Từ đồng âm là gì? Phân loại và lưu ý dùng trong tiếng Việt


Trong khi nói và viết, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều từ đồng âm đọc, viết giống nhau nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Vậy từ đồng âm là gì và làm thế nào để có thể phân biệt giữa từ đồng nghĩa với từ đồng âm? Hãy cùng Sforum đi tìm hiểu kỹ hơn về loại từ này và giải thêm các bài tập vận dụng qua bài viết dưới đây nhé.
Từ đồng âm là gì?
Từ đồng âm là các từ khi viết và phát âm thì giống hệt nhau nhưng lại mang ý nghĩa không giống nhau. Để hiểu hơn về khái niệm trên, bạn hãy theo dõi ví dụ từ đồng âm dưới đây của Sforum nhé:
Ví dụ: Hôm qua, ba mua cho em ba cái kẹo mút.
Trong câu trên, từ “ba” đầu tiên là danh từ chỉ người, từ “ba” thứ hai là từ chỉ số lượng. Mặc dù có cùng âm là “ba” nhưng hai từ này lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau, do đó chúng được gọi là từ đồng âm.

Sử dụng điện thoại thông minh để tra thông tin từ đồng âm là gì là lựa chọn của rất nhiều người. Hãy ghé ngay gian hàng bên dưới của CellphoneS để tham khảo các mẫu điện thoại mới nhất bạn nhé.
[Product_Listing categoryid="3" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile.html" title="Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Tác dụng của từ đồng âm là gì?
Sau khi đã biết được từ đồng âm là từ gì, bạn cũng nên tìm hiểu tác dụng và ý nghĩa của từ đồng âm. Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là thể loại văn học dân gian thường sử dụng từ đồng âm để tăng tính nghệ thuật, tạo nên sự hài hước và thú vị cho câu văn.
Thông qua việc sử dụng các từ đồng âm, người viết có thể sáng tạo ra những câu văn nhiều tầng nghĩa với sự hài hước châm biếm đầy thú vị. Điều này không chỉ làm nên sự hứng thú cho người đọc, mà còn thể hiện tài năng sử dụng từ ngữ của chính tác giả.

Phân biệt từ đồng âm trong tiếng Việt
Để hiểu kỹ hơn về từ đồng âm, bạn không chỉ tìm hiểu ý nghĩa của từ đồng âm mà còn cần cách phân biệt các loại chúng. Hãy cùng Sforum đi tìm hiểu các loại từ đồng âm có trong tiếng Việt qua phần nội dung dưới đây bạn nhé.
Đồng âm từ vựng
Đồng âm từ vựng là các từ khi viết và phát âm thì giống hệt nhau nhưng lại không giống nhau về mặt ngữ nghĩa. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, Sforum có ví dụ về đồng âm từ vựng như sau:
Ví dụ: Má tôi làm nước ép rau má rất ngon.
Trong câu trên, từ “má” trong “má tôi” là danh từ chỉ người, từ “má” trong “rau má” là từ chỉ tên của loại rau. Mặc dù có cùng âm là “má” nhưng hai từ này lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau, do đó chúng được xếp vào loại đồng âm từ vựng.

Đồng âm từ với tiếng
Đồng âm từ với tiếng là trường hợp các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ, và kích thước ngữ âm của chúng đều không vượt quá một tiếng.Để giúp bạn hiểu rõ hơn, Sforum có ví dụ về đồng âm từ với tiếng như sau:
Ví dụ: Hôm nay bố em mời khách về nhà ăn cơm, mọi người cùng nhau trò chuyện và cười đùa khanh khách.
Trong câu trên, từ “khách” đầu tiên là danh từ, từ “khách” thứ hai là từ tượng thanh, chúng đồng âm nhưng khác nhau về cấp độ nên được xếp vào loại đồng âm từ với tiếng.
Đồng âm qua phiên dịch
Đồng âm qua phiên dịch là những từ được vay mượn nước ngoài có cách viết và phát âm giống như từ thuần Việt. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, Sforum có ví dụ từ đồng âm qua phiên dịch như sau:
Ví dụ: Trước đây, Phong là cầu thủ sút bóng đỉnh cao, nhưng bây giờ năng lực của anh ấy đã giảm sút đi rất nhiều.
Trong câu trên, từ “sút” đầu tiên là vay mượn của từ “shoot” trong tiếng Anh, từ “sút” trong “giảm sút” là từ thuần Việt, do đó chúng được xếp vào loại đồng âm qua phiên dịch.

Đồng âm từ vựng - ngữ pháp
Đồng âm từ vựng - ngữ pháp là các từ có cùng cách phát âm nhưng xét về mặt từ loại thì lại khác hẳn nhau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, Sforum có ví dụ từ đồng âm từ vựng - ngữ pháp như sau:
Ví dụ: Chúng tôi cùng ngồi xuống bàn đề bàn bạc cách giải quyết cho vấn đề của hai bên.
Trong câu trên, từ “bàn” đầu tiên là danh từ chỉ đồ vật, từ “bàn” thứ hai trong “bàn bạc” là động từ. Mặc dù có cùng âm là “bàn” nhưng hai từ này lại hai loại từ hoàn toàn khác nhau, do đó chúng được xếp vào loại đồng âm từ vựng - ngữ pháp.
Phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm
Rất nhiều bạn nhầm lẫn từ đồng âm với từ đồng nghĩa nhưng đây lại là hai loại từ hoàn toàn khác nhau. Trong đó, khái niệm từ đồng âm đã được Sforum giới thiệu ở trên, còn từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc tương đồng với nhau. Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại này là từ đồng âm không thể thay thế được, còn với từ đồng nghĩa thì có thể thay thế bằng các từ mang nghĩa tương tự với nó.

Những lưu ý khi áp dụng từ đồng âm là gì?
Mặc dù ý nghĩa của từ đồng âm là giúp tăng tính nghệ thuật và sự hài hước thú vị, nhưng khi sử dụng loại từ này bạn cũng nên lưu ý các điều sau:
- Hiểu được ngữ nghĩa của các từ đồng âm để có thể sử dụng một cách phù hợp.
- Chú ý sử dụng từ đồng âm đúng ngữ cảnh, tránh gây ra hiểu lầm giữa mình và người nghe.
- Có thể sử dụng từ đồng âm để tăng tính thú vị, hài hước cho cuộc hội thoại.

Tổng hợp các bài tập vận dụng từ đồng âm
Sau khi đã hiểu rõ từ đồng âm là từ gì, bạn hãy làm cùng Sforum giải các bài tập dưới đây nhé:
Bài 1: Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm?
Lời giải gợi ý: Tôi cá là anh ấy sẽ không câu được con cá nào.
Bài 2: Em hãy giải thích nghĩa của từ đồng âm có ở câu sau: Chín quả xoài đều đã chín vàng.
Lời giải gợi ý: Từ “chín” đầu tiên chỉ số lượng, từ “chín” thứ hai chỉ quả xoài này đã chín vàng và có thể ăn được.
Bài 3: Em hãy giải thích nghĩa của từ đồng âm có ở 4 câu thơ sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Lời giải gợi ý: Từ “lợi” trong câu thơ thứ 2 chỉ lợi ích, từ “lợi” trong câu thơ thứ 4 chỉ bộ phận cơ thể.

Như vậy qua bài viết trên, Sforum đã giới thiệu đến bạn khái niệm từ đồng âm là gì cũng như tác dụng của loại từ này. Hãy tham khảo thêm cách phân biệt từ đồng âm, từ đồng nghĩa và làm các bài tập vận dụng để hiểu bài rõ hơn và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra tiếng Việt sắp tới bạn nhé.
