Trang chủThủ thuật
Blockchain là gì? Ứng dụng của Blockchain trong cuộc sống
Blockchain là gì? Ứng dụng của Blockchain trong cuộc sống

Blockchain là gì? Ứng dụng của Blockchain trong cuộc sống

Blockchain là gì? Ứng dụng của Blockchain trong cuộc sống

Thành An , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thành An
Ngày đăng: 06/11/2022-Cập nhật: 18/02/2023
gg news

Blockchain được xem là một công nghệ sáng tạo được sử dụng với hầu hết các loại tiền điện tử. Sử dụng blockchain như một màng chắn bảo vệ tuyệt đối cho hệ thống khỏi những hacker, kẻ gian lận. Phần mềm này đã phân ra nhiều bản sao của bản gốc phân bố trên toàn bộ mạng. Vậy ứng dụng thực tế của Blockchain là gì? Để tìm hiểu về vấn đề này, cùng Sforum tìm hiểu thông tin ngay dưới đây!

Xem thêm:EXP là gì? 10 ý nghĩa thuật ngữ EXP trong từng lĩnh vực

Blockchain là gì?

Blockchain là gì?

Blockchain là một cuốn sổ cái chứa đầy đủ các thông tin dữ liệu ở mọi không gian. Theo đó, các thông tin dữ liệu được truyền tải một cách chi tiết, rõ ràng. Thông tin về Defi hợp đồng thông minh, NFT quyền sở hữu hay cryptocurrency giao dịch đều được lưu trữ bởi blockchain.

Vào thời điểm năm 2008, Blockchain lần đầu được phát minh bởi Satoshi Nakamoto. Lúc này, blockchain được xem là một phần cốt lõi của Bitcoin. Đồng thời, nó đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch tiền điện tử.

Dần dần, Bitcoin Blockchain được quản lý tự động hơn nhờ vào hệ thống dữ liệu phân cấp. Chính nhờ phát minh đó mà giúp khắc phục được vấn đề double spending. Và cũng nhờ đó mà hiện nay có rất nhiều các ứng dụng/phần mềm được xây dựng và sáng tạo nên.

Blockchain là gì? Nguồn gốc ra đời của Blockchain

Khác biệt với cách thức lưu trữ thông tin truyền thống, Blockchain là một mảng phân tán (phi tập trung). Phần mềm này bảo mật thông tin hệ thống tuyệt đối, ngăn chặn không cho kẻ gian đánh cắp. Nó hoạt động được nhờ vào việc tạo ra các bản sao y hệt nhau của CSDL trên mạng máy tính.

Blockchain là một phát minh sáng tạo mới về phần mềm công nghệ hiện nay. Nó có thể hoàn thiện và khắc phục nhược điểm của hình thức lưu trữ dữ liệu trước đây. Đây là ưu điểm vượt trội mà Blockchain được ứng dụng rộng rãi hơn. Trong đó bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, giải trí, kinh tế tài chính, nông nghiệp…

Xem thêm:Toxic là gì? Biểu hiện của người Toxic

Nguyên lý hoạt động của Blockchain

Khi nhắc đến Blockchain, đó là một chuỗi các dữ liệu được tạo nên thành nhiều dữ liệu riêng lẻ. Một dữ liệu mới được tạo ra và gắn vào chuỗi khi dữ liệu mới được lưu trữ trong mạng máy tính. Dữ liệu mới được tạo ra trong chuỗi được gọi là một khối.

Điều này cho thấy, blockchain có độ bảo mật cao an toàn tuyệt đối. Trước khi được đưa vào bổ sung trong sổ cái thì hầu hết các nút phải xác nhận tính hợp pháp. Ngay cả trong tiền điện tử cũng vậy, tất cả các quy trình thực hiện đều được bảo mật an toàn. Khi bạn thực hiện giao dịch trên hệ thống tiền điện tử, đều được phép thông qua mật mã.

Nguyên lý hoạt động của Blockchain như thế nào?

Blockchain được chia thành hai loại bao gồm:

Blockchain công khai

Blockchain công khai cho phép bất cứ ai đều có thể tìm hiểu và kiểm tra dữ liệu của hệ thống. Hình thức này thường không có sự kiểm soát từ bất cứ cơ quan nào cả. Do đó, để có thể kiểm soát và thay đổi các giao dịch được ghi nhận là rất điều không dễ dàng.

Blockchain riêng tư

Với một tổ chức hoặc nhóm sẽ được kiểm soát một blockchain riêng tư. Những người được mời vào hệ thống sẽ do tổ chức hoặc nhóm phê duyệt. Sau đó nó có thể quay lại và thay đổi được chuỗi khối. Một hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ sẽ giống như quy trình blockchain. Điểm khác nhau của 2 quy trình trên là tính bảo mặt được trải rộng trên nhiều nút.

Blockchain được sử dụng như thế nào?

Tùy vào mục đích sử dụng công nghệ blockchain như cung cấp dịch vụ tài chính đến quản trị hệ thống bỏ phiếu. Những ứng dụng của blockchain được áp dụng nhiều nhất có thể kể đến như là:

Tiền điện tử

Những loại tiền điện tử như Ethereum hay Bitcoin đều sử dụng đến blockchain. Bất cứ một hoạt động nào như mua bán, chi tiêu hay trao đổi đều được blockchain ghi lại. Blockchain sẽ ngày càng phổ biến hơn nếu càng có nhiều người sử dụng tiền điện tử.

