Trang chủThị trường
Vì sao smartphone, máy tính bảng càng ngâm lâu càng mất giá?
Vì sao smartphone, máy tính bảng càng ngâm lâu càng mất giá?

Vì sao smartphone, máy tính bảng càng ngâm lâu càng mất giá?

Vì sao smartphone, máy tính bảng càng ngâm lâu càng mất giá?

Tiz
Ngày đăng: 22/05/2024-Cập nhật: 22/05/2024
gg news

Trong thế giới công nghệ không ngừng phát triển, vòng đời của các thiết bị như smartphone và máy tính bảng dường như ngày càng ngắn lại. 

Ngay từ thời điểm mua về, chúng đã bắt đầu mất giá, và quá trình này diễn ra nhanh hơn bạn tưởng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các thiết bị này càng ngâm lâu thì giá trị càng giảm sâu? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết này.

Khấu hao giá trị ngay sau khi mua

Thực tế thì điều này gần như đúng với mọi sản phẩm. Khi bạn vừa mua bất kỳ sản phẩm gì chưa cần đập hộp, chưa sử dụng thì bán lại cũng đã mất 5 - 10% giá trị trừ khi nơi bán hỗ trợ thu lại giá mua để bạn đổi sang một sản phẩm khác.

Vì bản chất bạn là cá nhân, độ uy tín sẽ không bằng những cửa hàng, việc yêu cầu bán chuẩn giá so với cửa hàng là không thể. Hơn nữa, công nghệ làm giả seal ngày càng uy tín, người dùng cũng sẽ nghi ngờ về chiếc máy của bạn, thay vào đó, ra cửa hàng mua máy mới giá cũng không chênh lệch bao nhiêu, khi có sự cố cũng biết tìm đúng nơi để khiếu nại. Bởi vậy nên giá trị sản phẩm mất đi ngay từ lúc mua là điều dễ hiểu.

Đối với smartphone, tablet một khi đã đập hộp, kích hoạt bảo hành thì giá trị tiếp tục giảm thêm 5 - 10% nữa. Như vậy ngay sau khi mua máy, đập hộp, kích hoạt bảo hành giá trị máy đã mất khoảng 10 - 15%. 

Không thiếu những trường hợp "dở khóc dở cười" khi người dùng đưa ra quyết định không kỹ lưỡng và rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan khi phải bấm bụng chấp nhận mức lỗ lên đến hàng chục triệu đồng khi vừa mua một thiết bị mới.

Chu kỳ ra mắt sản phẩm mới ngắn

Một trong những lý do quan trọng khiến cho các sản phẩm smartphone, tablet nhanh chóng mất giá đó là chu kỳ ra mắt sản phẩm tương đối ngắn. Ví dụ như với các dòng điện thoại cao cấp như iPhone, Galaxy S,... thì mỗi năm đều ra mắt phiên bản mới.

Mức giá các sản phẩm lại thường ổn định, tức năm sau không cao hơn năm trước, hiển nhiên sản phẩm của năm trước (nếu còn kinh doanh) phải hạ giá. Khi sản phẩm mới hạ giá thì sản phẩm cũ lại càng mất giá nhiều hơn.

Càng gần đến ngày ra mắt phiên bản kế nhiệm thì các phiên bản trước đó giảm giá càng sâu. Ví dụ ở thời điểm hiện tại iPhone 15 series mới đã giảm khoảng 15 - 20% từ khi ra mắt dù phải 4 tháng nữa iPhone 16 series mới ra mắt. 

Điều đó có nghĩa là giá máy cũ so với lúc mua khi mới ra mắt đã giảm ít nhất 30 - 40%. Ví dụ iPhone 15 Pro Max 256GB khi mới ra mắt có giá khoảng 35 triệu đồng thì hiện tại người dùng muốn bán lại thì chỉ được khoảng đâu đó 20 - 25 triệu dù ngoại hình còn đẹp, pin còn cao vì thực tế máy mới chính hãng đang giảm còn khoảng hơn 29 triệu.

Mức giá của iPhone 15 series giảm sâu chắc chắn cũng kéo mức giá các dòng iPhone cũ hơn, thậm chí là điện thoại của các hãng khác phải đồng loạt giảm theo trong nỗ lực cạnh tranh doanh số.

Thời gian bảo hành ngày càng giảm

Khi mua đồ công nghệ, bảo hành là một trong những yếu tố đặc biệt được quan tâm. Nếu như các cửa hàng, đại lý khi bán máy cũ sẽ tự bảo hành cho khách thì với người dùng bán xong là xong, không còn trách nhiệm. Nếu máy vẫn còn trong thời gian bảo hành chính hãng thì chắc chắn sẽ có giá hơn.

Ví dụ nếu mua iPhone 15 ngay thời điểm mở bán (khoảng tháng 10 năm ngoái) thì hiện tại vẫn còn khoảng 5 tháng bảo hành chính hãng nữa, điều này giúp người mua yên tâm hơn và tất nhiên sẽ có giá hơn. Để càng lâu thì thời gian bảo hành càng rút ngắn, khi bước sang năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 về sau thì máy gần như không còn bảo hành, người mua buộc phải chấp nhận các rủi ro có thể có từ đó mức giá sẽ giảm càng sâu.

