Từ ghép là gì? Vai trò, phân loại và cách nhận biết từ A-Z


Khi nghiên cứu từ ngữ Việt Nam, có nhiều bạn sẽ thắc mắc từ ghép là gì. Đây là một loại từ phổ biến, nó có thể xuất hiện trong giao tiếp hằng ngày, văn bản học thuật hoặc thơ ca. Để diễn đạt và giao tiếp với từ ghép bạn cần hiểu rõ cấu trúc cũng như cách sử dụng của từ. Trong bài viết này, Sforum sẽ hướng dẫn những thông tin về từ ghép tổng hợp là từ gì, ví dụ, phân biệt từ ghép và từ láy để bạn hiểu rõ.
Từ ghép là từ gì?
Từ ghép là một trong hai loại từ phức trong cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt. Nó là sự hợp thành của hai hoặc nhiều từ có ý nghĩa. Các từ này có quan hệ về mặt ngữ nghĩa nhưng không nhất thiết phải giống nhau. Khi ghép lại, chúng có thể mang nghĩa tương đương hoặc trở thành từ độc lập hoàn toàn mới.
Ví dụ từ ghép “hoa quả” không chỉ đề cập đến “hoa” và “quả” mà là từ để chỉ các loại trái cây nói chung. Một số ví dụ khác:
- Giày dép
- Trường lớp
- Đất nước
- Bạn bè
- Sách giáo khoa
- Nước ép cam

Vai trò của từ ghép là gì?
Từ ghép chiếm một phần lớn từ vựng, đóng góp vào sự giàu đẹp và phong phú của ngôn ngữ. Nó giúp diễn đạt, định nghĩa các từ trong cả văn viết lẫn văn nói. Từ ghép góp phần làm câu văn trở nên logic, hàm súc và đảm bảo yêu cầu ngữ nghĩa trong giao tiếp. Nếu đã biết được từ ghép là gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vai trò của loại từ này nhé.
Làm phong phú thêm ngôn từ
Từ ghép đóng một vai trò hết sức quan trọng khi góp phần làm tiếng Việt trở nên phong phú, giàu đẹp hơn. Việc ghép các từ đơn lại để trở thành một từ mới với tầng nghĩa mới sẽ giúp làm tăng vốn từ vựng. Hơn hết, từ ghép còn góp phần rất lớn trong việc cải thiện vốn từ vựng và nâng cao hiệu quả giao tiếp. Việc hiểu từ ghép là gì cũng như sử dụng thành thạo sẽ giúp ngôn ngữ ngày càng trở nên đa dạng hơn.

Diễn đạt ý nghĩa chính xác
Một đặc trưng của từ ghép đó là tính cụ thể hóa. Nhờ đó, con người có thể mô tả sự vật, sự việc đơn giản hơn. Đồng thời, người nghe, người đọc cũng dễ dàng hiểu được nội dung về các sự vật sự việc, hiện tượng được nhắc đến. Khi bạn sử dụng thành thạo và hiểu được cách dùng từ ghép thì việc diễn đạt sẽ trở nên sâu sắc, rõ ràng. Từ đó, phản ánh chính xác góc nhìn, thông điệp của bản thân.

Góp phần tạo ra ngôn ngữ chuyên ngành
Khi ghép từ, chúng ta sẽ tạo ra một từ mới phục vụ cho nhu cầu giao tiếp và diễn đạt. Ngôn ngữ chuyên ngành là ví dụ chính xác, thực tế nhất trong việc ứng dụng từ ghép. Việc tạo ra từ chuyên ngành sẽ tăng hiệu quả trong việc mô tả, định nghĩa và giao tiếp trong cộng đồng chuyên môn. Những người có cùng chuyên ngành sẽ dễ truyền đạt thông tin cho nhau.

Tiết kiệm ngôn ngữ, truyền tải nhanh
Vai trò của từ ghép là gì trong việc tiết kiệm ngôn ngữ? Để hiểu rõ điều này, chúng ta cần biết tính chất của từ này đó là sự ngắn gọn, súc tích. Nó giúp mô tả các định nghĩa phức tạp chỉ bằng việc kết hợp 2 hoặc nhiều từ với nhau.
Từ đó, từ ghép đảm bảo tính chính xác, nhanh gọn trong việc truyền tải thông tin. Bên cạnh đó, loại từ này còn tạo sự hàm súc trong những câu văn nhưng vẫn thể hiện rõ nghĩa.

Với một chiếc điện thoại chất lượng, bạn có thể sử dụng để tra từ và tìm kiếm thông tin về từ ghép. Hãy đến ngay cửa hàng của Sforum để chọn cho mình một chiếc điện thoại chính hãng với ưu đãi khủng trong ngày tựu trường. Hoặc bạn có thể xem qua các mẫu điện thoại được Sforum giới thiệu dưới đây.
[Product_Listing categoryid="3" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile.html" title="Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Có những loại từ ghép nào?
Phân loại từ ghép là gì? Đó là cách chia từ ghép thành các nhóm khác nhau dựa theo những tiêu chí về yếu tố cấu thành. Hiện nay, nó được phân loại dựa trên cấu trúc, quan hệ ngữ nghĩa, thành phần cấu tạo và nguồn gốc của từ. Tìm hiểu ngay để biết từ ghép đẳng lập, thuần Việt, chính phụ, từ ghép tổng hợp là gì nhé.
Theo quan hệ ý nghĩa giữa các tiếng
Nếu bạn muốn phân loại từ ghép theo quan hệ về nghĩa giữa các thành phần cấu tạo thì có 2 loại sau:
- Từ ghép đẳng lập: Loại từ mà các tiếng tạo thành có vị trí và vai trò ngang nhau và hoàn toàn độc lập. Khi kết hợp lại thành từ ghép thì nó sẽ tạo thành từ mới với nghĩa rộng hơn. Ví dụ: “Bàn ghế”, “Chén đĩa”,...
- Từ ghép chính phụ: Yếu tố chính phụ trong từ ghép này là gì? Từ ghép có cấu tạo từ 1 thành phần chính và 1 thành phần phụ (bổ sung cho tiếng chính). Thường thì nghĩa của từ ghép chính phụ sẽ là của từ chính, từ phụ chỉ có nhiệm vụ làm rõ hoặc cụ thể hóa ý. Ví dụ: “Máy bay”, “Đèn điện”,...

Theo cách thức biểu hiện nghĩa
Dựa theo cách thức biểu hiện nghĩa, ta cũng có thể phân loại từ ghép, cụ thể là:
- Từ ghép tổng hợp: Nếu bạn muốn biết từ ghép tổng hợp là gì thì đó chính là từ mang nghĩa bao quát các thành phần tạo nên nó. Tuy nhiên, nghĩa của từ mới không phải là sự cộng gộp của các tiếng. Ví dụ: “Cân đối” (Tương xứng, hài hòa), “Sinh hoạt” (Hoạt động đời sống thường ngày).
- Từ ghép phân loại: Từ ghép giúp người nghe phân biệt, phân loại sự vật. Nó được cấu thành từ 2 yếu tố 1 chính, 1 phụ, trong đó yếu tố phụ sẽ chỉ rõ đặc trưng của ý chính. Nghĩa của từ ghép sẽ hẹp hơn từ chính. Ví dụ như “Hoa mai”, “Tranh sơn dầu”, “Sinh tố dâu”.

Theo số lượng tiếng
Trong ngữ pháp tiếng Việt, từ ghép có thể được phân loại theo số lượng của tiếng cấu thành.
- Từ ghép đôi: Từ được tạo nên từ 2 tiếng như “Xe đạp”, “Quần áo”, “Ly nước”,...
- Từ ghép ba: Từ được cấu tạo từ 3 tiếng như “Cối xay gió”, “Trường đại học”, “Nước ép thơm”,...
Trong ngôn ngữ thường ngày thì từ ghép đôi và từ ghép ba là phổ biến nhất. Việc phân loại theo số lượng tiếng có thể giúp người học hiểu rõ cấu trúc câu cũng như cách sử dụng từ chuẩn nhất.

Theo nguồn gốc của từ
Để phân biệt theo tiêu chí này, trước hết bạn phải biết được nguồn gốc của các tiếng tạo nên từ ghép là gì. Hãy tìm hiểu 2 loại từ ghép sau, bạn sẽ hiểu:
- Từ ghép thuần Việt: Các tiếng tạo thành sẽ có nguồn gốc từ tiếng Việt và thường xuất hiện nhiều trong những cuộc trò chuyện, giao tiếp thường ngày. Ví dụ: “Bàn ghế”, “Đất trời”, “Núi sông”.
- Từ ghép Hán Việt: Là từ ghép có cấu tạo gồm các từ với nguồn gốc từ tiếng Hán nhưng đã được Việt hóa, sử dụng trong ngôn ngữ tiếng Việt. Từ ghép Hán Việt thường mang ý nghĩa sâu sắc, được dùng rộng rãi trong văn học và các lĩnh vực chuyên môn. Ví dụ: “Thi sĩ”, “Giang sơn”, “Mẫu tử”, “Thiên địa”.

Cách nhận biết từ ghép trong tiếng Việt
Từ ghép và từ láy khá giống nhau khi đều là từ phức được hợp thành từ 2 tiếng trở lên. Vậy yếu tố khác biệt giúp nhận biết từ ghép là gì? Hãy dựa vào các đặc trưng riêng sau:
- Số lượng tiếng: Từ ghép được tạo ra bằng cách gộp 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa lại với nhau.
- Quan hệ ngữ nghĩa giữa các tiếng: Các tiếng thường có mối liên hệ về nghĩa. Chúng có thể ngang hàng với nhau (đẳng lập) hoặc có một tiếng làm chính, một tiếng bổ sung (chính phụ).
- Cách thể hiện nghĩa: Từ ghép có thể mang nghĩa tương tự hoặc hoàn toàn khác biệt so với từng tiếng riêng lẻ.
- Ngữ cảnh sử dụng: Từ thường được dùng để phản ánh một đối tượng cụ thể.

Phân biệt từ ghép và từ láy
Bạn đã biết sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép là gì hay chưa? Đây đều là hai loại từ phức có cấu tạo khá giống nhau nên nhiều người rất dễ nhầm lẫn. Để giúp bạn phân biệt, Sforum đã xét theo các tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí |
Từ ghép |
Từ láy |
Cấu tạo |
Bao gồm 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa. Ví dụ từ ghép: Bàn ghế, non sông, sách giáo khoa,... |
Được tạo thành từ 2 hoặc nhiều tiếng, trong đó, có ít nhất một tiếng lặp lại một phần hoặc toàn bộ. Ví dụ từ láy: long lanh, lấp lánh, xa xa, ào ào,... |
Quan hệ ngữ nghĩa |
Các tiếng cấu thành có thể có nghĩa ngang hàng với nhau hoặc một từ chính một từ phụ. |
Có thể có một tiếng rõ nghĩa và một tiếng có thể không có nghĩa khi tách riêng. |
Khả năng tách rời |
Khi tách các tiếng ra thì chúng đều có nghĩa độc lập. |
Nếu tách các tiếng ra thì nó sẽ không có nghĩa, hoặc nghĩa của từng tiếng không rõ ràng. |
Vai trò, mục đích sử dụng |
Đề cập đến các đối tượng cụ thể. |
Mang tính gợi hình, gợi cảm. |
Nghĩa của từ khi đảo vị trí các thành phần |
Khi đảo tiếng trong từ ghép thì thường nó vẫn có nghĩa. |
Khi đảo tiếng thì sẽ làm từ trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ như “Nhớ nhung”, “Nhố nhăng”. |

Vậy là Sforum đã giải nghĩa từ ghép là gì trong bài viết này. Đây là một từ loại khá quan trọng và được sử dụng nhiều trong đời sống cũng như học thuật, nên hy vọng bạn có thể nắm rõ cách dùng. Hãy thực hành phân biệt từ ghép và từ láy cũng như tìm thêm ví dụ từ ghép tổng hợp là từ gì để trau dồi thêm vốn ngôn ngữ của mình nhé.

Bình luận (0)