Ngân hàng: Blockchain ngoài sử dụng vào tiền điện tử thì còn xử lý các giao dịch tiền tệ quốc tế. Việc này giúp các ngân hàng thực hiện những tác vụ giao dịch ngoài giờ một cách nhanh chóng hơn.

Blockchain được sử dụng như thế nào?

Chuyển giao tài sản

Việc chuyển giao tài sản cũng có thể dùng blockchain để ghi lại và chuyển quyền sở hữu. Với những tài sản kỹ thuật số như NFT thì công nghệ blockchain đang được sử dụng rất phổ biến.

Hợp đồng thông minh

Ngoài ra blockchain còn sử dụng làm các hợp đồng tự động hay còn gọi là hợp đồng thông minh. Sau khi các điều kiện được thỏa mãn thì hợp đồng này sẽ tự động được tiến hành.

Giám sát chuỗi cung ứng

Những khi nhiều hàng hóa từ nhiều nơi của thế giới thì đó sẽ là một lượng thông tin lớn. Bạn có thể dùng blockchain để lưu giữ thông tin để dễ qua lại và giám sát chuỗi cung ứng.

Sử dụng Blockchain để giám sát chuỗi cung ứng

Bỏ phiếu

Trong công cuộc bỏ phiếu thì blockchain được sử dụng để ngăn chặn gian lận. Với blockchain thì những người gửi phiếu bầu sẽ không bao giờ bị làm giả.

Ưu điểm của blockchain

Blockchain có những ưu điểm có thể kể đến như:

Độ chính xác cao hơn của các giao dịch

Có độ chính xác cao hơn bởi blockchain cần được xác minh bằng nhiều nút nên giảm thiểu được lỗi.

Không cần trung gian

Với blockchain, trong một giao dịch hai bên tự xác nhận và hoàn thành mà không cần bên thứ ba. Việc này sẽ giúp giảm thiểu chi phí cho một đơn vị trung gian vừa tối ưu được thời gian.

Ưu điểm nổi bật của Blockchain

Bảo mật bổ sung

Blockchain là một mạng lưới phi tập trung nên rất khó để thực hiện những giao dịch gian lận. Hacker phải hack mọi nút, thay đổi dữ liệu trong sổ cài để thực hiện các giao dịch giả mạo.

Chuyển tiền hiệu quả hơn

Với ứng dụng hoạt động 24/7 thì blockchain sẽ giúp mọi người chuyển tiền nhanh chóng hơn. Người dùng khi sử dụng chuyển tiền quốc tế sẽ không phải đợi nhiều ngày để được xác nhận.

Nhược điểm của blockchain

Blockchain mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng sẽ có những nhược điểm nhất định như:

Giới hạn giao dịch mỗi giây

Blockchain sẽ dựa vào một mạng lưới lớn hơn để phê duyệt các giao dịch. Bởi vậy nên tốc độ của nó cũng sẽ có một giới hạn nhất định. Ví dụ như việc chỉ có thể xử lý 4.5 giao dịch mỗi giây với Bitcoin.

Chi phí năng lượng cao

So với một cơ sở dữ liệu hay bảng tính đơn, blockchain có nhiều nút xác minh gia dịch hơn. Bởi vậy nên blockchain sẽ ngốn nhiều điện năng hơn nên chi phí vận hành trở nên đắt đỏ hơn. Ngoài ra, blockchain sẽ còn tạo ra gánh nặng cho môi người khi sử dụng nhiều tài nguyên.

Blockchain cũng có một số hạn chế

Rủi ro mất mát tài sản

Trong blockchain của một số tài sản kỹ thuật sử dụng khóa mật mã cryptocurrency. Chủ nhân cần phải bảo vệ thật kỹ chìa khóa này. Bởi nếu làm mất khóa mật mã riêng này thì sẽ không có cách nào để khôi phục nó. Do vậy khi mất thì tài sản kỹ thuật số này cũng bị mất vĩnh viễn.

Có khả năng xảy ra hoạt động bất hợp pháp

Trong blockchain cùng với quyền bảo mật, riêng từ thì điều này đang trở nên rất thu hút tội phạm. Rất khó để theo dõi được các giao dịch bất hợp pháp với blockchain. So với các giao dịch ngân hàng được gắn tên thì blockchain rất dễ bị tấn công.

Lời kết

Bài viết trên đây là những thông tin giải thích khái niệm Blockchain là gì? Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ Blockchain. Hãy theo dõi Sforum để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Thành An, chuyên viên Marketing có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia dụng, công nghệ và game. Chịu trách nhiệm chính tạo ra những bài viết phù hợp, thiết thực nhất nhằm đem tới những thông tin hữu ích và thúc đẩy lưu lượng người dùng biết tới trang.

Với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất đến với người dùng, tôi và Sforum đang nỗ lực cải tiến và phát triển nội dung được chọn lọc nhất để tạo hành trình trải nghiệm và hướng lối người dùng tới những thông tin liên quan nhất.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo