Bịa là gì? Bịa đặt nói xấu người khác bị xử lý như nào?


Trong những năm gần đây với sự phát triển nền tảng số, mọi người dễ dàng để lại những bình luận sai sự thật, đó gọi là bịa đặt. Nhưng bịa là gì, cụ thể hơn bịa đặt bịa chuyện là gì? Nội dung dưới đây sẽ giúp cho các bạn biết những hành vi vu khống gây tổn hại đến người khác sẽ bị xử lý như thế nào cũng như có được nói xấu người khác không. Cùng Sforum tìm hiểu những thông tin cần thiết về bịa đặt là gì và chuyện bịa đặt ảnh hưởng như thế nào với người khác?
Bịa là gì?
Bịa là gì? Bịa đặt trong tiếng Việt có nghĩa là tạo ra hoặc kể một điều gì đó không có thật, tức là bịa đặt hoặc bịa chuyện, nói xấu người khác. Nó thường được dùng để chỉ hành động dựng lên một câu chuyện, thông tin, hoặc chi tiết mà không có căn cứ hoặc không đúng sự thật.
Ví dụ:
- Anh ấy bịa chuyện để lừa mọi người, nói xấu người khác.
- Cô ta bịa đặt ra những lời đồn không đúng về đồng nghiệp trong công ty.
Từ bịa đặt, bịa chuyện mang nghĩa tiêu cực nếu dùng để ám chỉ việc cố tình nói sai sự thật nhằm mục đích lừa dối hoặc gây hiểu lầm.

Theo dõi thêm các tin tức Wiki - Thuật ngữ mới nhất tại Sforum.
Hành vi bịa là gì, nói xấu có ảnh hưởng như thế nào?
Bịa là gì? Hành vi bịa đặt và nói xấu có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cả cho cá nhân lẫn xã hội. Đối với cá nhân bị nói xấu, điều này gây tổn thương tinh thần, khiến họ buồn bã, thất vọng hoặc thậm chí rơi vào trầm cảm. Bịa chuyện, nói xấu người khác còn phá hoại danh tiếng và uy tín của họ, dẫn đến mất lòng tin từ người xung quanh. Trong xã hội, vu khống dễ gây mất đoàn kết, chia rẽ trong các mối quan hệ và làm môi trường trở nên thiếu tin cậy, nghi ngờ lẫn nhau.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp bịa đặt, vu khống còn dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Nhiều quốc gia đã có luật bảo vệ danh dự, tung tin sai lệch, bịa đặt nói xấu người khác có thể bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm dân sự. Bên cạnh đó, căng thẳng tâm lý từ những tin đồn gây hại cho sức khỏe của nạn nhân, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tinh thần và thể chất.
Xã hội hiện nay khi làm bất cứ điều gì đều bị soi xét đủ điều. Bản thân phải giữ mình trước những lời bịa đặt vô căn cứ. Để tránh bị làm phiền hay phán xét, sao ta không đeo tai nghe lên mặc kệ lời đàm tiếu xung quanh. Dưới đây là danh sách tai nghe chụp tai thịnh hành tại Cellphones có khả năng chống tiếng ồn tốt.
[Product_Listing categoryid="490" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/thiet-bi-am-thanh/tai-nghe/co-day.html" title="Các dòng Tai nghe có dây đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Người bịa đặt sẽ bị xử lý như nào?
Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP), hành vi bịa đặt hoặc vu khống nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm sẽ bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng. Nếu người vi phạm tiết lộ bí mật đời tư của người khác, mức phạt sẽ tăng lên từ 20 đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, người phạm lỗi cũng phải rút lại lời bịa đặt theo pháp luật.
Nếu hành vi vi phạm gây ảnh hưởng lớn, người bịa chuyện bịa đặt có thể bị chịu trách nhiệm trước pháp luật theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội vu khống. Khi có đề nghị khởi tố từ người bị hại, người vi phạm có thể bị phạt hành chính từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Nếu hành vi bao gồm những yếu tố cấu thành tội vu khống, mức phạt giam giữ lên đến 7 năm, cùng với các hình phạt bổ sung như phạt hành chính từ 10 đến 50 triệu đồng, hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, tước quyền hành nghề trong thời gian từ 1 đến 5 năm.

Như vậy, các quy định này nhằm ngăn chặn hành động bịa đặt, bảo vệ quyền lợi và danh dự của cá nhân trong môi trường mạng xã hội, góp phần duy trì sự lành mạnh trong cộng đồng.
*Lưu ý: Các thông tin trên về quy định bịa đặt, dựng chuyện và nói xấu người khác chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định hiện hành. Vui lòng xem chi tiết tại văn bản pháp luật mới nhất ở từng thời điểm hoặc nhờ sự tư vấn từ luật sư hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Có được bịa đặt, nói xấu người khác hay không?
Bịa chuyện hoặc nói xấu người khác là điều không nên. Hành vi bịa đặt không chỉ khiến cho đạo đức suy giảm mà còn có thể không tuân thủ pháp luật. Việc bịa đặt gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người bị hại, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả hai bên.
- Tổn hại về mặt con người: Bịa đặt và nói xấu người khác có thể khiến người bị ảnh hưởng phải chịu đựng đau khổ tinh thần, mất lòng tin và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội của họ.
- Hậu quả pháp lý khi bịa đặt, dựng chuyện: Hành vi này có thể bị xử phạt theo các quy định pháp luật, như đã đề cập ở trên. Người vi phạm phải chịu phạt hành chính hoặc mức phạt cao hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra tổn hại lớn cho người bị hại.
- Mất uy tín cá nhân: Những người thường xuyên bịa đặt, dựng chuyện hoặc nói xấu sẽ bị đánh giá thấp và không còn được tin tưởng.
- Môi trường xã hội tiêu cực: Hành vi này có thể tạo ra sự chia rẽ, nghi kỵ và không đáng tin cậy trong cộng đồng, làm xấu đi mối quan hệ giữa mọi người.

Tóm lại, bịa đặt bịa chuyện và nói xấu người khác không chỉ gây hại mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân người thực hiện hành động đó. Do đó, việc cư xử văn minh, tôn trọng mọi người là rất quan trọng trong mọi tình huống.
Sforum hy vọng rằng, thông qua bài viết này, mọi người đã hiểu rõ hơn về khái niệm bịa là gì, cụ thể như bịa đặt bịa chuyện là gì và những hậu quả nghiêm trọng mà hành vi này có thể mang lại. Khi những thông tin sai lệch này lan rộng, chúng không chỉ gây tổn hại đến người bị bịa đặt bịa chuyện mà còn ảnh hưởng đến sự tin tưởng giữa người với người trong xã hội. Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường sống tốt đẹp, nơi mà thông tin được chia sẻ dựa trên sự thật và thiện chí.
Xem thêm các thông tin khác tại chuyên mục: Thuật ngữ Gen Z

Bình luận (0)