Hao mòn vật lý

Cho dù bạn có cẩn thận đến đâu, giữ gìn kỹ đến thế nào thì những vị trí như lỗ loa, mic, cổng sạc cũng sẽ bám bụi bẩn, xấu dần theo thời gian sử dụng. Và đặc biệt là dù có làm cách gì đi nữa thì pin cũng sẽ chai dần. Với iPhone, người dùng thậm chí có thể kiểm tra dung lượng pin tối đa so với máy mới. Dung lượng càng giảm thì máy càng mất giá.

>>>> Xem nhanh: Chương trình Thanh lý điện thoại cũ diễn ra vào tháng 5 với nhiều ưu đãi cực tốt, giảm giá cực sâu.

Hiệu năng thấp, thiết kế lỗi thời

Đối với thị trường công nghệ liên tục chạy đua về hiệu năng như ngày này, cộng hưởng cùng với việc các tựa game ngày càng nặng đồ họa và yêu cầu khả năng xử lý mạnh mẽ hơn. Các mẫu điện thoại 2 - 3 năm tuổi trở lên, đặc biệt ở phân khúc tầm trung, sẽ bắt đầu tỏ ra đuối sức để chạy tốt các phần mềm, game mới nhất.

Thiết kế cũng là điều cần phải bàn tới khi người dùng luôn muốn sở hữu những thiết bị mới mẻ qua hàng năm và các nhà sản xuất phải thay liên tục thay đổi chúng, không nhiều thì ít. Hậu quả là những mẫu điện thoại có tuổi đời quá lâu cũng dần trở nên lỗi thời. Điều này khiến cho sản phẩm trở nên kém hấp dẫn và hiển nhiên là giá trị sẽ giảm sâu.

Tính cạnh tranh của thị trường

Thị trường công nghệ rất cạnh tranh, với nhiều hãng sản xuất khác nhau liên tục ra mắt các sản phẩm mới. Điều này khiến các hãng liên tục hạ giá các sản phẩm của mình để cạnh tranh với các sản phẩm mới hơn của đối thủ. Điều này đặc biệt đúng với phân khúc điện thoại tầm trung, nơi mà những mẫu smartphone mới ra lò liên tục. 

Khả năng cập nhật phần mềm mới

Các nhà sản xuất thường xuyên cập nhật phần mềm cho các thiết bị mới hơn, cung cấp các tính năng mới và bảo mật tốt hơn. Các thiết bị cũ không được cập nhật đầy đủ sẽ trở nên kém hấp dẫn và không an toàn. Với iPhone hay các mẫu điện thoại Galaxy gần đây đều được cam kết cập nhật lâu dài giúp chúng giữ giá tốt hơn một chút. Còn với các mẫu điện thoại chỉ có khoảng 2 năm cập nhật phần mềm chắc chắn sẽ rớt giá nhanh chóng.

Giảm giá khuyến mãi

Các nhà bán lẻ và thậm chí là cả nhà sản xuất thường xuyên tổ chức các chương trình giảm giá, khuyến mãi cho các mẫu mã cũ để kích cầu, giải phóng hàng tồn kho, điều này cũng làm giảm giá trị của các thiết bị cũ trên thị trường.

Thị trường hàng cũ càng ngày càng sôi động

Khi một sản phẩm tồn tại trên thị trường càng lâu thì càng có nhiều máy cũ, vì vậy nguồn cung cực kỳ dồi dào khiến cho giá điện thoại, máy tính bảng cũ càng ngày càng cạnh tranh hơn. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho giá máy cũ giảm nhanh theo thời gian.

Tạm kết

Nhìn chung, smartphone, tablet và nhiều mặt hàng công nghệ khác đều nhanh chóng rớt giá và càng để lâu thì giá càng giảm sâu bởi rất nhiều lý do khác nhau. Cũng chính vì vậy, mức giá mà các nhà bán lẻ thu lại trong các chương trình thu cũ đổi mới thường không cao, đặc biệt là các sản phẩm đã 2 - 3 năm trở lên. Vì với các sản phẩm này cửa hàng còn phải kiểm tra máy, thay pin, tự bảo hành khi muốn bán ra.

Xem thêm: Thu cũ đổi mới lên đời (trade-in) lỗ hay lãi, so với bán ngoài cái nào lợi hơn?

Mặt hàng công nghệ thường rớt giá nhanh hơn các ngành hàng khác

Tuy nhiên, trong các chương trình thu cũ đổi mới thì các nhà bán lẻ như CellphoneS thường tung thêm các ưu đãi lên đời để tạo điều kiện cho khách hàng muốn lên đời máy cũ mà không muốn đau đầu làm sao để thanh lý chiếc máy đang sử dụng. Ví dụ như trong chương trình thu cũ đổi mới tại CellphoneS, khách hàng sẽ được tặng thêm tới 30%, tối đa 4 triệu và thêm 5%, tối đa 500,000đ đối với SMember. Lúc này giá trị máy cũ sẽ được tăng lên đáng kể, là cơ hội tốt để khách hàng nâng cấp lên các mẫu máy mới hơn. Chi tiết tham khảo tại đây.

[Product_Listing categoryid='3' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile.html' title='Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']

avatar Tiz
QTV
Tiz Bài đã đăng: 2136

Với hơn 9 năm làm nội dung công nghệ, trải nghiệm qua hàng trăm sản phẩm smartphone, laptop khác nhau, mình hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích.