấp độ workstation (máy trạm), còn lại thì CPU 6 nhân là đủ về cả hiệu năng lẫn chi phí. Những con CPU 6 nhân cũng đủ chất lượng khi kết hợp cùng GPU mạnh mà vẫn duy trì trải nghiệm mượt mà, không giật lag đáng kể.

Ví dụ, Ryzen X3D 8 nhân có hiệu suất chơi game vượt trội, nhưng bạn sẽ cảm thấy đáng tiền khi kết hợp với GPU cao cấp. Dĩ nhiên rằng, đa phần các CPU 8 nhân còn lại cũng không cần thiết với người dùng phổ thông.

2. NPU – Bộ xử lý AI trong CPU: Nghe hiện đại nhưng bạn có dùng tới?

Có một sự thật rằng, AI đang ngày càng phát triển và các nhà sản xuất cũng tích hợp chip xử lý AI ngay trong CPU, đó là NPU (Neural Processing Unit). Những dòng chip mới nhất như Intel Arrow Lake cho desktop và Ryzen AI 300 cho laptop được trang bị NPU để tăng tốc các tác vụ AI. Nghe thì hiện đại, nhưng việc tận dụng hiệu quả tính năng này lại không hề đơn giản.

Người dùng cần CPU hiệu quả hơn là NPU
Người dùng cần CPU hiệu quả hơn là NPU

Hiện tại, NPU chủ yếu xuất hiện trên laptop, hỗ trợ tạo ảnh bằng AI và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Trên desktop, những tác vụ AI nặng vẫn tốt hơn khi xử lý bằng GPU rời. Nhìn chung, phần lớn người dùng không quá quan tâm tới việc tăng khả năng xử lý AI. Cái mà người dùng đang cần đó là một con chip nhanh, hiệu quả và hợp túi tiền.

3. PCIe 5.0: Công nghệ nhanh nhất nhưng bạn có cần đến không?

Có thể bạn đã quen với "PCIe" + số (thế hệ) và công nghệ PCIe 5.0 đã nhanh chóng xuất hiện trên các SSD hiện đại. PCIe 5.0 là chuẩn mới nhất và đánh dấu sự đột phá cho các thiết bị phần cứng tiên tiến, chẳng hạn như card đồ họa hoặc SSD Gen 5. Nghe thì có vẻ hấp dẫn nhưng thực tế, nhưng hiệu năng thực tế có thật sự khác biệt đáng kể?

Công nghệ PCIe 5 vẫn chưa thật sự cần thiết
Công nghệ PCIe 5.0 vẫn chưa thật sự cần thiết

Cầm trong tay con card đồ họa PCIe 5.0, bạn sẽ nhận ra rằng con card này vẫn sẽ hoạt động ổn định khi lắp đặt với khe PCIe 4.0, thậm chí là chuẩn PCle 3.0. SSD PCIe 5.0 mang đến tốc độ đọc/ghi cực cao, nhưng các chuyên gia thấy rằng thời gian khởi động, load game hay trải nghiệm chơi game đều không cải thiện nhiều so với SSD Gen 4.

Nếu CPU bạn không hỗ trợ PCIe 5.0 (chẳng hạn như dòng AMD AM4) thì điều này cũng không ảnh hưởng gì đến trải nghiệm thông thường của bạn, thậm chí mức độ ưu tiên đầu tư cho công nghệ này cũng chưa thật sự cần thiết.

4. Đồ họa tích hợp (iGPU): Cần thiết hay chỉ tốn tiền?

Công bằng mà nói, card đồ họa tích hợp (iGPU) gần như "vô nghĩa" đối với game thủ (dùng laptop, PC tích hợp card đồ họa rời). Chỉ khi bạn cần xác định xem card đồ họa rời có bị lỗi hoặc gặp vấn đề hay không thì iGPU mới được sử dụng đến.

Card đồ họa tích hợp có thật sự cần thiết với game thủ
Đồ họa tích hợp có thật sự cần thiết với game thủ?

Có thể bạn nghĩ rằng, việc chọn mua CPU không có iGPU chẳng tiết kiệm được bao nhiêu, nhưng 50 USD (khoảng 1.3 triệu đồng) cũng không phải là số tiền nhỏ (nhất là với người dùng đang tối ưu ngân sách một cách tối đa). Với số tiền trên, bạn có thể đầu tư và nâng cấp bộ nguồn hoặc case bên ngoài tốt hơn rất nhiều.

5. CPU mở khóa (Unlocked multiplier): Có còn đáng để ép xung?

Hệ số nhân mở khóa (Unlocked multiplier) không còn quá xa lạ với dân công nghệ. Trong đó, từ “unlocked" tạo nên sự tò mò và chờ đợi khai phá, ấy nhưng tính năng này lại không còn quá quan trọng nữa.

Khi CPU có hệ số nhân mở khóa, đồng nghĩa rằng bạn có thể ép xung nhằm tăng tốc độ xung nhịp (vượt mức nhà sản xuất đặt ra). Tuy nhiên, việc ép xung CPU không còn là yếu tố quan trọng, khi mà các CPU hiện nay đều có thể tăng khả năng hoạt động lên mức tối đa.

Hệ số nhân mở khóa là điều bạn nên cân nhắc
Hệ số nhân mở khóa là điều bạn nên cân nhắc

Thêm nữa, việc ép xung không quá quan trọng với người dùng phổ thông. Chưa kể rằng, việc ép xung sẽ làm mức tiêu thụ điện và tản nhiệt nhiều hơn rất nhiều. Việc ép xung đòi hỏi người dùng phải đối mặt với nhiều vấn đề: từ nhiệt độ, điện năng đến độ bền linh kiện.

Đừng để tính năng CPU "nghe cho oách" đánh lừa bạn

Việc lựa chọn CPU là điều quan trọng, nhưng bạn đừng để điều này ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Bạn vẫn nên tham khảo thông số và những điểm mạnh của CPU (được các hãng sản xuất truyền thông), tuy nhiên bạn vẫn nên ưu tiên việc xem các bài đánh giá hoặc trải nghiệm thực tế, qua đó lựa chọn được một con CPU phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.

Xem thêm: 

Có thể thấy, CPU đóng vai trò không thể thiếu đối với dân công nghệ, đòng thời bạn cần có một cái nhìn khách quan hơn để tối ưu chi phí và có lựa chọn đúng đắn. Đừng quên rằng, CellphoneS chúng mình đang có bán hàng loạt CPU với nhiều tầm giá khác nhau. Click vào đường link bên dưới để tham khảo nhé:

[Product_Listing categoryid="1010" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/linh-kien/cpu.html" title="Các dòng CPU đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Mình yêu công nghệ và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mình chuyên về trải nghiệm trên tay, đánh giá các sản phẩm công nghệ. Cám ơn các bạn vì đã đọc, đừng quên theo dõi mình ở các trang mạng xã hội khác nhé!

Bình luận (0)

sforum facebook group logo